Lồng ghép Chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học

Trong một lần tôi được đọc và biết đến bản di chúc của Người, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi đồng. Một lần ở đoạn mở đầu và một lần ở đoạn kết thúc. Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.

Xưa nay, ở nước ta và ngay cả trên thế giới quả hiếm có vị lãnh tụ nào dành nhiều tình cảm, suy nghĩ và cả thời gian quý báu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng như Bác Hồ, cho đến khi sắp từ biệt thế giới này Bác đã hai lần nhắc đến các cháu “Nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Suốt một đời chăm lo những việc lớn của đất nước, Bác vẫn là người quan tâm hơn bất cứ ai đến việc chăm sóc con trẻ, đến việc trồng người. Tình yêu trẻ thơ của Bác không đơn giản chỉ là một tình cảm thông thường. Đó là một tình cảm sâu sắc, rộng lớn xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo cao cả với ý thức rõ rệt, là cháu sẽ là những người tiếp tục sự nghiệp của cha ông, những người trực tiếp xây dựng xã hội tương lai. Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ lý tưởng cao đẹp của Người: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ở Người, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã sớm trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh, dân giàu, nước mạnh. Dân tộc không được giải phóng thì trẻ em không được bảo vệ, chăm sóc, không được hưởng các quyền lợi cơ bản của mình. Đất nước không được giàu mạnh thì trẻ em không được ấm no, hạnh phúc.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lồng ghép Chuyên đề dinh dưỡng trong môn học khám phá khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ - Trẻ biết tác dụng của rau đối với cơ thể từ đó trẻ có ý thức chăm sóc cây trồng có ích và tăng cường ăn rau trong các bữa ăn b. Chuẩn bị: - Tư trang cho trẻ. - Địa điểm quan sát, sạch sẽ, an toàn c. Tiến hành: - Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cô cho trẻ xếp hàng dọc nối đuôi đi, cô quan sát và hướng dẫn trẻ đi tới vườn rau. Giới thiệu nội dung buổi quan sát (cô cùng trẻ hát bài “đuổi chim” đến “vườn rau”. Cho trẻ đứng ở vị trí phù hợp trò chuyện cùng trẻ) + Chúng ta đến đâu đây cả lớp (Vườn Rau a.) + Ai có nhận xét về vườn rau (Vườn rau rộng, có nhiều luống rau, có nhiều loại rau) + Trong vườn rau có loại rau gì? Rau cải trông thế nào? Tương tự với các loại rau: Rau ngót, bí xanh, dưa leo, cà chua... + Những loại rau này dùng để làm gì?( ăn uống chế biến các món ăn) => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ trong rau có chứa nhiều Vitamin và chất sơ, muối khoáng cho nên các con cần ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể mình, vậy để có rau ăn các con phải chăm bón, bảo vệ luống rau xanh tốt nhé. * Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương 3.3. Hoạt động chiều: - Tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động chiều dưới hình thức ôn luyện các hình thức đã học, nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức hơn. - Chẳng hạn khi thực hiện chủ đề “Động vật nuôi trong gia đình” thì vào buổi chiều cô cho trẻ ôn luyện qua trò chơi “Đố vui” về các loại động vật nuôi sau đó cô gợi cho trẻ kể thêm về một số loại động vật được nuôi trong gia đình trẻ như heo, gà, vịt, ngan, chim bồ câu... Cho trẻ nói về nơi sống của các loại động vật mà trẻ kể. Cô kết luận chung sau khi trẻ kể (Nơi sống, thức ăn, lợi ích...). Giới thiệu cho trẻ biết lợi ích khi ăn, nuôi các loại động vật đó. Đặc biệt nói cho trẻ biết được trong thịt các loại động vật đó chứa rất nhiều đạm, canxi, lipit là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, và chúng được chế biến rất nhiều món ăn, cho trẻ kể các món ăn được chế biến từ một số loại động vật mà trẻ thích, và giáo dục trẻ ăn thức ăn chế biến từ các loại động vật đó. Ví dụ: Khi nói về Gà: Hỏi trẻ biết gì về gà (Nơi sống, đặc điểm, thức ăn, dinh dưỡng khi ăn thịt gà, các món làm ra từ gà). 