I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông,vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
* Biết cách vẽ hoạ tiết,vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông,hình vẽ cân đối,tô màu đều,gọn trong hình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Một vài đồ vật khăn vuông có trang trí viên gạch hoa, gạch bông.
- Một số bài mẫu trang trí hình vuông.
- Bài học sinh trước.
Học sinh:
- Vở tập vẽ 1, màu vẽ, bút chì, sáp màu
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng môn Mỹ thuật Tuần 18 ( Từ 21 đến 25 / 12 /09 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïp.
-Cùng giáo viên xếp loại bài.
-Hoa , lá hình con vật…
Tiết 18 MĨ THUẬT
Lớp 2
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I/ Mục tiêu:
Hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.
* Tô màu đều ,gọn trong hình,màu sắc phù hợp,làm rõ hình ảnh .
Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh dân gian gà trống, chăn trâu…
Bài vẽ màu học sinh trước. Hình SGK phóng to.
Màu vẽ.
Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút vẽ, màu vẽ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
5’
5’
20’
2’
1’
1’
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a.Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu tranh gà mái:
- Tranh vẽ những hình ảnh nào?
- Sắp xếp bố trí hình ảnh như thế nào?
b. Cách vẽ màu:
- Chúng ta thấy gà nhà mình thường có lông màu gì?
Giới thiệu bài của học sinh năm trước
c. Thực hành:
-Gợi ý các em tìm màu vẽ sao cho phù hợp với bài vẽ theo sự quan sát của mình.
- Quan sát học sinh làm bài và hướng dẫn các em.
*HS năng khiếu
d. Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc.
- Chọn ra sản phẩm đẹp, nhận xét.
- Chấm điểm, động viên các em.
4. Củng cố:
- Từ bài vẽ màu hôm nay chúng ta có thể tạo dáng và vẽ màu sắc cho đồ vật của mình như thế nào?
- Nhận xét.
5. Dặn dò: Về chuẩn bị bài sau vẽ trường em trong giờ ra chơi .
Lấy đồ dùng học tập.
Nhắc tựa.
Xem tranh và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
- Gà mẹ và nhiều gà con.
- Gà mẹ to ở ở giữa vừa bắt được một con mồi. Gà con quây quần chung quanh gà mẹvới nhiều hình dáng khác nhau.
Gà có bộ lông rất đẹp nhất là gà trống bộ lông với nhiều màu sắc khác nhau: Nâu, vàng, trắng, hoa mơ….
- Chọn màu và vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu nền khác với màu của gà.
Quan sát bài.
Nêu cách vẽ màu. Nhận xét.
Vẽ bài theo suy nghĩ về con gà mình thích.
* Tô màu đều ,gọn trong hình,màu sắc phù hợp,làm rõ hình ảnh .
Cùng giáo viên nhận xét bài.
Nhận xét tiết học.
-Vẽ đúng mẫu và đẹp .
Tiết 18 MĨ THUẬT
Lớp 3
VTM:VẼ LỌ HOA
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số loại hoa .
- Học sinh biết cách vẽ lọ hoa.
- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sưu tầm một số lọ hoa có kiểu dáng chất liệu gốm, sứ…màu sắc và trang trí khác nhau.
Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.
Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Màu vẽ các loại.
III. Lên lớp:
Tg
Hoạt động GV
Hoạt đôïng HS
1'
2'
5’
5’
20’
2’
1'
1’
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ: Tranh cô chú bộ đội .
Kiểm tra vài học sinh chưa hoàn thành ở tiết trước .
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a/ Tìm chọn nội dung đề tài:
- Giới thiệu các lọ hoa có kiểu dáng khác nhau.
- Lọ hoa có các bộ phận nào?
- Hình dáng của chúng như thế nào?
- Cách trang trí lọ hoa như thế nào?
- Lọ hoa làm bằng những chất liệu nào?
b/ Cách ve õlọ hoa:
- Bày mẫu ở các vị trí khác nhau.
-HD các em vẽ từng bước 1
- Phác khung hình lọ hoa vừa với phần giấy(chiều cao, chiều ngang, và vẽ đường trục)
- Phác nét chia tỉ lệ các bộ phận.
- Vẽ nét chính.
- Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ.
- Vẽ màu tự do.
- Giới thiệu bài vẽ của học sinh trước.
c/ Thực hành:
-Quan sát, gợi ý học sinh làm bài.
* HS năng khiếu
d/ Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm .
- Nhận xét về cách thể hiện nội dung.
- Bố cục, hình dáng.
- Tuyên dương các em.
4. Củng cố:
- Qua bài học chúng ta có ý tưởng gì về trang trí lọ hoa riêng cho mình không?
- Nhận xét
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài, quan sát lọ hoa.Quan sát mẫu trang trí hình vuông đe åtiết sau vẽ.
HS nộp bài cho GV kiểm tra .
Nhắc tựa.
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Miệng cổ, thân, đáy, cao, thấp, to, nhỏ khác nhau.
Hình dáng của chúng rất đa dạng.
Dùng hoạ tiết, màu sắc ..để trang trí.
Gốm sứ, thuỷ tinh, sơn mài…
Hoạt động nhóm và tìm ra cách vẽ.
Nêu cách vẽ, nhận xét.
Quan sát bài vẽ.
- Vẽ vừa với phần giấy vẽ màu phù hợp.
- Vẽ bài.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Trình bày sản phẩm và tìm ra bài vẽ đẹp em thích.
