Lịch báo giảng Tuần 20 Lớp 3 Năm 2013

 TẬP ĐỌC

 Bước đầu biết đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

 HS khá giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

 Hiểu nôi dung : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các CH trong SGK)

 KNS: Đảm nhận trách nhiệm. Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét. Lắng nghe tích cực. Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp .

 KỂ CHUYỆN

1. HS kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .

2. HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện .

 

doc49 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Tuần 20 Lớp 3 Năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ học: 1 phút. -Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút. -Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1p. -Trò chơi “Có chúng em”: 1-2 phút. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc: (12 – 15 phút). +Cả lớp thực hiện dưới sự HD của GV hoặc cán sự lớp theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt. +Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh các tổ thắng. * Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn. 1 lần. -Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”: 6 – 8 phút. Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kĩ các khớp. Có thể HD lại cách bật nhảy trước khi chơi. GV điều khiển và làm trọng tài cuộc chơi. Nhắc HS đề phóng không để xảy ra tai nạn. Sau mỗi lần chơi GV có thể thay đổi hình thức và cách chơi khác cho thêm phần sinh động. Phần kết thúc: -Đi thường theo nhịp vổ tay, hát : 1 phút -GV cùng HS hệ thống bài :1 phút. -GV giao bài tập về nhà : Ôn luyện bài tập RLTTCB và các nội dung ĐHĐN. -Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo. -Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, vai, hông, … -Chạy châm theo YC của GV. -Lớp thực hiện giậm chân tại chỗ. -Tham gia trò chơi “Có chúng em” một cách tích cực. -Cả lớp cùng tập luyện dưới sự HD của cán sự lớp. -HS chú ý theo dõi và cùng ôn luyện. Tổ 1: ó ó ó ó ó ó ó ó J Tổ 2: ó ó ó ó ó ó ó ó J ...... +Lắng nghe sau đó ôn luyện theo HD của GV. Với hình thức thi đua. -Nhận xét tuyên dương tổ thực hiện tốt. -1 tổ thực hiện theo YC của GV. -HS tham gia chơi tích cực. -HS khởi động theo yêu cầu của GV, lớp trưởng HD cho cả lớp khởi động. +Cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức. €€€€€€ -Hát 1 bài. -Nhắc lại ND bài học. -Lắng nghe và ghi nhận. TẬP ĐỌC TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH I/ Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp, ... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Hiểu các từ ngữ trong bài: đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học,... Hiểu nội dung bài: Sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam. II/ Chuẩn bị: Tranh minh hoa bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: -HS đọc thuộc lòng bài Chú ở bên Bác Hồ. -Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? -Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? -Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: a.GTB: Ghi tựa. b.Luyện đọc: -Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt. -Treo tranh hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. -HD phát âm từ khó. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. -HD HS chia bài thành 2 đoạn. -Gọi 2 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. -Giải nghĩa các từ khó. GV giải thích thêm từ lúp xúp: (là nhiều cái ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau). -YC 2 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. -YC HS đọc bài theo nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -Đọc đồng thanh cả bài. c. HD tìm hiểu bài: -HS đọc cả bài trước lớp. - 1 HS lại đoạn 1 của bài. -Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? -Hình ảnh: “như một sợi dây kéo thẳng đứng” diễn tả một cái dốc cao, sự vất vả của các chiến sĩ khi phải vượt dốc. -Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? -GV: Bộ đội hành quân thật vất vả. Con đường họ phải vượt qua thật hiểm nguy. -Những hình ảnh nào trong đoạn 2 tố cáo tội ác của giặc? d. Luyện đọc lại: -Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó. -Gọi 3 đến 4 HS đọc. -Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò: -Hỏi: Bài đọc này giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau. -Soạn các bài tập có liên quan đến bài viết. -3 HS lên bảng thực hiện. -HS đọc thuộc lòng bài thơ. -“Sao lâu quá là lâu! Chú bây gời ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu?” -Nhân dân, người thân luôn nhớ mãi những chiến sĩ vì họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập, tự do của Tổ quốc. -HS lắng nghe. -Theo dõi GV đọc. -Quan sát trả lời: Vẽ cảnh bộ đội đang hành quân trên con đường đầy dốc đá hiểm nguy. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. -HS luyện phát âm từ khó do HS nêu. (hoặc các từ ở phần mục tiêu) - Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV. -HS dùng bút chì đánh dấu phân cách. -2 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng. VD: Đường lên dốc trơn / và lầy.// Người nọ đi tiếp sau người kia.// Đoàn quân nối thành vệt dài / từ thung lũng tới đỉnh cao như mợt sợi dây kéo thẳng đứng.// Họ nhích từng bước.// Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong.// -HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó. -2 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK. -Mỗi nhóm 2 HS lần lượt đọc trong nhóm. -Hai nhóm thi đọc nối tiếp. -Cả lớp cùng đồng thanh. -1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK. -1 HS đọc. Lớp đọc thầm. -Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. - Dốc trơn và lầy./ Họ nhích từng bước. / Những cái lưng cong cong./ Những cái mặt đỏ bừng. -“Những rặng dừa đỏ lên vì bom Mĩ......chọc lên nền trời mây”. -HS tự luyện đọc. -3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam. Cho thấy được tội ác tàn phá, huỷ diệt rất dã man và khốc liệt của kẻ thù đối với thiên nhiên và con người Việt Nam. Thứ năm ngày …… tháng…… năm 200…… THỂ DỤC Bài 40: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I . Mục tiêu: Ôn động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. Học trò chơi “Lò cò tiếp sức”. YC biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi. II . Địa điểm, phương tiện: Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các ô, vạch cho tập luyện ĐHĐN và trò chơi “Qua đường lội” và “Lò cò tiếp sức”. III . Nội dung và phương pháp lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh Phần mở đầu: -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút. -YC HS khởi động. -Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1 phút. -Trò chơi “Qua đường lội”: 3 phút. (Lớp 1) -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho các em chơi theo đội hình hàng dọc. Phần cơ bản: -Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc: 10 – 12 phút. +Cả lớp thực hiện dưới sự HD của GV, sau đó cán sự lớp điều khiển tập theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt. +Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất: 1 x 15m. * Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn. 1 lần. -Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo. -Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, vai, hông, … -Lớp thực hiện giậm chân tại chỗ. -Tham gia trò chơi “Qua đường lội” một cách tích cực. -Cả lớp cùng tập luyện dưới sự HD của cán sự lớp. -HS chú ý theo dõi và cùng ôn luyện. Tổ 1: ó ó ó ó ó ó ó ó J Tổ 2: ó ó ó ó ó ó ó ó J +Lắng nghe sau đó ôn luyện theo HD của GV. Với hình thức thi đua. -Nhận xét tuyên dương tổ thực hiện tốt. -1 tổ thực hiện theo YC của GV. -Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”: 8 - 10 phút. -HS tham gia chơi tích cực.  ‚ƒƒ O ‚ƒƒ ƒ O CB XP Hình 1 -Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và thực hiện động tác cúi gập thân. GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách lò cò để tránh chấn động mạnh. Tập trước động tác lò có của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp của đánh tay để tạo đà lò cò, rồi mới tập động tác lò cò liên tục và tiếp xúc đất một cách nhẹ nhàng (Xem hình 1). -Khi HS tập thuần thục các đông tác riêng lẻ nói trên rồi mới cho HS chơi thử 1 lần. GV có thể HD thêm những trường hợp phạm qui để HS nắm được luật chơi, sau đó chơi chính thức. -Khi HS chơi, GV nhắc HS nhảy lò có bằng một chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc (vòng tròn có lá cờ) không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ tay vào bạn tiếp theo. Em này nhanh chống nhảy lò cò như em đã thực hiện trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm qui là thắng cuộc. -Những trường hợp phạm qui của trò chơi: +Xuất phát trước lệnh của GV. +Không nhảy lò cò vòng qui cờ hay vật chuẩn, nhày vào vòng tròn. + Không nhảy lò cò mà chạy hoặc nhảy lò cò lại để chạm chân co xuông đất. +Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát. Phần kết thúc: -Đứng tại chỗ vổ tay, há: 1 phút -GV cùng HS hệ thống bài:1 phút. -Nhận xét gời học. -GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện lại động tác đi đều. -Hát 1 bài. -Nhắc lại ND bài học. -Lắng nghe và ghi nhận. SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4. Giáo viên nhận xét chung lớp. Về nề nếp tương đối tốt. Về học tập: Có tiến bộ, đa số các em biết đọc, viết các số có bốn chữ số. Đến lớp có học bài. II/ Biện pháp khắc phục: Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. Hướng tuần tới:........ Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn. ______________________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc
Giáo án liên quan