3.4. Tổ chức các trò chơi về giáo dục dinh dưỡng: Trong quá trình tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua bộ môn làm quen với môi trường xung quanh, ngoài các hình thức trên tôi còn áp dụng một số trò chơi nhằm góp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng: Ví dụ: Trong chủ đề: "Gia đình" Tôi đưa một số trò chơi như: "Kết bạn"; "Thic chế biến thức ăn"; "Cửa hàng bán trái cây"...Giúp trẻ luôn mở rộng sự hiểu biết và củng cố thêm kiến thức về các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển đối với bản thân trẻ và tất cả mọi người. Trong tiết học có chủ đề “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình” sau khi đã cung cấp kiến thức tôi đã sử dụng trò chơi:"Bảng quay" giúp trẻ nhận biết tên gọi các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng có nhiều trong thực phẩm đó. Hoặc cho trẻ được chơi các trò chơi với lô tô: Phân nhóm các loại thực phẩm theo các chất dinh dưỡng vào các tiết học có chủ đề các con vật sống trong gia đình. Ngoài ra còn cho trẻ được trải nghiệm thông qua trò chơi bé tập làm nội trợ: cho trẻ xếp lô tô theo quy trình pha nước chanh đường, pha sữa, làm sinh tố hoa quả, chế biến các món ăn, làm bánh mì... Bên cạnh đó với những nhóm thực phẩm gần gũi như rau quả tôi không hề ngần ngại khi chọn vật thật hướng dẫn cho trẻ cách sơ chế đơn giản như rửa rau, củ, quả sạch hợp vệ sinh bằng nước muối, nhặt bỏ lá úa vàng, rửa dưới vòi nước sạch,... Khi áp dụng các trò chơi trên vào trong các hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú và phát huy được tính tích cực do vậy luôn đạt kết quả cao. V. Những kết quả đạt được: - Qua việc đưa nội dung “Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong môn khám phá khoa học”của trường nói chung, đặc biệt trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, các cháu đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, ích lợi của các loại lương thực, thực phẩm qua đó trẻ biết ăn uống đầy đủ, ăn hết suất và biết ăn uống văn minh hợp vệ sinh. Biết tôn trọng những người đã làm ra thành phẩm, biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây, con... Mạng lại lợ ích cho con người. - Giáo dục dinh dưỡng qua môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng một cách nhẹ nhàng sâu sắc, từ đó các cháu đã có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng, do đó trẻ đã có sức khoẻ tốt hơn. - Kết quả đạt được trên tổng số 40 học sinh của lớp. TT Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Số trẻ % Sau thực nghiệm Số trẻ % 1 Cân nặng cao hơn bình thường 3 7.5 5 12.5 2 Cân nặng bình thường 34 85.0 35 87.5 3 Suy dinh dưỡng vừa 3 7.5 0 0 4 Suy dinh dưỡng nặng 0 0 0 0 5 Chiều cao cao hơn so với tuổi 2 5.0 5 12.5 6 Chiều cao bình thường 31 72.5 34 85.0 7 Thấp còi độ I 7 17.5 1 2.5 8 Thấp còi độ II 2 5.0 0 0 c. Kết luận: - Giáo dục dinh dưỡng là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của các chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể thì lúc đó trẻ ý thức được việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trẻ hiểu được thực phẩm nào có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó loại trừ được thói quen lười ăn kém ăn. Để giáo dục dinh dưỡng đạt kết quả tốt cô cần có sự kiên trì liên tục, mọi lúc mọi nơi và lồng ghép có sáng tạo vào các môn học nhất là môn . - Qua môn khám phá khoa học sẽ góp phần hình thành và phát triển toàn diện về thể chất cũng như nhân cách của trẻ sau này, bộ môn này đã cung cấp cho trẻ một số kiến thức đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn. - Tôi thấy vấn đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng và các lứa tuổi khác nói chung trong nhà. Nhà trường đã áp dụng kiến thức khoa học trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo từng độ tuổi và đã đạt được kết quả cao. - Đề tài này đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, là một giáo viên mầm non luôn phải đặt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lên hàng đầu, luôn coi trẻ như con và trở thành người mẹ thứ hai của trẻ.Giáo