Tiết 18 MĨ THUẬT
Lớp 4
VTM:VẼ TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ
I/ Mục tiêu:
-Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng và đặc điểm.
-Biết cách vẽ lọ và quả.
-Vẽ được
-Yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu .
II/ Đồ dùng:
Giáo viên :
-SGK, SGV, một số mẫu lọ và quả khác nhau.
-Hình gợi ý cách vẽ.
-Sưu tầm một số tranh vẽ lọ hoa.
Học sinh:
-SGK, Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm.
-Bút chì đen, tẩy, màu vẽ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
5’
5’
20’
2’
1’
1’
1. Ổn định:Hát
2. Bài cũ: Trang trí hình vuông .
Kiểm tra vài học sinh chưa kiểm tra ở tiết trước.
Nhận xét .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa.
a. Quan sát nhận xét :
- Giới thiệu tranh.
-Bố cục của bức tranh này như thế nào?
- Kích thước giữa chiều cao so với chiều rộng của lọ như thế nào?
- Vị trí đặt lọ và quả như thế nào?
- Màu sắc của lọ và quả như thế nào? Độ đậm nhạt từng phần của từng đồ vật ra sao?
b. Cách vẽ lọ và quả:
- Giới thiệu mẫu vẽ hoặc hình gợi ý cách vẽ.
- Dựa vào hình dáng sắp xếp vào khung hình ngang hay dọc.
- Ước lượng chiều cao so với chiều ngang và vẽ khung hình cho cân.
- So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình lọ quả sau đó vẽ phác hình dáng chung.
- Vẽ các nét chi tiết.
- Vẽ màu.
- Giới thiệu baì vẽ của học sinh năm trước
c. Thực hành:
- Hướng dẫn các em tìm ra cách vẽ cho bài của mình.
- Quan sát nhắc nhở các em. Giúp các em yếu.
* HS năng khiếu
d. Nhận xét, đánh giá.
Trưng bày bài vẽ của học sinh.
- Cùng học sinh nhận xét tìm ra baì đẹp. Nhận xét về bố cục, hình dáng, màu sắc.
- Đánh giá khen, động viên các em.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian.
HS nộp bài cho GV kiểm tra .
Nhắc tựa.
Quan sát, nhận xét.
-Chiều cao lớn hơn chiều ngang.
-Quả đặt trước hoặc bên cạnh lọ.
-Bên nào nhận được nhiều ánh sáng thì màu sắc nhạt hơn.
- Một vài em nhắc lại cách trang trí và vẽ màu.
Quan sát nhận xét.
- Vẽ bài.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu .
- Nộp bài
Nhận xét và tìm ra baì đẹp.
Tiết 18 MĨ THUẬT
Lớp 5
VTT: TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I) Mục tiêu :
Học sinh hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
Học sinh biết cách trang trí được hình chữ nhật.
Học sinh trang trí được hình chữ nhật đơn giản .
* Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chữ nhật,tô màu đều rõ hình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, SGV, hình gợi ý cách vẽ.
Một số bài hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh. Một số hình ảnh hay một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí, cái khay, tấm thảm, chiếc khăn…
Học sinh:
Một số bài trang trí hình chữ nhật trước.
- SGK, giấy vẽ hoặc vở thực hành, chì tẩy, màu vẽ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
4’
4’
20’
2’
1’
1’
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ: Xem tranh
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
Nhận xét .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a. Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật...
- Cách trang trí các hình có gì giống và khác nhau?
b. Cách trang trí :
- Giới thiệu hình hướng dẫn các bước trang trí hình chữ nhật.
- Hãy nêu các bước trang trí hình chữ nhật?
- Nhận xét
- Giới thiệu một số bài vẽ của học sinh trước
c. Thực hành.
- Hướng dẫn các em từng bước.
- Quan sát và hướng dẫn các em.
* HS năng khiếu
d. Nhận xét, đánh giá.
Treo bài theo nhóm.
- Cùng học sinh nhận xét xếp loại bài.
- Nhận xét về bố cục, hình vẽ,độ đậm nhạt.
- Khen khích lệ các em.
4. Củng cố:
- Để vẽ được mẫu vẽ có hai mẫu vật đẹp chúng ta cần chú ý những điểm nào?
- Nhận xét.
5. Dặn dò:
Sưu tầm tranh về ngày tết, mùa xuân ở sách báo để tiết sau vẽ về ngày tết,lễ hội.
Lấy đồ dùng học tập.
Nhắc tựa
- Quan sát tìm ra sự giống nhau và khác nhau
* Giống nhau: Mảng chính được vẽ ở giữa được vẽ to.
- Mảng phụ vẽ chung quanh.
- Các hoạ tiết được vẽ đối xứng nhau.
- màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
* Khác nhau:- Số trục khác nhau.
- Mảng trang trí khác nhau.
Quan sát, nêu các bước vẽ.
Vẽ HCN cân đối với khổ giấy.
Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng (to, nhỏ).
Tìm hoạ tiết vẽ.
Vẽ màu theo ý thích
-Quan sát và tìm ra cách vẽ cho bài của mình.
- Vẽ bài theo nhóm.
* Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chữ nhật,tô màu đều rõ hình.
- Nộp bài, nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
Tổ trưởng bộ mônù kí duyệt tuần 18
Dương Thị Yêm
File đính kèm:
- GAMT Tu L1 den L5 T18 co hinh.doc