- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp ở trường, ở địa phương phú hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Đối với HS khá, giỏi: nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng : Tuần 27 lớp 4/1 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Hướng dẫn hs thực hiện trò chơi: Ai nhanh, Ai đúng (10’)
vHoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất (20’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
Bài cũ: Các nguồn nhiệt.
- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi.
+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
+ Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ?
+ Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ?
+ Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS
a. Giới thiệu: Bài “Nhiệt cần cho sự sống”
b. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia nhóm và phổ biến luật chơi:
- Gv lần lượt nêu câu hỏi và đội nào giơ tay trước sẽ trả lời trước rồi đến đội khác, tuỳ vào độ nhanh chậm và chính xác của câu trả lời mà tính điểm cho các đội.
-Lưu ý đảm bảo tất cả hs đều tham gia.
Câu hỏi và đáp án:
1. Kể tên 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:
a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy-líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.
b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.
c. Hoa tuy-líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.
2. 3 loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:
a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.
b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.
c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.
3. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:
a. Sa mạc và ôn đới
b. Sa mạc và nhiệt đới
c. Hàn đới và ôn đới
d. Sa mạc và hàn đới
4. Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ:
a. 00C c. Dưới 00C
b. Trên 00C d. Dưới 100C
5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:
a. Sự lớn lên.
b. Sự sinh sản.
c. Sự phân bố.
d. Tất cả các hoạt động trên.
6. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:
a. Giống nhau.
b. Khác nhau.
c. Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
-GV đi gợi ý, hướng dẫn HS.
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một vai trò của Mặt Trời đối với sự sống.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
- Nhiệt cần cho sự sống như thế nào?
- Liên hệ giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs hội ý
- HS đều tham gia trò chơi.
c. Hoa tuy-líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.
b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi,
d. Sa mạc và hàn đới
d. Dưới 100C
d. Tất cả các hoạt động trên.
b. Khác nhau.
- Tiếp nối nhau trình bày.
Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:
+ Gió sẽ ngừng thổi.
+ Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.
+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.
+ Không có mưa.
+ Không có sự sống trên Trái Đất.
+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên …
- Vài HS nhắc lại mục bạn cần biết.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
««««««««««««
TOÁN
TIẾT 135 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
- Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích của hình thoi.
- HS làm bài tập 1, 2, 4 ; Bài 3 dành cho HS khá, giỏi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, vở toán, bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(1’)
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới
thiệu (1’)
vHoạt Động2: Thực hành luyện tập (30’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
- HS sửa bài tập ở nhà.
- Nhận xét phần sửa bài.
a. Giới thiệu: Các em đã biết cách tính diện tích của hình thoi, trong giờ học này chúng ta sẽ vận dụng công thức để giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích hình thoi.
b. Thực hành.
Bài 1: HS vận dụng công thức tính S hình thoi.
- HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 2: HS vận dụng công thức tính S hình thoi.
- HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét sửasai
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi).
- Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi.
Tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết.
Bài 4: Thực hành
- HS thực hành theo yêu cầu của SGK
- Hỏi lại quy tắc thực hiện nhân, chia phân số.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS sửa bài tập ở nhà.
- HS nhận xét.
- Tính diện tích hình thoi biết:
a) Độ dài các đường chéo19 cm và 12 cm
Giải
Diện tích hình thoi đó là:
(19 x12) : 2 = 114 (cm2)
Đáp số: 114 cm2
b) Độ dài các đường chéo 30 cm và 7 dm
Giải
Diện tích hình thoi đó là:
(70 x 30) : 2 = 1050 (cm2)
Đáp số: 1050 cm2
- HS nhận xét.
- HS chữa bài vào vở.
Giải
Diện tích miếng kiến hình thoi đó là:
(14 x 10) : 2 = 70 (cm2)
Đáp số: 70 cm2
- HS nhận xét.
Bài 3:(Dành cho HS khá, giỏi).
- HS ghép hình xong rồi tính diện tích hình đó.
- HS nhận xét.
- HS thực hành thao tác.
- Hs trả lời.
- HS lắng nghe.
««««««««««««
TẬP LÀM VĂN – tuần 27
TIẾT 2: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI .
I -MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng tư, đặt câu và viết đúng chính tả, …) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- Đối với HS khá, giỏi: Biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bảng phụ, phấn màu, phiếu sửa lỗi…
- Trò: SGK, bút, vở, …
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Hướng dẫn hs nhận xét chung kết quả bài viết (10’)
vHoạt động 3:Hướng dẫn HS sửa bài (15’)
vHoạt động 4:Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay (10’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
Kiểm tra bài cũ: không.
