- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập.
- Nêu các mãu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa)
- HS khá giỏi nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không khí ?
- Vậy thế nào là bầu không khí trong sạch?
- Khi nào thì bầu không khí bị ô nhiễm ?
- Giáo viên kết luận, chốt ý về không khí sạch và không khí bẩn như sgk /79 .
- HĐ2.Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Giáo viên chốt ý , kết luận.
3. Củng cố-dặn dò
-Liên hệ
- Bài sau: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- 2 HS trả lời
- Hoạt động theo cặp, quan sát thảo luận.
Hình 1,3,4:Vì có nhiều ống khói, đốt chất thải ở nông thôn và cảnh đường phố đông đúc , nhiều phương tiện đi lại đang xả khí thải và bụi. H2:cho biết nơi có không khí trong sạch,cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng…
-HS nêu lại tính chất của không khí
-HS trả lời
-Lớp nhận xét
- 2 em đọc .
Nhóm 1 và 2 : Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm .
+ Do bụi: các phương tiện ô tô thải ra, bụi tự nhiên, bụi nhà máy , bụi phóng xạ, bụi than, xi măng..
+ Do khí độc: khí thải của các nhà máy , khói tàu, xe , khói thuốc lá, chất độc hoá học, sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải sinh ra.... là những ng/nhân làm không khí bị ô nhiễm,
Nhóm 3 và 4 : Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm.
Không khí bị ô nhiễm làm hại đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác
Khoa học 4: T20 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
I/Mục tiêu : Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: Thu gom, xử lí phân,rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng, trồng cây,...
MT: GD cách bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II. Chuẩn bị :
- Tranh trang 80,81 sgk
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ :
- Nêu nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm?
-Không khí như thế nào là không khí trong lành?
2/ Bài mới :
-HĐ1: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành
- Làm việc theo cặp
- Giáo viên chốt ý, kết luận
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Viết cam kết, vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lành
-GV tổ chức hướng dẫn
GV nhận xét, kết luận
3/ Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
-Xem bài Âm thanh
- 2 HS trả lời
-HSqs và nêu được những việc nào nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành
-Những việc nên làm : Ở các hình 1,2,3,5,6,7
Những việc không nên làm: Ở các hình: hình 4
*Chống không khí ô nhiễm bằng cách:
-Thu gom và xử lí rác , phân hợp lí
-Giảm lượng khí độc hại của xe chạy bằng động cơ
-Bảo vệ rừng, trồng cây
-HS đọc phần kết luận
-HS hoạt động nhóm: vẽ tranh viết cam kết
-Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm, nêu ý tưởng của bức tranh
-Lớp nhận xét
LỊCH SỬ 5: T20 ÔN TẬP 9 NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO
VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954)
I/Mục tiêu:
-Biết sau cách mạng tháng tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
-Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II/Chuẩn bị:
*HS: Sách giáo khoa.
*GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:Chiến thắng lịch sử ĐBP.
2.Bài mới:
Ôn tập: Chín năm kh/ch bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954).
*HĐ1:Chia nhóm.4
1/Thảo luận các câu hỏi của sgk:
-GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày.
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
-Yêu cầu HS khác nhắc lại ý của các câu hỏi.
*HĐ 2: Làm việc lớp.
1/Trò chơi: Tìm địa chỉ đỏ.
-Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với địa danh đó.
-GV tông kết chung trò chơi.
-GV tổng kết bài học.
3.Củng cố-Dặn dò:
Bài sau: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Nhóm 1: Câu 1 trang 40 sgk.
Nhóm 2: Câu 2 trang 40 sgk.
Nhóm 3: Câu 3 trang 40 sgk.
Nhóm 4: Câu 4 trang 40 sgk.
(Sau khi hoàn thành thảo luận câu hỏi của nhóm, các nhóm thảo luận những câu của nhóm bạn để chuẩn bị cho việc nhận xét phần trình bày của nhóm bạn).
HS tham gia chơi: HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với địa danh đó.
HS lắng nghe.
