Lịch sử Việt Nam (tóm tắt)

THỜI KỲ DỰNG NƯỚC

Vào thế kỷ thứ 7đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, 15 bộ lạc sinh sống tại vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, miền bắc Việt Nam ngày nay thống nhất lập nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt. Kinh đô đóng tại Phong Châu (Vĩnh Phú ngày nay). Vua nước Văn Lang, tất cả 18 đời, đều xưng là Hùng Vương.

Thế kỷ thứ 2 trước CN, sau cuộc kháng chiến chống lại quân Tần Thủy Hoàng (218-208), nhà nước phong kiến Trung Quốc ở phương Bắc, Thục Phán lên làm vua nước Văn Lang xưng là An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc, xây thành ốc ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) làm kinh đô.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử Việt Nam (tóm tắt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giết chết chúa Nguyễn Phúc Thuần, cắt người trấn thủ xong thì rút về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh là cháu của Nguyễn Phúc Khoát (chúa Đàng Trong ngày xưa, trước Nguyễn Phúc Thuần) đem quân chiếm lại thành Gia Định.  Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức. Năm 1783, quân Tây Sơn đánh chiếm lại thành Gia Định, Nguyễn Ánh thua chạy trốn sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu. Năm 1784, quân Xiêm cử Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân, 300 chiến thuyền và Chiêu Thùy Biên đem 3 vạn quân bộ cùng Nguyễn Ánh tấn công Gia Định. Đến cuối năm đó thì chiếm được nửa đất Gia Định, Tây Sơn chỉ còn giữ hai thành Gia Định, Mỹ Tho. Đầu năm 1785, Nguyễn Ánh và quân Xiêm từ Sa Đéc tiến đánh Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cho quân mai phục, chặn đánh trên sông Mỹ Tho, đoạn ở Rạch Gầm- Xoài Mút. Quân Xiêm đại bại, chỉ còn vài ngàn bộ binh rút chạy về nước. Tây Sơn truy bắt Nguyễn Ánh nhưng không được. Nguyễn Huệ củng cố ba quân, cử tướng trấn giữ Gia Định rồi rút ra Tây Sơn cùng với Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh (một tướng Đàng Ngoài không phục Trịnh Khải, bỏ nhà Trịnh theo Tây Sơn) chiếm luôn thành Phú Xuân đang do Đàng Ngoài nắm giữ. Rồi nhân đà thắng lợi giành lại hết các vùng đất của Đàng Trong. Xong, lấy danh nghĩa giúp vua Lê diệt chúa Trịnh, tiến đánh luôn quân Trịnh ở Đàng Ngoài. Năm 1786, Nguyễn Huệ chiếm được Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, trao lại quyền hành cho vua Lê Hiển Tông. Vua Lê thưởng công cho Nguyễn Huệ bằng cách phong Nguyễn Huệ là Uy Quốc Công, nhường đất Nghệ An cho Tây Sơn. Được vài hôm, Lê Hiển Tông vì bịnh nặng từ trước, qua đời. Vua kế vị là Lê Chiêu Thống. Sau đó, Nguyễn Huệ rút quân về phương Nam để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại đất bắc. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chia nhau cai quản từ Nghệ An trở vào. Nguyễn Huệ sau khi chinh phục miền bắc được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, làm chủ từ Nghệ An đến Phú Xuân. Nguyễn Lữ giữ vùng đất phía nam, Gia Định. Nguyễn Nhạc giữ vùng Quãng Ngãi đến Bình Thuận. Sau khi Nguyễn Huệ rút đi, miền bắc trở nên rối loạn. Các thế lực của họ Trịnh ra sức khôi phục lại cơ đồ. Lê Chiêu Thống phải dựa vào sức cửa Nguyễn Hữu Chỉnh để chống đỡ. Chỉnh dẹp yên được họ Trịnh, cậy mình có công lớn nên sinh ra lộng quyền, chống lại Tây Sơn, đòi lại đất Nghệ An. Năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm ra bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh cùng vua Lê bỏ chạy lên phía bắc. Dọc đường Chỉnh bị bắt giết, Lê Chiêu Thống thoát sang đất nhà Thanh cầu cứu. Diệt được Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại lộng quyền. Nguyễn Huệ đích thân ra bắc giết chết Nhậm, đưa Ngô Văn Sở lên thay, tuyển dụng người giỏi, hiền tài để trao quyền hành. Nhà Lê mất từ đây. Năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống đem 20 vạn quân cùng Lê Chiêu Thống tiến vào nước ta để “tiêu diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê”.  