Bài 1
1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:
a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những. trẻ cho đất nước.
b. Em sẽ cố gắng để trở thành một người. vẹn toàn.
c. Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc cho thấy ông là người .
d. Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên:………………………………………………………………….
Luyện từ và câu 5
Bài 1
1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:
a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những...................................... trẻ cho đất nước.
b. Em sẽ cố gắng để trở thành một người............................................ vẹn toàn.
c. Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc cho thấy ông là người .....................................
d. Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ.....................................
2. Nối từ cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
Trung thành
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó
Trung hậu
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi
Trung kiên
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
Trung thực
Ngay thẳng, thật thà
Bài 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
[...] (1) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. (3) Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. (4) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút ngày giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (5) Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. (6) Vậy các em nghĩ sao?[...]
(Thư gửi các học sinh - Hồ Chí Minh)
1. Từ Việt Nam trong cụm từ "một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" thuộc loại từ gì?.............................
2. Câu (4) và câu (5) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
3. Theo em, tác giả đặt câu hỏi ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………….
4. Ghi lại tên một văn bản em đã được học cũng là lời tâm sự với các thiếu nhi được viết vào mùa thu độc lập đầu tiên của nước nhà và cho biết tên tác giả.
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
5. Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa nói đến trẻ em
……………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
[...] Giôn-xơn! Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na-pan, hơi độc Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học Giết những con người chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?[...]
(Ê-mi-li, con... - Tố Hữu)
1. Từ "bay" trong đoạn thơ trên thể hiện thái độ gì của tác giả? Tìm hai từ đồng nghĩa với từ đó.
2. Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ được trích từ đoạn thơ trên:
a) na-pan, hơi độc, nhà thương, trường học; b) ai, để, và, của
3. Đoạn thơ trên có những dòng thơ ngắn kết hợp với những dòng thơ dài chứa những từ ngữ lặp lại. Cách viết đó của tác giả có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?
4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN TỪ VÀ CÂU 5
Bài 1:
1.
a. tài năng b. tài đức c. tài trí d. tài hoa
2.
Trung thành: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó trung hậu: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
Trung kiên: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi trung thực: Ngay thẳng, thật thà
Bài 2:
1. Tính từ
2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: các em, Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: đó
3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khẳng định may mắn của học sinh đã được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
4. Trung thu độc lập - Thép Mới
5. Tuổi nhỏ trí lớn
Ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ
Bài 3:
1. Từ “bay” thể hiện nỗi căm giận ngùn ngụt của tác giả trước những tội ác mà đế quốc Mỹ - đứng đầu là Giôn-xơn đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
Từ đồng nghĩa với bay là chúng bay, chúng mày, tụi bay
2.
a. na-pan b. ai
3. Hàng loạt những tội ác của giặc Mỹ ở Việt Nam được tác giả thể hiện qua c ách kết hợp những dòng thơ ngắn với những dòng thơ dài chứa những từ ngữ lặp lại. Cách viết đó thật sinh động và cụ thể làm cho người đọc cảm nhận được nỗi căm giận những tội ác mà đế quốc Mỹ đã gây ra của tác giả như ngọn lửa ngùn ngụt cháy.
4. Qua đoạn thơ vẻ đẹp và đất nước của con người Việt Nam được hiện ra thật cụ thể, sinh động.
Đó là đất nước có thiên nhiên tươi đẹp “đồng xanh bốn mùa hoa lá” với những con người giàu tình yêu thương, hiền lành, chăm chỉ; nơi có những dòng chảy của tâm hồn dân tộc đang nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ em lớn lên “những dòng sông của thi ca nhạc họa”.
File đính kèm:
- on tap tu va cau lop 5(3).doc