Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : cái đẹp

I- MỤC TIÊU

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm : Cái đẹp.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm : Cái đẹp.

- Hiểu nghĩa và biết dùng một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm Cái đẹp.

- Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

- Giấy khổ to và bút dạ.

- Các băng giấy nhỏ ghi : đẹp người, đẹp nết, mặt tươi như hoa, chữ như gà bới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : cái đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện từ và câu mở rộng vốn từ : cái đẹp I- Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm : Cái đẹp. - Hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm : Cái đẹp. - Hiểu nghĩa và biết dùng một số thành ngữ liên quan đến chủ điểm Cái đẹp. - Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - Giấy khổ to và bút dạ. - Các băng giấy nhỏ ghi : đẹp người, đẹp nết, mặt tươi như hoa, chữ như gà bới. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai thế nào ? và tìm CN, VN của câu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn kể về một loại trái cây mà em thích. - Gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm viết từ tìm được vào giấy nháp, 2 nhóm viết vào giấy khổ to. - Gọi đại diện các nhóm bao cáo kết quả làm bài. - GV nhận xét kết quả. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ cá nhân. - Tổ chức cho HS tìm từ tiếp nối: Dán các tờ giấy lên bảng đủ cho các tổ. Mỗi thành viên trong tổ tiếp nối nhau lên bảng viết từ, mỗi HS chỉ viết 1 đến 3 từ, khi HS viết xong về chỗ, đưa bút cho bạn tiếp tục viết. - GV nhận xét kết quả. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đặt câu, GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS. - Yêu cầu HS viết 2 câu vào vở. - GV nhận xét, cho điểm những HS làm bài tốt. Bài 4. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ có trong bài. - 3 HS lên bảng đặt câu. - 3 HS dưới lớp đọc tại chỗ. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - 4 HS tạo 1 nhóm, tìm các từ ngữ theo yêu cầu. - 1 HS đọc. - HS phát biểu. - HS tìm từ tiếp nối trong tổ. - 1 HS đọc thành tiếng. - 10 đến 15 HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS lên bảng dán băng giấy vào chỗ thích hợp. HS dưới lớp dùng bút chì nối các dòng thích hợp với nhau trong SGK. tập đọc chợ tết I- Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ. - Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài thơ. 2. Đọc-hiểu - Hiểu các từ ngữ khó trong bài. - Hiểu nội dung bài. 3. Học thuộc lòng bài thơ II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - Tranh minh họa BT đọc trang 38 SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Sầu riêng và trả lời từng ý của câu hỏi 2, SGK. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. Mỗi HS đọc 4 dòng thơ. Chú ý cách ngắt giọng ở một số dòng thơ. b) Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK. - Gọi từng nhóm HS trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. - GV giảng : Chợ tết diễn ra lúc ... Vạn vật, câu cỏ ...Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa. + Mỗi người đi chợ tết ở những dáng vẻ ra sao ? + Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung ? + Bài thơ là 1 bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? + Ccá gam hồng, đỏ, tía, thắm, son có cùng gam màu gì ? Dùng các gam màu như vậy nhằm mục đích gì ? c) Học thuộc lòng - Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài thơ, 1 HS đọc 4 câu đầu và 1 HS đọc tiếp. - Trao bảng phụ có đoạn thơ hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc mẫu. Sau đó gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ. - Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài. - Nhận xét, cho điểm HS học thuộc lòng. 3. Củng cố, dặn dò. - Hỏi: Em đi chợ tết bao giờ chưa? Em thấy không khí lúc đó như thế nào ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS học thuộc bài thơ và soạn bài Hoa học trò - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - HS đọc bài theo trình tự. + HS 1: Dải mây trắng ... ra chợ tết. + HS 2: Họ vui vẻ kéo hàng ... cười lặng lẽ. + HS 3: Thằng em bé ... như giọt sữa. + HS 4: Tia nắng tía ... đầy cổng chợ. - Lắng nghe. - HS trả lời cacá câu hỏi bên - 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc diễn cảm. - HS đọc tiếp nối nhau. - HS đọc toàn bài chính tả sầu riêng I- Mục tiêu - Nghe-viết đúng, đẹp đoạn từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta trong bài Sầu riêng. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n, hoặc út/úc. II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu - Bảng lớp viết sẵn BT 2a hoặc 2b. - Bài 3 viết sẵn vào 2 tờ giấy to và bút dạ. - Tờ giấy nhỏ ghi các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả tuần trước để kiểm tra bài cũ. III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra HS đọc và viết từ khó, dễ lẫn của giờ chính tả tuần trước. - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn văn. - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Hỏi: + Đoạn văn miêu tả gì? + Những từ ngữ nào cho ta biết hoa sầu riêng rất đặc sắc? b) Hướng dẫn viết từ khó. - Hướng dẫn HS đọc và viết các từ sau: trổ, cuối năm, tỏa khắp khu vườn, giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti, cuống, lủng lẳng ... c) Viết chính tả. - Đọc cho HS viết theo quy định. 2.3 Hướng dẫn làm BT chính tả. Bài 2. a. Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. b. Cho làm bài 2b tương tự như cách tổ chức BT 2a. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Dán tờ phiếu ghi BT lên bảng. - Tổ chức cho HS thi làm bài theo hình thức tiếp sức. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà học thuộc các đoạn thơ và viết bài văn Cái đẹp vào vở - 3 HS lên bảng, 1 hS đọc cho 2 HS viết các từ sau: + PB: ra vào, cặp da, gia đình, con dao, gioa bài tập về nhà, rao vặt. + PN: lẩn trốn, lẫn lộn, ngã ngửa, ngả nghiên, lã chã, giò chả. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng đoạn văn tròn SGK. + Đoạn văn miêu tả hoa sầu riêng. + Hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ li ti như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti. - HS đọc và viết thoe yêu cầu. - HS viết theo quy định. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài.

File đính kèm:

  • docgiao an bo sung tuan 22.doc
Giáo án liên quan