- Trẻ biết tên câu chuyện, tên các nhân vật, hiểu và nhớ được trình tự nội dung câu chuyện: “Cá con lên bờ”
- Rèn luyện kỹ năng trả lời các câu hỏi theo nội dung câu chuyện, trả lời rõ ràng, tròn câu.
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ, từ mới: “ Hoa mắt chóng mặt, ì ạch”, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc cá, chơi những nơi an toàn.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Cá con lên bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Cá con lên bờ
Lớp: 5 – 6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Hoa
I. MỤC ĐÍCH :
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên các nhân vật, hiểu và nhớ được trình tự nội dung câu chuyện: “Cá con lên bờ”
- Rèn luyện kỹ năng trả lời các câu hỏi theo nội dung câu chuyện, trả lời rõ ràng, tròn câu.
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ, từ mới: “ Hoa mắt chóng mặt, ì ạch”, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc cá, chơi những nơi an toàn. II. CHUẨN BỊ :
* Cho cô:
- Hình ảnh minh họa câu chuyện “Cá con lên bờ” trên PowerPoint.
- Bộ rối minh họa câu chuyện “Cá con lên bờ”
- Sân khấu rối.
- Bài hát Chú cá con.
- Que chỉ, xắc xô, 3 bảng đa năng, ti vi, 3 rổ chữ nhật.
* Cho trẻ :
- 3 bộ tranh câu chuyện “Cá con lên bờ”.
III. PHƯƠNG PHÁP- BIỆN PHÁP :
1.Phương pháp :
a. Phương pháp chính :
- Trực quan, đọc kể diễn cảm.
b. Phương pháp hỗ trợ :
- Đàm thoại - Trò chơi
2. Biện pháp thực hiện :
- Tình huống có vấn đề
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Chơi tạo dáng
- Trẻ cùng cô đi chơi biển.
- Đàm thoại :
+Các cháu vừa tạo dáng những con vật nào? (Cá, cua, rùa…)
+Những con vật này sống ở đâu? (Sống ở dưới nước)
+Ngoài ra còn có con vật gì sống dưới nước nữa? (Tôm, ốc…)
-> Dẫn dắt chuyển hoạt động.
* Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cá con lên bờ” (Sưu tầm)
- Cô kể lần 1: Kết hợp minh họa rối
+ Cô vừa kể cháu nghe câu chuyện gì? (Cá con lên bờ)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Cá bố, Cá mẹ, Cá con, Bác cua càng, Ếch xanh, Rùa mẹ, Rùa con)
- Cô kể lần 2: Kết hợp xem hình ảnh trên PowerPoint và đàm thoại, giải thích từ khó.
+Trăng thu sáng vằng vặc gia đình Cá con làm gì?
( ngắm trăng)
+Khi nghe tiếng trống Cá con muốn gì ? (Lên bờ chơi)
+Để được lên được bờ Cá con làm cách nào? (Cá con đã nhờ Bác Cua càng, Ếch xanh, Rùa con).
+Cá con đã nói gì với bác Cua? (Bác Cua càng ơi, cho cháu lên bờ chơi với )
+ Bác Cua trả lời Cá con như thế nào? (Cá con ơi, họ nhà Cua chỉ biết bò ngang, không bò dọc lên bờ được nên không thể chở cháu lên bờ được đâu)
+ Cá con lại đến nhờ ai? (Bạn Ếch xanh)
+ Để nhờ Ếch xanh giúp mình Cá nói gì ? (Bạn Ếch xanh ơi, bạn Ếch xanh ơi, cõng tớ lên bờ chơi với)
+ Ếch xanh trả lời Cá con ra sao? (Bạn Cá con ơi, mình muốn giúp bạn lắm nhưng họ nhà ếch chỉ biết nhảy, không giữ bạn ở trên lưng được đâu)
+ Ai đã cõng Cá con lên bờ? (Bạn Rùa)
- Giải thích từ “ì ạch”: Dáng vẻ chậm chạp, khó nhọc, nặng nề.
+ Khi Rùa cõng Cá con lên bờ thì điều gì xảy ra? (Cá con thấy khát, hoa mắt chóng mặt)
- Giải thích từ “Hoa mắt chóng mặt”: Mắt như không nhìn thấy gì, người cảm thấy mệt, không đứng vững, muốn té.
+Khi Cá con ngã lăn xuống đất, Rùa con đã làm gì? (Gọi Rùa mẹ )
+Rùa mẹ giải thích như thế nào? (Con ngốc của mẹ, họ nhà Rùa thở bằng phổi nên mới lên được tới bờ, họ nhà Cá thở bằng mang không thể lên bờ được đâu, con hãy đưa cá trở về dưới nước kẻo nguy mất)
* Giáo dục:
+Vì sao mà Cá con không ở trên bờ được? (Vì Cá thở bằng mang)
+Nếu nhà cháu có nuôi cá thì cháu phải làm gì?
->Cháu không được bắt cá lên bờ để chơi, phải biết chăm sóc cá, cho cá ăn, thay nước cho hồ cá được trong sạch, không vứt rác xuống hồ làm ô nhiễm môi trường nước.
* Hoạt động 2: Chơi Ai đúng nhất
*Cách chơi: Chia lớp thành ba đội xếp thành ba hàng dọc đứng sau vạch xuất phát, mỗi đội có một bộ tranh về câu chuyện “Cá con lên bờ”. Khi hiệu lệnh bắt đầu, bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn một tranh gắn lên bảng, sau đó chạy về bạn khác tiếp tục chạy lên chọn và gắn tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện. Cứ như vậy đến khi hiệu lệnh kết thúc, đội nào gắn đúng trình tự nội dung câu chuyện là chiến thắng.
*Luật chơi: Mỗi một lần chạy lên chỉ được gắn một tranh và khi nào bạn chạy về, bạn khác mới tiếp tục.
-Trẻ chơi 1-2 lần.
-Cho trẻ chơi: Cô bao quát, gợi ý trẻ.
- Nhận xét tuyên dương các đội
* Cả lớp vận động “Chú cá con” ( theo điệu bài hát Chú ếch con)
“Kìa chú là chú cá con cá ngoan là ngoan nhất nhà, cá ngồi học bài xong rồi, cá ngắm trăng cùng mẹ cha. Nghe tiếng trống vang xa cùng bao nhiêu chú ếch xanh, tung tăng chiếc vây son, tìm nhanh kiếm cách lên bờ.
Kìa chú là chú cá con , cá bơi vội quanh khắp hồ, cá nhờ đến bác cua càng chở cá lên bờ để chơi. Nhưng rất khó cho cua để đưa chú cá con lên, đến chú ếch xanh kia cũng không cõng cá lên bờ.
Rồi chú là chú cá con thấy ngay là ngay chú rùa. Cá bèn nhờ rùa giúp mình, thế là được giúp đỡ ngay. Nhưng khi đã lên bờ thì cá con mới hiểu ra. Cá vốn thở bằng mang thì không thể sống trên bờ”.
-Lớp vận động 1- 2 lần
*Kết thúc.
-Trẻ chơi
- Trẻ trẻ lời
-Trẻ trẻ lời
-Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trẻ lời..
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe giải thích trò chơi
-Trẻ chơi
-Trẻ vận động
File đính kèm:
- KC ca con len bo.doc