Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.
Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.[2]
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trấn Thọ Xuân - Tứ Trụ - Lam Kinh
Tuyến số 11: TP. Thanh Hóa - Hậu Lộc - Ngư Lộc - Đa Lộc
Tuyến số 12: Làng cổ Đông Sơn - Bờ Hồ - Bến xe phía Nam - Lưu Vệ - Đường Thanh Niên - Khu Sô Tô
Tuyến số 13: Hoằng Trường - Nam Ngạn - Bờ Hồ - Nhồi - Tân Ninh
Tuyến số 14: Bến xe Sầm Sơn - Khu sinh thái Quảng Cư
Tuyến số 15: TP. Thanh Hóa - Chợ Kho - Nông Cống
Tuyến số 16: TP. Thanh Hóa - Nông Cống - Như Thanh
Tuyến số 17: Hợp Lý - Sim - Giắt - TP. Thanh Hóa - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa)
Tuyến số 18: Thiệu Duy - Vạn Hà - TP. Thanh Hóa - Ngã ba đường tránh phía Nam thành phố.
XI.Du lịch Thanh Hóa
Suối cá tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (cách trung tâm TP Thanh Hóa hơn 70 km về phía Tây Bắc) là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch và các nhà nghiên cứu.
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Năm 2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn.
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Năm 2007, Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình "Hành trình một nghìn năm các kinh đô Việt Nam". Phối hợp cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ.
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:
Các khu du lịch biển: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Hòa.
Bãi biển Sầm Sơn
Các khu bảo tồn thiên nhiên:
Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ... và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ, khỉ...
Vườn quốc gia Cúc Phương: một phần thuộc huyện Thạch Thành.
Các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy.
Suối cá thần Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70 km về phía Tây, là suối cá tự nhiên và ngày nay trở thành điểm du lịch lý thú của tỉnh Thanh Hoá. Ở đây có tới hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100 m của con suối. Mỗi con cá nặng trung bình từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Cá ở đây rất dạn người và thân thiện với khách du lịch. Mặc dù rất nhiều cá nhưng điều kỳ lạ là nước suối rất trong và mát, thậm chí khách có thể dùng để rửa mặt. Người dân ở đây tôn thờ những chú cá như các vị thần (là nguồn gốc của tên gọi "Suối cá thần"), mặc dù rất nhiều cá nhưng không ai dám bắt ăn, người ta truyền miệng nhau rằng nếu ăn thịt các ông "cá thân" thì sẽ gặp phải những điều rủi ro, bất hạnh.
Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm...
Cụm di tích thành nhà Hồ, gồm thành Tây Đô (thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km) và các di tích kề cận như đàn Nam Giao, động Tiên Sơn (thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc)...
Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng...
Thái miếu nhà Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, có 27 thần vị và có nhiều hiện vật có từ thế kỷ 17, 18.
Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc.
Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân.
Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân, đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Đền thờ, lăng mộ cụ Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa cách TP Thanh Hóa 12 km.
Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều Nguyễn.
Phủ Na (xã Xuân Du huyện Như Thanh), đền Sòng (Bỉm Sơn).
Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn.
Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời Chiến tranh Việt Nam), đồi Quyết Thắng.
Tòa Giám mục công giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và chùa Mật Đa (thành phố Thanh Hóa).
Thác Muốn, Điền Quang, Điền Lư, Bá Thước
Suối cá Văn Nho,Bá Thước
Khu du lịch tâm linh Đền Phố Cát (Thạch Thành)
XII. Ẩm thực - Đặc sản:
Bánh đa biển, đặc sản Hậu Lộc
Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn.[18]
Món đặc sản của Thanh Hóa được du khách thập phương biết đến nhiều nhất có lẽ là nem chua. Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bì thái chỉ, hạt tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng, gói bên ngoài bởi rất nhiều lớp lá chuối. Thịt nạc được chọn là loại thật nạc, ngon, tươi, không dính mỡ, không dính gân, trộn đều với bì luộc thái chỉ, gia vị. Không thể thiếu một chút ớt cho thêm đậm đà, tiêu để dậy mùi, một chút tỏi để khử trùng và một vài lá đinh lăng. Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó có vị chua, cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm khiến du khách đã ăn một lần khó có thể quên.[19]
XII. Nhân vật nổi tiếng của Thanh Hóa
1.Thời phong kiến
Bà Triệu (226 - 248)
Triệu Quốc Đạt
Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.
Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Lê Hoàn (941 - 1005)
Đào Cam Mộc, sinh năm 942, mất năm 1015 ở làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Qua những tài liệu tìm được cho thấy, Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc là người có công trong việc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng triều Lý - một triều đại thái bình thịnh trị trong lịch sử dân tộc. Ông cũng là người có những đóng góp cho cuộc dời đô lịch sử từ Hoa Lư ra Thăng Long. Ông được Lý Công Uẩn tặng đôi câu đối "Lý triều định đô vương tứ phúc/Đào trạng văn quan Quốc ân thân" để ghi nhận công lao của Ông một người họ Đào giúp vua, giúp nước.