Ngô Văn Sở bỏ trống Thăng Long rút về xây phòng tuyến ở Tam Điệp một mặt báo tin cho Nguyễn Huệ.  Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long quá dễ cho là Tây Sơn sợ mất mật nên trốn cả nên hống hách, coi thường Tây Sơn, cho quân cướp phá hết sức tàn bạo. Lê Chiêu Thống cũng thực hiện việc trả thù, báo oán cũng không kém phần tàn ác, ti tiện. Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788, lập đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hành quân thần tốc ra bắc. Qua vùng Nghệ An, Thanh Hóa đều tuyển thêm quân lính. Khi đến phòng tuyến Tam Điệp ngày 15/01/1779 đã có được đại quân hơn 10 vạn người. Rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, 30/01/1789, sau khi chuẩn bị kỹ càng, vua Quang Trung cho quân tấn cống thành Ngọc Hồi, cùng lúc đó cánh quân khác đánh vào đồn Khương Thượng ở Đống Đa, sát thành Thăng Long. Ở Ngọc Hồi, trước sức tấn công mãnh liệt, mưu trí của quân Tây Sơn, mặc dù chống trả kịch liệt nhưng quân Thanh cũng nhanh chóng để mất thành, chạy tán loạn, nhưng đều bị mai phục chết nhiều vô kể.  Ở Đống Đa, quân Tây Sơn do Đô đốc Đông chỉ huy cũng giành thắng lợi lớn. Thây giặc Thanh chất cao như núi. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử kéo theo nhiều bộ hạ thân tín tự sát theo, tàn quân chạy hết về Thăng Long. Quân Tây Sơn đuổi theo truy sát vào tận Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị lúc đó còn đang mơ màng trong giấc mộng, giật mình tỉnh giấc thì thấy quanh mình lửa cháy khắp nơi, sáng rực trời. Không kịp đóng yên cương, nhảy lên ngựa chạy trốn. Quân lính tranh nhau cướp đường chạy theo tướng về hướng bắc. Chen lấn xô đẩy qua cầu phao sông Hồng. Cầu chịu không nổi, đứt. Hàng vạn lính bị cuốn trôi theo nước dòng sông. Số chạy thoát đều bị mai phục, chặn đánh tơi bời. Trưa mùng 5, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long giữa tiếng hò reo của ba quân và dân chúng. Chỉ trong vòng một tuần, Vua đã từ Phú Xuân hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh hùng hậu. Vua tiến hành khôi phục đât nước với nhiều cải cách triệt để giúp đất nước phát triển nhanh chóng. Đến năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản lên thay. Năm 1793, Nguyễn Ánh từ Gia Định đem quân đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. (Nguyễn Ánh sau khi thất bại cùng với quân Xiêm, sống lưu vong nhiều năm, tới 1797 đã quay về chiêu mộ được nhiều binh lính, có cả người một số người Pháp do linh mục Bá Đa Lộc đưa tới, giúp sức, tái chiếm được thành Gia Định từ 1788 khi Quang Trung đang chuẩn bị đánh quân Thanh, Nguyễn Lữ chạy về Quy Nhơn). Nguyễn Nhạc bị vây khốn phải cầu cứu Quang Toản. Quang Toản sai tướng đem quân giải vây xong thì có ý muốn chiếm luôn. Nguyễn Nhạc vì thế uất ức mà chết. Nguyễn Ánh rút nhưng từ đó thường đem quân đánh phá. Hai bên giành nhau thành Quy Nhơn mấy lần. Sau khi Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc chết, nhà Tây Sơn do Quang Toản lãnh đạo. Nhưng vua còn non nớt nên bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền gây nên nhiều mẫu thuẫn nội bộ. Các tướng tự đánh giết lẫn nhau. Triều đình suy yếu. Trong khi đó Nguyễn Ánh đựơc sự giúp sức của người Pháp ngày một mạnh lên. Năm 1801, lợi dụng hai  tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng của Tây  Sơn đang đánh để giành lại thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh úp Phú Xuân, lấy được thành, vua Quang Toản chạy ra bắc. Hai tướng Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng sau khi chiếm đựơc Quy Nhơn, hay tin ấy quyết định bỏ thành, mượn đường Ai Lao tính ra bắc hội quân với Quang Toản. Dọc đường thì bị quân Nguyễn Ánh truy sát, bắt giết. Vua Quang Toản và các tướng còn lại cũng không chống được. Cuối cùng đều bị bắt giết. Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn rất dã man. Nhà Nguyễn Tây Sơn hoàn toàn bị diệt. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, mở ra triều đại nhà Nguyễn kéo dài cho tới năm 1945 qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, . Tuy nhiên từ 1858 đến 1945, Việt Nam bị thực dân Pháp Xâm lược. Thực dân Pháp ra sức bóc lột tài nguyên, nhân, vật lực của Việt Nam, dìm các cuộc khởi nghĩa của nông dân, một số danh sĩ yêu nước trong biển máu.  Các vị vua cuối triều Nguyễn không có quyền quyết định các quốc sách. Họ chỉ là những vị vua bù nhìn, chỉ biết lo cho thân phận mình được yên ổn. Họ đã bất lực đầu hàng Pháp, không giúp gì được cho đất nước lại còn bóc lột dân chúng bằng lắm thứ tô thuế, nặng nề để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của họ. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chính quyền của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến của nhà Nguyễn để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một thể chế nhà nước mới mà tất cả nhân dân lao động được làm chủ đất nước, bình đẳng với nhau, không có ai bóc lột ai cả. NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1975 Tháng 8/1945, Pháp nổ súng tái chiếm Nam Kỳ mở đường xâm lược Việt Nam lần 2. Tháng 12/1946, Pháp ra tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, phải giải tán quân đội, giao nộp vũ khí. Biết đã tới giới hạn cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cử một bộ phận quân đội ở lại cầm cự với Pháp tại Hà Nội, còn lại rút hết lên vùng rừng núi phía  Bắc, lập căn cứ kháng chiến. Không đựơc đáp ứng tối hậu thư, Pháp tấn công Hà Nôi, quân Việt Nam chặn quân Pháp ở đó hơn hai tháng, khi  đại quân và tài sản đã di tản lên căn cứ kháng chiến an toàn thì rút đi. Pháp chiếm được Hà Nội và sau đó mở rộng ra khắp vùng đồng bằng bắc bộ. Tuy nhiên không tiêu diệt được chính phủ của Hồ Chí Minh. Pháp tuy chiếm được Việt Nam nhưng phần lớn chỉ có đủ quân để giữ các vùng đô thị. Nhân dân Việt Nam tổ chức đánh du kích ở vùng nông thôn và rừng núi. Pháp càng đánh càng đuối sức trong khi quân Việt Nam càng đánh càng trưởng thành và lớn mạnh. Đến năm 1950 thì quân đội Việt Nam đã bắt đầu lấy lại thế chủ động có thể đánh những trận lớn trực diện. Và đến năm 1953 thì Pháp đã rơi vào tình thế bị động đối phó. Năm 1954, với nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường, Pháp ra sức càn quét,  tăng cường bắt lính để mở rộng nguỵ quân, xin thêm viện binh, viện trợ vũ khí. Xây dựng những cứ điểm phòng thủ ở miền bắc để thi hành kế hoạch Nava: phòng thủ ở miền bắc, bình định miền Nam, sau khi bình định miền Nam sẽ có thêm nhiều ngụy quân và thanh thế tiến ra miền bắc tiêu diệt quân bắc Việt.  Và Điện Biên Phủ là một trong những cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất, đông quân nhất và “không thể công phá” tại Đông Dương đã được xây dựng với sự giúp đỡ của người Mỹ. Pháp định dùng nó làm cái bẫy để nhử quân Việt Nam vào đánh để tiêu diệt. Thế nhưng Tháng 5/1954, cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân Việt Minh bắt sống toàn bộ 16 nghìn quân Pháp trong đó có cả sở chỉ huy. Cả thế giới chấn động. Thất bại này  khiến Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt xâm lược Việt Nam, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Việt Nam. Pháp rút, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng nên chính quyền tay sai là Ngô Đình Diệm đàn áp những người chống đối. Cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống lại Mỹ, và tay sai kéo dài từ đó tới năm 1975. Trong suốt 20 năm đó, Mỹ và chính quyền do Mỹ  dựng lên đã tìm đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất để chống lại nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Nước Việt Nam độc lập từ đó cho đến nay./.

File đính kèm:

  • docLỊCH SỬ VIỆT NAM.doc
Giáo án liên quan