I/ Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó: khoét rỗng, mênh mông, giàn bếp, nhanh nhảu, vắng tanh, sinh ra, lần lượt.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên .
- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên .
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Tuần 32 Từ ngày 25/ 04 đến ngày 29/ 04 /2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
005.
TOÁN : ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
A/ MỤC TIÊU :
Giúp HS:.
Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Viết sẵn ở bảng phụ nội dung bài 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra 2 HS lên bảng làm bài tìm x.
+ 1 HS lên bảng xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
+ 1 HS lên bảng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ GV đọc từng số cho HS viết theo dãy
+ Tìm các số tròn chục trong bài?
+ Tìm các số tròn trăm trong bài?
+ Nhận xét thực hiện và ghi điểm
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
300 + x = 800 x + 700 = 1000
x = 800 – 300 x = 1000 – 700
x = 500 x = 300
a/ 599 ; 678 ; 857 ; 903 ; 1000
b/ 1000 ; 903 ; 857 ; 678 ; 599
Nhắc lại tựa bài.
+ Viết các số.
+ Lần lượt: 915 ; 250 ; 695 ; 371 ; 714 ; 900 ; 524 ; 199 ; 102 ; 555 .
+ 250 ; 900
+ 900.
Bài 2:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Phần a: Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Vì sao?
+ Yêu cầu HS điền tiếp các ô trống còn lại của phần a, sau đó HS đọc dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
+ Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
+ Chữa bài và ghi điểm.
Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Những số như thế nào được gọi là số tròn trăm?
+ Yêu cầu HS làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình
+ Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Cho HS nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
+ Yêu cầu thảo luận theo 2 dãy, sau đó mỗi dãy chọn 3 bạn lên thi đua tiếp sức
+ Các nhóm lên bảng điền nhanh
+ Nhận xét tuyên dương
Bài 5:
+ Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
+ Nhận xét sửa chữa
+ Đọc đề
+ Điền số còn thiếu vào ô trống.
+ Điền 382 vì 380 đến 381 vậy số liền sau 381 là số 382.
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét
+ Cả lớp làm tiếp vào vở, 2 HS lên bảng
+ Nhận xét bài ở bảng.
+ Viết các số tròn trăm vào chỗ trống.
+ Là những số có 2 chữ số tận cùng đều là 0 (có hàng chục và hàng đơn vị cùng là 0).
+ Làm bài vào vở.
100 ; 200 ; 300 ; 400 ; 500 ; 600 ; 700 ; 800 ; 900 ; 1000.
+ Nhận xét bài bạn.
+ Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
+ Nhắc lại cách so sánh
+ Thảo luận theo dãy sau đó lên bảng thi đua tiếp sức
+ Thực hiện.
+ Nhận xét.
a/ 100
b/ 999
c/ 1000
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TỪ TRÁI NGHĨA – DẤU PHẨY, DẤU CHẤM
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống các từ trái nghĩa.
Hiểu ý nghĩa của các từ.
Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1.
Bảng ghi sẵn nội dung bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 lên bảng .
+ Chấm vở 5HS.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ GV thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Gọi 1 HS đọc phần a
+ Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.
+ Gọi HS nhận xét chữa bài.
+ Nhận xét ghi điểm cho HS.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Chia HS thành các 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức.
+ Nhận xét và tuyên dương.
+ Mỗi HS đặt 1 câu ca ngợi Bác Hồ
+ 5 HS nộp VBT
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Đọc, theo dõi.
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở:
đẹp – xấu, ngắn – dài,nóng – lạnh, thấp – cao.
lên – xuống, yêu – ghét, chê – khen, trời – đất, trên – dưới, ngày – đêm.
+ Nhận xét bài bạn
+ Thảo luận theo yêu cầu, sau đó các nhóm đưa ra kết quả bài làm:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”
+ Nhận xét các nhóm bạn.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
CB bài tuần 30
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI – ĐỌC SỔ LIÊN LẠC.
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Biết kể lại chính xác nội dung mộ trang trong sổ liên lạc của mình.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Sổ liên lạc của từng HS.
Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
+ Bạn kia trả lời như thế nào?
+ Lúc đó bạn áo tím đáp lại ra sao?
+ Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
+ Đây là một lời từ chới, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự : Thế thì tớ mượn sau vậy.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím
+ Gọi 1 số lên bảng thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
+ Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1
+ Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS tự tìm 1 trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại nội dung:
- Lời ghi nhận của thầy cô
- Ngày tháng ghi
- Suy nghĩ của em, việc em sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
+ Nhận xét ghi điểm
+ 3 HS đọc bài.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
+ Bạn trả lời: xin lỗi. Tớ chưa đọc xong .
+ Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
+ Suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./ . . .
+ 3 cặp HS lên bảng thực hành nói và đáp lại.
+ 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống .
HS1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS1: Vậy à!Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a:
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./ . . .
Tình huống b:
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./ . . .
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./ . . .
+ Đọc yêu cầu trong SGK.
+ HS tự làm việc trong thời gian 3 phút.
+ 5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỂ DỤC : BÀI 64
A/ MỤC TIÊU :
Tiếp tục ôn Chuyền cầu theo nhóm 2 người.Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
Ôn trò chơi “Ném bóng trúng đích”.Yêu cầu biết ném vào đích.
B/ CHUẨN BỊ :
Địa điểm: Sân trường.
Phương tiện : 1 còi , mỗi HS chuẩn bị một quả cầu. Bảng gỗ tâng cầu và bóng
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ Yêu cầu tập hợp thành 4 hàng dọc. GV phổ biến nội dung giờ học. ( 1 p)
+ Đứng vỗ tay và hát: 1 – 2 phút.
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 80 – 100m.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 1 p
+ Ôn các động tác: tay, chân, lườn, nhảy của bài thể dục phát triển chung. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
II/ PHẦN CƠ BẢN:
* Chuyền cầu theo nhóm 2 người:8 – 10 phút.
+ Chia tổ tập luyện, từng tổ thi chọn đôi giỏi nhất, sau đó thi để chọn vô địch lớp.
* Trò chơi “Ném bóng trúng đích” :8 – 10 phút.
+ GV nêu tên trò chơi, làm mẫu cách ném bóng.
Lần 1: chơi thử
Lần 2: chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt
+ Có thể tổ chức theo đội hình hàng ngang.
III/ PHẦN KẾT THÚC:
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Một số trò chơi thả lỏng
+ Cúi đầu lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng
+ GVhệ thống ND bài và yêu cầu HS nhắc lại.
+ GV nhận xét tiết học – Dặn về nhà ôn lại bài,chuẩn bị tiết sau.
+ Lớp trưởng điều khiển tập hợp .Lắng nghe
+ HS thực hiện .
+ HS thực hiện theo yêu cầu
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Thực hiện theo nhịp hô của lớp trưởng.
+ Thực hiện theo sự hướng dẫn .Cả lớp thực hiện chơi theo tổ.
+ HS thực hiện theo yêu cầu .
+ Chú ý lắng nghe.
+ Chơi thử
+ Chơi chính thức
+ Thực hiện chơi theo tổ, tổ trưởng điều khiển
+ Thực hiện
+ Thả lỏng cơ thể.
+ Thực hiện.
+ Lắng nghe.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 32.doc