Lĩnh vực phát triển nhận thức Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết thay từ, cụm từ mới có ý nghĩa phù hợp với giai điệu, tiết tấu của bài hát và nội dung chủ đề.

- Cung cấp cho trẻ biết thêm một hiện tượng tự nhiên nữa qua bài hát “Bảy sắc cầu vồng”.

- Trẻ biết cách đặt lời để câu hát có ý nghĩa

2. Kĩ năng:

 - Trẻ nhớ nội dung, giai điệu của bài “Cá sấu ghine”.

 - Trẻ có kỹ năng đặt lời mới cho bài hát “Cá sấu ghine”.

 - Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm

- Phát triển ngôn ngữ, nói mạch lạc đủ câu

- Phát triển tư duy logic

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển nhận thức Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG Gi¸o ¸n d¹y kiÕn tËp LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chñ ®Ò : N­íc vµ c¸c hiÖn t­îng tù nhiªn §Ò tµi: Nội dung chính: Dạy trẻ đặt lời mới cho bài hát “Ca sấu ghine” Nội dung kết hợp: Nghe hát: “Bảy sắc cầu vồng” * Đánh giá chỉ số 117: Đặt lời mới cho bài hát Gi¸o viªn : Phương Thị Quỳnh Đối tượng dạy: Trẻ lớp mẫu giáo lớn A5 Năm học: 2013 - 2014 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên ĐỀ TÀI: - Nội dung chính: Dạy trẻ đặt lời mới cho bài hát “Cá sấu ghine” - Nội dung kết hợp: Nghe hát ‘Bảy sắc cầu vồng” * Đánh giá chỉ số: CS 117: Đặt lời mới cho bài hát Đối tượng : Trẻ lớp MGL A5 Số lượng : 18 - 21 trẻ Thời gian : 30- 35 phút Người soạn, dạy : Phương Thị Quỳnh I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết thay từ, cụm từ mới có ý nghĩa phù hợp với giai điệu, tiết tấu của bài hát và nội dung chủ đề. - Cung cấp cho trẻ biết thêm một hiện tượng tự nhiên nữa qua bài hát “Bảy sắc cầu vồng”. - Trẻ biết cách đặt lời để câu hát có ý nghĩa 2. Kĩ năng: - Trẻ nhớ nội dung, giai điệu của bài “Cá sấu ghine”. - Trẻ có kỹ năng đặt lời mới cho bài hát “Cá sấu ghine”. - Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm - Phát triển ngôn ngữ, nói mạch lạc đủ câu - Phát triển tư duy logic 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong giờ học. - Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức - Trẻ chú ý nghe cô hát và xem cô biểu diễn, biết hưởng ứng cùng cô. II. Chuẩn bị: 1. Về phía giáo viên - Trang phục gọn, đẹp, phù hợp (Áo dài, váy trắng, áo nâu) - Đàn ghi sẵn bài: Cá sấu ghine, Bảy sắc cầu vồng - Thiết kế Powerpoint trình chiếu với các sline: Hiện tượng mưa, sấm; Khung cảnh làng quê; chõng tre, đoạn nhạc cho từng nhóm - Chuẩn bị tốt tâm thế trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ. - Sa bàn diễn hoạt cảnh phục vụ hoạt động hát cho trẻ nghe. - Địa điểm học: Phòng học sạch, sắp xếp gọn đẹp phù hợp. 2. Về phía trẻ - Trang phục của trẻ sạch, gọn. - Tâm thế trẻ thoải mái. III. Tiến hành: Hoạt động của cụ Hoạt động của trẻ 1. Bước 1: Ổn định tổ chức Xin giới thiệu với các con hôm nay có rất nhiều các Bác các cô tới thăm trường và tới dự xem các bé lớp A5 có giỏi không đấy! Các con hãy cùng nổ một tràng pháo tay thật to để chào mừng các Bác các cô nào! - Để thể hiện là những người hiếu khách, các con hãy cố gắng thi đua giành những bông hoa điểm 10 để tặng các Bác các cô bằng cách học thật giỏi để đưa hình ảnh của mình gắn lên những cánh hoa điểm 10 nhé! - Trước tiên, cô Quỳnh muốn thử tài của các con! Chúng mình cùng hướng lên màn hình và đoán xem hiện tượng tự nhiên gì sắp xảy ra nhé! Theo các con, khi mây đen kéo đến, gió thổi ầm ấm, sấm sét nổi lên báo hiệu hiện tượng thiên nhiên gì sẽ xảy ra? (Sline gió thổi -> sấm sét-> Mưa trút xuống) 2. Bước 2: Nội dung chính a. Dạy trẻ đặt lời mới cho bài hát “Cá sấu ghine” * Ôn hát: Cá