dục trẻ thành những chủ nhân tương lai của đất nước, có nền tảng vững vàng về tri thức cũng như sức khoẻ để bước vào tương lai một cách tự tin hơn. - Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên gia đình của trẻ mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, để chuẩn bị cho thế hệ mới phát triển đầy đủ sức khoẻ, nhân cách cũng như tri thức. Tôi đã áp dụng những kiến thức đã được học để chăm sóc trẻ có những cách tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thật sự bổ ích để trẻ tiếp thu tốt từ đó phát triển tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Qua thực tế chăm sóc và giảng dạy nói chung và chăm sóc giảng dạy trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. thông qua việc mạnh dạn đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau: - Muốn giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng thì giáo viên phải làm được những vấn đề sau 1. Cô giáo phải thực sự là người yêu nghề, mến trẻ luôn coi mình như người mẹ hiền thứ hai của các con lúc đó bản thân mới thật sự yêu thương và chăm sóc cho con cái mình một cách tốt nhất, trách nhiệm nhất. Cô giáo hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của dinh dưỡng, liên quan đến sức khoẻ bệnh tật của trẻ, từ đó cô xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ. 3. Cô giáo phải gần gũi với trẻ nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết cách chăm sóc cho trẻ biếng ăn quan tâm đến những trẻ ăn yếu, động viên trẻ ăn hết suất, hết khẩu phần ăn. 4. Cô giáo biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi biết khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp lý đối với một trẻ, biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường của các địa phương. 5. Cô giáo biết phối kết cùng cô cấp dưỡng xây dựng thực đơn khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất. 6. Cô giáo biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách chọn mua thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm. 7. Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, hiểu được ý nghĩa mục đích của việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. 8. Giáo viên biết vận dụng linh hoạt sáng tạo khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách nhẹ nhàng sâu sắc, luôn lắng nghe, tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn mạnh dạn tham gia giảng dạy các chuyên đề các cấp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 9. Biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường, theo dõi sức khoẻ và khả năng học tập của trẻ để cùng nhau giáo dục và chăm sóc trẻ một cách khoa học, để đạt được kết quả cao nhất. 10. Không bằng lòng với kết đạt được mà phải luôn ra sức phấn đấu tự học tập, trau dồi thêm những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, trên sách báo, trên các phương tiện truyền thông như: ti vi, đài, mạng internet... Nhằm vươn lên đỉnh cao của sự nghiệp cũng như làm tốt trách nhiệm, tinh thần của những người mẹ vì những đứa con thân yêu của mình.. C. Kiến nghị: 1. Đối với trường - Phối hợp cùng hội phụ huynh đầu tư cho mỗi lớp một bộ máy vi tính và nhà trường ít nhất một bộ máy chiếu để giáo viên có thể sử dụng vào giảng dạy. - Mua băng, đĩa về chương trình Kistmast để góp phần nhận thức, luyện tập và củng cố kiến thức cho trẻ, giúp trẻ có thêm phần hứng thú trong các hoạt động. 2. Đối với tổ chuyên môn của trường - Cần mạnh dạn hơn trong việc đưa những chương trình lồng ghép về dinh dưỡng, sức khỏe vào các đề tài trong các chủ điểm mà nghành mầm non yêu cầu. 3. Đối với lãnh đạo cấp trên - Bản thân giáo viên cũng muốn được tìm hiểu hơn nữa về dinh dưỡng đối với trẻ để theo dõi trẻ được sát sao hơn do vậy nếu được xin phòng giáo dục hãy mở thêm một số cuộc thi về dinh dưỡng, các lớp tập huấn để giáo viên có thêm cơ hội được học tập và trau dồi. Ý kiến đánh giá của các cấp lãnh đạo Người viết Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

File đính kèm:

  • docSKKN dat giai nam hoc 2013 2014.doc