1/ Chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ chấm: rào rào, râm ran, réo rắt, rộn ràng, ríu ra ríu rít
. đến trường
cười nói trên đường vui sao
Tiếng vỗ tay nghe .
tiếng trống xôn xao trong đầu
Tiếng sáo . nơi đâu
tiếng chú ve sầu ngân vang
2/ Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các dòng sau:
• Yêu thương, nhân đức, phúc hậu, căm ghét, bất nhân, độc ác
• Thật như đếm
Ăn ngay nói thẳng
Ăn gian nói dối
Nói dối như cuội
.
• Bạo dạn, anh dũng, hèn nhát, nhút nhát, gan dạ, nhu nhược
.
• Chịu khó, chăm chỉ, chây lười, lười biếng
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu - 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:…………………………………………………
Luyện từ và câu - 1
1/ Chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ chấm: rào rào, râm ran, réo rắt, rộn ràng, ríu ra ríu rít
…….. đến trường
cười nói trên đường vui sao
Tiếng vỗ tay nghe …..
tiếng trống xôn xao trong đầu
Tiếng sáo …. nơi đâu
tiếng chú ve sầu ngân vang
2/ Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các dòng sau:
Yêu thương, nhân đức, phúc hậu, căm ghét, bất nhân, độc ác
…………………………………………………………………………………………………
Thật như đếm
Ăn ngay nói thẳng
Ăn gian nói dối
Nói dối như cuội
……………………………………………………………………………………………….
Bạo dạn, anh dũng, hèn nhát, nhút nhát, gan dạ, nhu nhược
…………………………………………………………………………………………………..
Chịu khó, chăm chỉ, chây lười, lười biếng
………………………………………………………………………………………………….
3/ Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: giỏi, cừ, kém, đuối, tài, thường, xoàng, ít, nhiều, ối, hiếm, một tí, khối, nóng, lạnh, bức, giá, oi rét
- Nhóm 1: ……………………………………………………………………………..……
- Nhóm 2: ……………………………………………………………………………….…
- Nhóm 3: ………………………………………………………………………………..…
4/ Gạch dưới những hình ảnh so sánh và nhân hóa có trong đoạn văn sau:
Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi lội xuôi dòng. Ở đây có rất nhiều cá. Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống dòng suối.
5/ Đọc mẩu chuyện vui sau và tìm trong câu chuyện các loại câu bên dưới:
Danh từ trừu tượng
Cô giáo: Jen, danh từ trừu tượng là gì?
Jen: Thưa cô, em không biết ạ.
Cô giáo: Ôi, không thể thế được! Danh từ trừu tượng là tên một vật em có thể nghĩ được nhưng không thể sờ mó được. Nào, giờ thì hãy cho cô một ví dụ xem.
Jen: (nhanh nhảu) Thưa cô, cái que cời lửa nung đỏ ạ.
( 100 mẩu chuyện cười song ngữ Anh – Việt)
- Câu kể:
- Câu hỏi:……………………………………………………
- Câu khiến:…………………………………………….
- Câu cảm:………………………………………………………………………………………
7/ Xếp các từ in đậm trong khổ thơ vào các nhóm bên dưới:
Mầm nón mắt lim dim
Cố nhìn qua kẻ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải mây vàng mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành
- Từ đơn:………………………………………………………
- Từ ghép:………………………………………………..
- Từ láy:…………………………………………………………………………………………
8/ Tìm những câu hỏi trong những câu văn sau:
Ở nhà, bạn Cúc có học bài không ……………………………………..
Cô giáo hỏi tôi ở nhà bạn Cúc có học bài không …………………………………….
Con ở nhà có học bài không …………………………………......
Mẹ hỏi Cúc ở nhà có học bài không …………………………………….
9/ Sắp xếp lại trật tự để 3 câu sau thành đoạn văn thích hợp:
Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này. Bọ ve rạo rực cả người. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa hương thơm ngát và tiếng những bạn ve ánh ỏi.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
10/ Tìm bộ phận trạng ngữ, chững,vị ngữ trong câu sau :
Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
……………………………………………………………………………………………………
11/ Hãy chữa lại hai câu sai dưới đây chođúng bằng một trong hai cách: Thay đổi một vế câu hoặc thay thế cặp từ chỉ quan hê.