sấu ghine - Có một bài hát chúng mình đã học nhắc nhiều đến “ mưa”. Theo các con đó là bài hát gì? Bây giờ các con hãy nghe và đoán xem đó là câu hát trong bài hát nào nhé (Cô la 1 đoạn giai điệu -> trẻ đoán) - Cô vừa hát âm la theo giai điệu bài hát gì? - Bây giờ chúng mình nghe nhạc và hát bài hát này nhé. + Lần 1: Cô bật đàn, khuyến khích trẻ hát cùng cô. - Con thấy bài hát này như thế nào? (Vui tươi, hồn nhiên....) - À bài hát rất vui tươi nên khi hát chúng mình phải thể hiện sự hồn nhiên vui tươi và làm động tác minh họa để bài hát thêm sinh động hơn nhé! Nào Cô mời các con đứng lên và hát lại bài hát này thật hay nhé! + Lần 2: Cô bật đàn, khuyến khích trẻ đứng dậy hát và vận động theo ý thích. * Dạy trẻ đặt lời mới cho bài hát “Cá sấu ghine” - Đố các con hiện tượng thiên nhiên nào được nhắc đến nhiều lần trong bài hát? ( Mưa). + Ngoài hiện tượng thiên nhiên “ Mưa” quen thuộc con còn biết những hiện tượng thiên nhiên nào khác? Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng tập làm nhạc sĩ, đặt lời mới cho bài hát này nhé! Các con hãy tìm những từ, những hiện tượng thiên nhiên khác thay cho từ “mưa vẫn rơi” trong bài hát cá sấu ghile nhé. - Theo các con từ “ Mưa vẫn rơi” có mấy tiếng? - Cô chính xác: Từ “mưa vẫn rơi” có 3 tiếng đó là tiếng: Mưa – vẫn và tiếng rơi. Vậy thì chúng mình sẽ cùng thi đua nhau để tìm từ có 3 tiếng chỉ các hiện tượng thiên nhiên khác thay cho từ “ Mưa vẫn rơi” nào! Các con đã sẵn sàng chưa? Con sẽ thay từ “mưa vẫn rơi” bằng từ gì? (Dựa vào câu trả lời của trẻ, cô phụ sẽ đánh giá kết quả chỉ số 117 trẻ đạt “mặt cười màu đỏ” hay chưa đạt “mặt cười màu xanh” và gắn vào bảng đánh giá) Vừa rồi cô thấy các bạn thay từ “mưa vẫn rơi” bằng các từ khác nói về các hiện tượng thiên nhiên rất hay. Các con hãy ghép từ.........mà các bạn vừa đưa ra thay vào từ “mưa vẫn rơi” và hát thử xem có hay và phù hợp không! Từ..............rất hay nhưng nếu chỉ thay từ “mưa vẫn rơi” bằng từ “ ...” trong cả câu hát này con thấy có hợp lí không nhé! ( Cô đọc từ trẻ thay vào câu hát và nhấn mạnh điểm không hợp lý) Ví dụ: Nếu trẻ thay từ “Sương vẫn bay” cô hỏi trẻ: - Sương bay có làm đường ngập nước được không các con? - Sương bay không đủ làm đường ngập nước mà chỉ làm đường bị làm sao? ( Ướt đường) - Theo các con phải thay từ gì nữa cho từ “đường ngập nước” để câu hát có ý nghĩa? ( Gọi nhiều trẻ) Tương tự cô lựa chọn 2 – 3 từ trẻ lựa chọn đặt lời nhưng khi ghép làm ý nghĩa câu hát không hợp lý để gợi ý cho trẻ. Cô khái quát: Trong bài hát “cá sấu ghile” có câu hát đầu tiên “Mưa vẫn rơi đường ngập nước nhựa trơn khó đi” khi đặt lời các con phải chú ý khi chọn từ thay cho từ “Mưa vẫn rơi” thì cũng phải tìm từ khác thay cho từ “đường ngập nước” để câu hát có ý nghĩa nhé! * Cô thấy các bạn đã có rất nhiều ý tưởng đặt lời ca mới cho bài hát “cá sấu ghine”. Bây giờ các con sẽ chia thành 3 nhóm, dựa vào ý tưởng của các bạn vừa nêu, mỗi nhóm sẽ cùng nhau lựa chọn và đặt lời mới cho bài hát sao cho ca từ mới phải phù hợp với giai điệu của bài hát, và nội dung câu hát có ý nghĩa. Thời gian cho 3 đội là 1 phút. - Hết thời gian thảo luận. Cô mời lần lượt từng nhóm lên thể hiện bài hát với lời mới trẻ vừa đặt. (Sau mỗi lần biểu diễn của các nhóm cô cho trẻ nhận xét -> Cô nhận xét hoặc gợi ý hướng trẻ đến việc đặt lời đảm bảo nội dung của câu hát khi thay lời mới -> căn cứ vào việc nhận xét cô phụ tiếp tục đánh giá trẻ nào đạt hoặc chưa đạt chỉ số 117) - Cô thấy các nhóm đã rất sáng tạo trong việc lựa chọn lời mới vừa ý nghĩa lại phù hợp với giai điệu cũng như tiết tấu của đoạn