ĐỊA LÍ 5: T20 CHÂU Á (TT)
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của Châu Á
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
- Nêu đựoc một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
*HS khá giỏi: Xác định được vị trí ĐNA; Giải thích được vì sao dân cư châu Á sống tập trung tại các đồng bằng châu thổ; Giải thích vì sao ĐNA sx được nhiều lúa gạo.
*MT: HS biết sự thích nghi của con người với môi trường; Mối quan hệ giữa dân số đông với việc khai thác môi trường.
II/Chuẩn bị:
*HS: Sách giáo khoa. *GV: Bản đồ Tự nhiên châu Á. Bản đồ Các nước châu Á.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: Châu Á.
2.Bài mới: Châu Á (tiếp theo)
*HĐ 1:Cư dân châu Á:
Làm việc cả lớp
-Làm việc với bản số liệu về dân số các châu ở bài 17 .
-Quan sát H4
-GV bổ sung thêm lý do có sự khác nhau về màu da:sgv
**Kết luận: sgv.
*HĐ 2:Làm việc nhóm4
2. Hoạt động kinh tế:
-Quan sát lược đồ HS đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á.
-HS tìm kí hiệu và các hoạt động sản xuất trên lượt đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở 1 số khu vực, quốc gia châu Á.
**Kết luận: sgv.
*HĐ 3:Làm việc lớp
Khu vực Đông Nam Á:
-Quan sát H3 bài 17, H5 bài 17, xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
-QS H3 bài 17 để nhận xét địa hình, khí hậu
-Yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam.
**Kết luận:sgv
3.Dặn dò:*Bài sau: Các nước láng giềng của Việt Nam.
2HS trả lời.
HS đọc bản đồ và nhận xét về dân cư châu Á, so sánh với các châu lục khác.
Người dân châu Á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ.
Người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
-Cho HS lần lượt nêu tên, một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ôtô...và sự phân bố của từng ngành.
Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển.khí hậu gió mùa nóng ẩm
HS đọc bài học.
KHOA HỌC 5: T20 SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TT)
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 78, 79, 80, 81 sgk. Một số đường kính trắng. Giấy nháp. Phiếu học tập.
-Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Sự biến đổi hoá học.
2.Bài mới: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo).
*HĐ 3: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
Chia nhóm2.
Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật”
B1: Làm việc nhóm.
B2: Làm việc cả lớp.
GV kết luận:
*HĐ 4: vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
Thực hành xử lí thông tin trong sgk.
Chia nhóm4.
B1: Làm việc theo nhóm.
+Hãy giải thích hiện tượng đó. (tr 80 sgk)
+Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá học?
B2: Làm việc cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
-GV kết luận:
3. Củng cố-Dặn dò:
Bài sau: Năng lượng.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại “Bức thư bí mật”, kiểm tra những đồ dùng mà các thành viên trong nhóm đã chuẩn bị sau đó điều khiển nhóm mình thực hiện chơi trò chơi được giới thiệu ở sgk trang 80.
Từng nhóm giới thiệu các bức thư của mình với các bạn trong nhóm khác.
-Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81 sgk.
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
HS lắng nghe.
KHOA HỌC 5: T20 NĂNG LƯỢNG
I/Mục tiêu:
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.nêu được ví dụ.
II/Chuẩn bị:
- Chuẩn bị theo nhóm: Nến, diêm. Ôtô chơi bằng pin có đèn và còi hoặc đèn pin.
- Hình trang 83 sgk.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Sự biến đổi hoá học.
2.Bài mới: Năng lượng.
*HĐ1: Thí nghiệm
- Chia nhóm .
B1: HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm, HS cần nêu rõ:
-Hiện tượng quan sát được.-Vật bị biến đổi như thế nào?-Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
B2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Từ đó, GV đưa ra nhận xét như sgk:
*HĐ2: Quan sát và thảo luận.
Cặp đôi và cả lớp.
B1: HS tự đọc mục Ban cần biết trang 83 sgk, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
-GV kết luận:
3.Củng cố-Dặn dò:
-Bài sau: Năng lượng mặt trời.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
+Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
+Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
+Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
B2: Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp. GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
Vd:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng,...
Thức ăn
Chim đang bay,....
Thức ăn
Máy cày
Xăng
...........
........
HS lắng nghe.
File đính kèm:
- T20 13-14.doc