Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: nghệ thuật. dấu phẩy

- Về kiến thức:

+ HS biết củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).

+ HS biết cách sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn.

- Về kĩ năng: + HS nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật.

 + Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.

- Về thái độ: Yêu quý, tôn trọng người làm nghệ thuật và những thành quả nghệ thuật.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6869 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: nghệ thuật. dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY Mục tiêu: Về kiến thức: + HS biết củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). + HS biết cách sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn. Về kĩ năng: + HS nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật. + Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. Về thái độ: Yêu quý, tôn trọng người làm nghệ thuật và những thành quả nghệ thuật. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: bút lông, 2 phiếu khổ to điền nội dung ở Bài tập 1, 3 phiếu khổ to ghi đoạn văn ở Bài tập 2, SGK, SGV. Học sinh: SGK, VBT. Các hoạt động lên lớp: Khởi động: Hát “Em yêu bầu trời xanh”. Kiềm tra bài cũ: -GV nêu bài tập: BT1: Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau: Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi. + GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. BT2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: Pu-skin ứng tác thơ rất giỏi. Cao Bá Quát đối đáp với nhà vua rất thông minh, nhanh trí. Bài mới: Giới thiệu bài: Để củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ về nghệ thuật thì trong giờ học hôm nay các em sẽ làm các bài tập theo chủ điểm Nghệ thuật, sau đó chúng ta cùng luyện tập về cách dung dấu phẩy. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Làm bài tập 1. Mục tiêu: Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các từ ngữ như thế nào? -Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm vào VBT. Sau đó, trao đổi theo nhóm. -Dán 2 phiếu khổ to lên bảng, chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS mỗi nhóm tiếp sức nhau thi viết từ vào phiếu. HS cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm và viết dưới bài số lượng từ mà nhóm mình tìm được. -GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. -Lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả. Lời giải a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt (thiết kế thời trang),… b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc,… c. Chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,… Hoạt động 2: Làm bài tập 2. Mục tiêu: Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. Có thái độ yêu quý, tôn trọng những người hoạt động nghệ thuật. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm vào VBT. -Dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. -Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn -GV giải thích thế nào là nghệ sĩ và các hoạt động của họ. -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói về điều gì? + Qua đoạn văn, em thấy những người làm nghệ thuật là những người như thế nào? + Chúng ta phải thể hiện thái độ gì đối với họ? -GV chốt ý: Những người hoạt động nghệ thuật vẫn đang miệt mài, say mê lao động để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí, giúp nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, chúng ta phải biết tôn trọng, thể hiện lòng biết ơn đối với những người hoạt động nghệ thuật. Hoạt động tiếp nối: -Trò chơi học tập: “Chọn nghề cho tôi”. -Luật chơi: Mỗi tổ có 1 HS đại diện đứng trước lớp. HS này phải thể hiện cơ thể mình về một ngành trong nghệ thuật sao cho các bạn trong tổ phải đoán được ngành của bạn là gì. Nếu tổ nào đoán đúng và nhiều lần nhất sẽ là tổ thắng cuộc. -GV nhận xét tiết học. -Dặn dò: +Nhắc nhỏ HS tập áp dụng biện pháp nhân hóa trong đời sống. +Xem lại cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? -1 HS trả lời: + Nước suối và cọ được nhân hóa. Chúng có hành động như người. Nước suối thầm thì với bạn học sinh. Cò xòe ô che nắng suốt trên đường bạn đến trường. + 1 HS nhận xét. -1 HS trả lời: a. Pu-skin ứng tác thờ như thế nào? b. Cac Bá Quát đối đáp với nhà vua như thế nào? -HS lắng nghe. -HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. -Tìm từ chỉ người hoạt động nghệ thuật, chỉ các hoạt động nghệ thuật và chỉ các môn nghệ thuật. -HS làm bài cá nhân rồi trao đổi theo nhóm. -HS thi tiếp sức. -Cả lớp đọc bài ở mỗi cột. Nhóm 2 nhận xét bài của nhóm 1 và ngược lại. -Cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đầy đủ, viết các từ vào VBT. -Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. -HS làm vài VBT. -Cả lớp quan sát và nhận xét. -1 HS đọc. + Đoạn văn nói về những người làm nghệ thuật. + Những người làm nghệ thuật là những người miệt mài, say mê lao động; không ngừng học hỏi, sáng tạo trong lao động. + Chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng, quý trọng những thành quả lao động của họ. -HS lắng nghe. -HS chơi dưới sự chỉ dẫn của GV. -HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxLTC Nghe thuat Dau phay.docx