Đào Tiêu đỗ Trạng nguyên khoa tháng hai, Ất Hợi, năm Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông. Quê gốc của ông ở xã Phủ Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng sinh ra và lớn lên ở Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Ất Hợi,niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275) đời vua Trần Thánh Tông, ông thi đỗ danh hiệu Trại Trạng nguyên (những trạng nguyên có quê quán từ Thanh Hóa trở vào).
Sau khi ông mất, vua đã phong phúc thần cho ông[1].
Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
Lê Lợi
Lê Lai
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
Lê Duy Mật
Lê Quát
Đỗ Hành
Lê Văn Linh
Đinh Lễ
Lê Thạch
Hoàng Ðình Ái (1527 - 1607;Quê ở Biện Thượng huyện Vĩnh Lộc, có công lao lớn trong cuộc trung hưng nhà Lê: bắt sống đại tướng Nguyễn Quyện, lấy lại Ðông Kinh.
Phạm Bành (1825 - 1887;Quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cůng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình.
Lương Ðắc Bằng (1472 - ?;Người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hoá. Lúc bé đã nổi tiếng thần đồng, năm 27 (hoặc 28) tuổi đỗ hội nguyên, thi đình đỗ nhất giáp tiến sĩ, tên thứ 2 (tức bảng nhãn). Ông làm quan đến thượng thư Bộ lại, được tham dự triều chính, tước Ðôn Trung Bá. Ông còn là nhà giáo mẫu mực, là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đào tạo nhiều nhân tài học thức cho xứ Thanh và đất nước.
Lưu Ðình Chất (1566 - 1627)
Nguyễn Chích (1382 - 1448)
Nguyễn Hữu Dật (1604 - 1681)
Hoàng Bật Ðạt (1842 - 1887)
Ðinh Củng Viên (?- 1294)
Phạm Vấn (?- 1435)
Trịnh Thị Ngọc Trúc(?;Là con gái Trịnh Tráng,là chính cung hoàng hậu của vua Lê Thần Tông (1619
Cầm Bá Thước (1853 - 1895)
Trịnh Duy Thuân (? - 1542)
Nguyễn Thu (1799 - 1855)
Nguyễn Mậu Tuyên (1518-1599)
Trịnh Tuê (còn gọi là Trịnh Huê) ( 1704 - ?)
Nguyễn Mộng Tuân (TK XV)
Trịnh Tùng (1546 - 1623)
Lê Bật Tứ (1562 - 1627)
Ðào Duy Từ (1572 - 1634)
Lê Trạc Tú (?)
Nguyễn Ðôn Tiết (1836 - ?)
Tống Duy Tân (1837 - 1892)
Lê Tắc (TK XIV)
Ðại Thặng Ðăng (Pháp danh) (TK VIII)
Cao Ðiển (1853 - 1896)
Trần Hạng (1372 - 1399)
Nguyễn Hữu Hào (1647 - 1713)
Lê Hy (1646 - 1702)
Nguyễn Hiệu (1664 - 1735)
Lê Phụng Hiểu (? - ?)
Nguyễn Hoàn (1713 - 1791)
Nguyễn Hoàng (1524 - 1613)
Hà Tông Huân (1697 - 1790)
Trịnh Khả (1399 - 1451)
Lương Hữu Khánh (TK XVI)
Nguyễn Kim (? - 1545)
Lê Ðình Kiên (1620 - 1704)
Trịnh Kiểm (1503 - 1570)
Lê Khôi (?- 1446)
Nhữ Bá Sĩ (1787 - 1867)
Trần Xuân Soạn (1849 - 1923)
Lê Thị Hoa (TK I)
Trạng Quỳnh
Các chúa Nguyễn và vua nhà Nguyễn
Các chúa Trịnh
Lê Ngọc Hân
Đinh Công Tráng
Phạm Bành
Tôn Thất Thuyết
Mai Anh Tuấn
Cầm Bá Thước
2.Sau thời phong kiến
Hữu Loan: nhà thơ
Nguyễn Duy: nhà thơ
Tô Vĩnh Diện
Lê Mã Lương
Ngô Thị Tuyển
Nguyễn Bá Ngọc
Mẹ Tơm
3.Quan chức
Lê Khả Phiêu: nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Tô Huy Rứa, UV Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
Phạm Quang Nghị, UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Trung tướng Mai Quang Phấn, UVTW Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam
Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Lê Huy Ngọ, Nguyên Bộ trưởng NN&PTNT
Trung tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng-Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Lê Tiến Thọ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa
Lê Duy Đồng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Bộ LĐTB&XH
Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục CSQLHC về TTATXH-Bộ Công an
Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL-Bộ Công an
Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải
Thiếu tướng Lê Văn Đệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL-Bộ Công an
File đính kèm:
- lop4.doc