A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến lại tiếp giáp Biển Đông trong khu vực
châu Á gió mùa cho nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng cơ bản là nóng, ẩm và
mưa theo mùa.
a)Nóng
-Nhiệt độ trung bình n ăm từ 220C - 270C.-Cân bằng bức xạ vượt 75 kcl/cm2/năm.
-Nhiệt hoạt động từ 80000C - 100000C.
-Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm.
b) Ẩm
-Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm.
-Lượng mưa vượt quá khả năng bốc h ơi nên th ừa ẩm. Độ ẩn trung bình trên 80%.
c) Gió mùa
Có hai loại gió mùa : Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập thi trắc nghiệm - thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Bài 10, 11, 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 1
Bài 10, 11, 12. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến lại tiếp giáp Biển Đông trong khu vực
châu Á gió mùa cho nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng cơ bản là nóng, ẩm và
mưa theo mùa.
a) Nóng
- Nhiệt độ trung bình năm từ 220C - 270C.
- Cân bằng bức xạ vượt 75 kcl/cm2/năm.
- Nhiệt hoạt động từ 80000C - 100000C.
- Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm.
b) Ẩm
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm.
- Lượng mưa vượt quá khả năng bốc hơi nên thừa ẩm. Độ ẩn trung bình trên 80%.
c) Gió mùa
Có hai loại gió mùa : Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông
+ Hoạt động thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 với đặc điểm chung là lạnh và khô.
+ Nửa đầu mùa đông không khí lạnh từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta nên lạnh
và khô.
+ Nửa sau mùa đông không khí lạnh di chuyển ra phía biển rồi mới vào nước ta nên bớt
lạnh và khô. Ven biển và Đồng bằng sông Hồng có mưa phùn.
+ Gió mùa mùa đông làm cho khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB có một mùa đông lạnh, có
3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20ºC. Số tháng lạnh và độ lạnh giảm dần về phía nam.
Huế không có tháng nào lạnh dưới 20º C.
- Gió mùa mùa hạ
+ Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm với đặc điểm cơ bản là nóng ẩm.
+ Vào nửa đầu mùa hạ gió Tây Nam từ cao áp ở tây Ấn Độ Dương vào nước ta gây mưa
lớn ở Tây Nguyên, Nam Bộ và khô nóng ở Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ.
+ Vào nửa sau mùa hạ, gió từ cao áp ở nam Thái Bình Dương vào nước ta kết hợp cùng
hội tụ nhiệt đới gây mưa trên cả nước.
2. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác
a) Địa hình
- Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng.
- Ở vùng đồi núi địa hình dốc, mùa khô đất đá bị phong hoá dữ dội, mùa mưa đất đá bị
cuốn trôi, bồi tụ ở vùng đồng bằng.
- Địa hình bị cắt xẻ dữ dội trở nên hiểm trở, có nhiều kiểu cảnh quan đặc biệt.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 2
b) Thuỷ văn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho nước ta có mạng lưới thuỷ văn dày đặc với lưu
lượng lớn, có thuỷ chế theo mùa và hàm lượng phù sa lớn.
- Nhiều sông : Cả nước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km. Đi dọc bờ biển cứ 15 -
20 km lại có một cửa sông.
- Sông ngòi nước ta có lưu lượng lớn : Tổng lượng nước chảy qua nước ta 840 tỉ
m3/năm, sông Hồng 137 tỉ m3, sông Cửu Long 500 tỉ m3.
Lưu lượng của một số sông tiêu biểu :
Lưu lượng (m3/s)
Tên sông
Cao nhất Thấp nhất
Sông Hồng 17 300 1 000
Sông Đà 10 400 439
Sông Mã 3 890 86,8
Sông Cửu Long 23 900 2 100
- Lượng phù sa lớn : Do địa hình dốc, mưa nhiều nên lượng đất cát bị bào mòn rất
nhiều. Lượng cát bùn trong sông Cửu Long lớn nhất với 200 triệu tấn/năm, sông Hồng 100
triệu tấn/năm.
- Thuỷ chế theo mùa : Khí hậu có một mùa mưa một mùa khô, sông ngòi cũng có một
mùa lũ một mùa cạn (độ chênh về lưu lượng giữa hai thời kì rất cao). Thuỷ chế của các vùng
thuỷ văn trùng khớp với chế độ khí hậu của từng vùng.
c) Đất phe-ra-lit
- Quá trình phe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa (đất có màu vàng đỏ vì có nhiều Fe2O3, Al2O3, đất chua vì badơ bị rửa trôi chỉ còn axít).
- Đất rất dễ bị suy thoái do bị rửa trôi, biến thành đá ong.
d) Sinh vật
- Sinh vật rất phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là rừng rậm
nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa
chuyển tiếp xuân thu là :
A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 3
Câu 2. Mưa phùn là loại mưa :
A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh
ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh
khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 4. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :
A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây
Bắc.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.
Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa.
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh. C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý
---------------------------------------------------------------------------------------
ThS. Nguyễn Duy Hòa & Lê Thí – Đại học Đà Nẵng
Trang 4
Câu 9. Đây là nhiệt độ trung bình năm của lần lượt các địa điểm : Lũng Cú, Bỉm Sơn, Hà
Tiên, Vạn Ninh, Nghi Xuân.
A. 21,3ºC ; 23,5ºC ; 24ºC ; 25,9ºC ; 26,9ºC.
B. 21,3ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 23,5ºC ; 24ºC.
C. 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC ; 23,5ºC ; 21,3ºC.
D. 21,3ºC ; 23,5ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC.
Câu 10. Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì :
A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.
C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 11. Gió phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn gốc từ :
A. Cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam. B. Cao áp ở nam Ấn Độ Dương.
C. Cao áp ở Trung Bộ châu Á (Cao áp Iran).
D. Cao áp cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương.
Câu 12. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là :
A. Gió mùa hoạt động ở cuối mùa hạ.
B. Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.
C. Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.
D. Tất cả các loại gió mùa trên.
Câu 13. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng :
A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước.
Câu 14. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 15. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất.
Nguyên nhân chính là :
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
C. ĐÁP ÁN
1. C 2. D 3. C 4. B 5. C 6. B
7. D 8. A 9. D 10. C 11. C 12. D
13. D 14. B 15. D
File đính kèm:
- Bai 10 11 12.pdf