nhạc, nhưng trong 3 nhóm các con thích lời mới của nhóm nào đặt nhất? - Bây giờ mời tất cả các con đứng lên chúng mình cùng hát một lần nữa bài “ Cá sấu gine” bằng lời mới do nhóm A đặt nhé! * Chuyển hoạt động: Cô bật hiệu ứng trời mưa trên máy chiếu - Mưa mỗi lúc một to, cô dùng hiệu lệnh trẻ làm hành động trú mưa (Cô giáo cũng chạy đi trú mưa để thay trang phục)...tiếng sấm cuối cùng vang lên, mưa tạnh dần....tiếng chim hót ríu rít.....cầu vồng xuất hiện b. Nghe hát: Bảy sắc cầu vồng - Giáo viên nói trong cánh gà: Cơn mưa đã qua đi và trời lại sáng rồi các bé ơi! Mời các con hãy trở lại vị trí của mình nào! - Sau cơn mưa có hiện tượng thiên nhiên gì xuất hiện đấy các con? ( Cô chỉ vào hình ảnh cầu vồng trên màn hình) - Có một bài hát rất hay nói về hiện tượng thiên nhiên vô cùng lý thú này. Đó là bài hát “ Bảy sắc cầu vông” đây là một sáng tác của nhạc sĩ Duy Khoa. Xin mời các con cùng lắng nghe nhé! ( Cô xuất hiện với trang phục mới) - Lần 1: Cô hát kết hợp với nhạc và điệu bộ cử chỉ nét mặt + Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? + Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào? + Bài hát nói về điều gì? Cô chính xác lại: Bài hát “ Bảy sắc cầu vông” có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm. Tác giả Duy Khoa đã dùng những ca từ rất gần gũi để kể về ngày thơ bé của 1 bạn nhỏ. Bạn nhỏ được lớn lên bên những câu chuyện cổ tích của mẹ. Qua những câu chuyện cổ tích mẹ kể, bạn nhỏ đã biết thêm về 1 hiện tượng tự nhiên nào các con? - À đúng rồi! Bạn nhỏ được biết thêm 1 hiện tượng tự nhiên đó là cầu vồng. Cầu vồng đã bừng sáng sau khi trời tạnh mưa, lấp lánh với nhiều màu sắc khác nhau nhìn thật rực rỡ. - Lần 2: Cô hát kết hợp với minh họa hoạt cảnh – Khuyến khích trẻ tham gia hưởng ứng cùng cô - Các con thấy màn biểu diễn vừa rồi thế nào! - Bài hát sẽ hay hơn rất nhiều nếu có sự tham gia phụ họa của bạn Minh Ánh và nhóm múa “Những bông tuyết nhỏ”. Xin mời bạn Minh Ánh và nhóm múa “ Những bông tuyết nhỏ” - Lần 3: Cô song ca với trẻ và đội múa phụ họa của lớp 3. Bước 3: Kết thúc - Hỏi lại cảm nhận của trẻ sau các hoạt động. Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ ( theo kết quả ở bảng thi đua) Trẻ ngồi xúm xít quanh cô quan sát Trẻ trả lời theo ý hiểu Trẻ nghe cô la giai điệu bài hát Trẻ đoán tên bài hát Trẻ ngồi quanh cô hát - Trẻ trả lời theo cảm nhận - Trẻ đứng dậy hát và vận động cùng cô - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ Trẻ trả lời theo ý hiểu Trẻ tập đặt lời bài hát bằng cách thay từ Trẻ thay lời mới bằng từ vừa chọn và hát Trẻ lắng nghe và trả lời theo ý hiểu Trẻ đặt lời mới để câu hát có ý nghĩa - Các nhóm lắng nghe yêu cầu. Các nhóm thảo luận và đặt lời cho bài hát Các nhóm lên thể hiện ý tưởng của nhóm mình - Cả lớp đứng dậy hát bài “ Cá sấu ghile” theo lời mới trẻ thích nhất Trẻ làm hành động trú mưa Trẻ ngồi về vị trí ban đầu. Cầu vồng xuất hiện Trẻ nghe cô hát Trẻ trả lời Trẻ nêu giai điệu bài hát Trẻ nói về nội dung bài hát Cầu vồng Trẻ tham gia hưởng ứng theo gợi ý của cô Trẻ trả lời theo cảm nhận Nhóm trẻ lên múa phụ họa cho bài hát Trẻ nêu cảm xúc của mình sau hoạt động Bài hát: Cá sấu ghine - Nhạc ngoại – Mưa vẫn rơi, đường ngập nước nhựa trơn khó đi Mà những đứa lội chân cứ đi lạng quạng như xe lắc lư Mưa vẫn rơi, một ngày mưa trời không sáng tươi mà sao em thấy vui lạ quá. Em không buồn ...em không buồn ... Rồi em chơi đàn, ngồi ôm phong cầm, cạnh ông qua đường, mưa còn rơi...Và đáng tiếc thay ngày sinh mỗi năm. Và thế thôi ...Tiếc hoài....

File đính kèm:

  • docGiao an am nhac(1).doc