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
b. Nhận xét chung kết quả bài viết
- Gọi HS đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- GV yêu cầu hs nêu lại nội dung yêu cầu.
- GV nhận xét chung kết quả bài viết của hs theo các bước:
- Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt.
- Những thiếu sót hạn chế.
- Báo điểm, phát bài cho hs.
c. Hướng dẫn hs sửa bài.
a) Hướng dẫn sửa lỗi từng hs:
- GV phát phiếu sửa lỗi cho hs.
- GV yêu cầu hs:
+ Đọc lời phê của thầy cô
+ Xem lại bài viết
+ Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại
- GV cho hs đổi vở, phiếu để soát lỗi.
- GV quan sát giúp đỡ những hs kém, kiểm tra việc làm của hs
b) Hướng dẫn sửa lỗi chung:
- GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng.
- Gọi hs nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng.
- GV nhận xét và ghi lại từ, câu đúng, gạch dưới bằng phấn màu lỗi sai.
- GV yêu cầu hs sửa vào vở.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc 1 –2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe.
- Cho hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó.
- Gv nhận xét và yêu cầu hs về nhà chỉnh lại bài văn của mình.
- GV đọc một bài văn hay cho cả lớp cùng nghe.
- Liên hệ giáo dục hs.
- Nhận xét chung tiết học
- Tuyên dương những hs đạt điểm cao, có bài viết hay
- HS hát
- HS lằng nghe.
- 2 Hs đọc to
- 1 hs nhắc lại
- Cả lớp lắng nghe
- HS nhận phiếu cá nhân
- 1 hs đọc các mục phiếu
- Đại diện vài nhóm nêu
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở.
- Hs soát lỗi cho nhau
- Cả lớp cùng quan sát
- Vài hs nêu ý kiến
- Hs đọc lại phần sửa đúng
- Hs tự chép vào vở
- Cả lớp lắng nghe
- hs trao đổi, thảo luận theo nhóm
- Vài hs nêu ý kiến
- Cả lớp lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Sinh hoạt lớp tuần 27
I/ Mục tiêu :
Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần như: Đạo đức, học tập, lao động
Thông qua các báo cáo của BCS lớp GV nắm được tình hình chung của lớp để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp để lớp hoạt động tốt hơn
Phát huy những mặt tích cực, điều chỉnh những mặt còn hạn chế phù hợp với đặt điểm của lớp.
Rèn cho HS sự tự tin trình bày nguyện vọng của mình trước tập thể lớp và phát huy được tính dân chủ trong tập thể.
II/ Chuẩn bị:
- Bài hát: Hành khúc đội TNTPHCM.
- Trò chơi “ Hoa búp, hoa nở, hoa tàn”
III/Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua:
+ Đạo đức: biết lễ phép với thầy cô và người lớn.
+ Đồng phục: Thực hiện tốt
+ Vệ sinh: tốt.
- Xếp hàng ra, vào lớp nghiêm túc.
- Chuẩn bị ĐDHT: đa số các em chuẩn đầy đủ.
- Lớp trưởng, tổ trưởng có tích cực hoạt động.
- Nhắc nhở HS phát huy những mặt đã làm được .
- Cho tập thể hát bài “ Hành khúc đội TNTPHCM ”.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 28: Hoạt động theo chủ điểm hướng tới “ ngày 8/3 và 26/3”
- Gv phổ biến nội dung thi đua cho lớp thực hiện.
- HS thực hiện đúng nội quy trường đề ra về thực hiện tháng ATGT và phòng tránh tai nạn thương tích ở trường và cả ở gia đình.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và ăn mặc đồng phục đúng qui định.
- Nhắc hs đem tập vở theo thời khoá biểu. Dụng cụ học tập đầy đủ.
- Nhắc nhở HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Giáo dục HS ý thức giữ An toàn trên đường đi học và trong trường học.
- Nhắc hs trật nhật đúng giờ.
- Vệ sinh: đầu tóc, quần áo, giầy dép, móng tay…
- Chuẩn bị ĐDHT đầy đủ trước khi đi học.
- Viết bài, làm bài ở nhà, trả bài đến lớp, lớp trưởng, tổ trưởng thường xuyên kiểm tra.
- Trật tự, trong giờ học chú ý nghe giảng bài.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 27 DUNG 2013.doc