Vì Lan gặp nhiều khó khăn nên bạn ấy vẫn học tốt.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuy quả của nó không ăn được nên chị rất quý màu hoa của nó.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
12/ Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
Nhìn xa trông rộng.
……………………………………………………………………………………………………
Dân giàu nước mạnh
…………………………………………………………………………………………………….
13/ “ Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng conluônluôn cố gắng và sẽ không bao giờ là ngườilính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.”
( Trích – Lời khuyên của bố - A-mi-xi )
Cách sử dụng từ ngữ, câu văn của tác giả ở đoạn văn trên có gì đặc biệt? Hãy nêu cảm nhận của em về nội dung đoạn văn đó.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên:…………………………………………………
Luyện từ và câu - 2
1/ Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn sau:
a/ Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
……………………………………………………………………………………………..
b/ Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con sóng.
……………………………………………………………………………………………..
2/ Trong những cặp câu sau, câu nàolà câu đơn, câu nào là câu ghép:
a/ Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi. ………………………….
Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi. …………………………..
b/ Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà. ………………………….
Khi trời mưa , chúng tôi ở nhà. ………………………….
3/ Xác định từ loại của những từ sau:
niềm vui, vui chơi, vui tươi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu
……………………………………………………………………………………………………….
4/ Hãy chia đoạn văn sau thành 4 câu, điền dấu phẩy, dấu chấm và viết hoa cho đúng
Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm có một bông hoa rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết đóa hoa tỏa hương thơm ngát.
5/ “ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông ngọn gió mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi….”
(Nguyễn Du)
a/ Gạch dưới các từ láy trong đoạn thơ trên
b/ Phân các từ láy này thành 2 kiểu: Láy tiếng và láy âm
Láy tiếng: ……………………………………………………………………………………………….
Láy âm:………………………………………………………………………………………………….
6/ Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong hai câu sau:
Mấy con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
……………………………………………………………………………………………………………..
Mấy con dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
…………………………………………………………………………………………………………….
Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường.
……………………………………………………………………………………………………………
7/ Hãy xếp các từ ngữ sau thành 3 nhóm theo từ loại và cho biết tên của mỗi từ loại đó:
San sẻ, thổ lộ, khăng khít, nỗi buồn, niềm vui, gắn bó , thân thiết
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
8/ Tìm các tính từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“ Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với trời
Mẹ thì gần đất
9/ Gạch dưới quan hệ từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta – đất đỏ
Như đất trời biên cương.
10/ Ghi dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
“ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến bầu trời ngày thêm xanh nắng vàng ngày càng rực rỡ vườn cây lại đâm chồi nảy lộc vườn cây ra hoa hoa bưởi nồng nàn hoa nhãn ngọt hoa cau thoảng qua.”
( Nguyễn Kiên)
11/ Xác định các kiểu câu và tìm các bộ phận chính ( chủ ngữ -vị ngữ ) của những câu sau:
a/ Ánh trăng đọng lại trong không gian tĩnh mịch và thời gian chừng như không trôi nữa.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..….
b/ Thiên đường khoác trên mình chiếc áo nhiều màu rực rỡ, kỉ vật của cácloài chim.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
c/ Trời trở heo may, những bông hoa li ti rơi lả tả trên mái đầu, trên vai người qua đường như lưu luyến.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
12/ Biến đổi câu sau đây thành câu cảm, câu hỏi, câu khiến
Lâm đi học.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
13/ Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào
………………………………………………………………………………………………………….
đều đều. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.
………………………………………………………………
14/ “ Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa”
( Trích Rừng mơ – Trần Lê Văn )
Hãy tìm biện pháp nghệ thuật của 4 câu thơ trên được tác giả sử dụng để miêu tả rừng mơ Hương Sơn.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- on tap tu va cau lop 5.doc