I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II/ ĐDDH: Tranh, câu khó, đại ý
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 32 (Từ ngày: 14/4/2014 – 18/4/2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dặn dò:
- Nhận xét tiết học – Dặn dò.
- 2 HS làm BT
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
* ( Cá nhân )
- HS trả lời.
- 1HS làm bảng, cả lớp làm vở.
- HS nhận xét.
a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là:
120 :3 x 2 = 80 (cm).
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
(120 + 80) x 2=400(m).
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
120 x 80 = 9600 (m2)
9600m2= 0,96ha.
Đáp số: a)400m b)9600 m2
0,96 ha
* ( Nhóm 4 )
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận, làm bài tập. HS nhận xét.
a) Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC
Diện tích hình vuông ABCD:
( 4 x 4 : 2 ) x 4 = 32 ( cm2 )
b) Diện tích hình tròn:
4 x 4 x 3,14 = 50,24 ( cm2 )
Diện tích phần tô màu:
50,24 – 32 = 18, 24 ( cm2 )
Đáp số: a)32cm2 ; b)18,24cm2
LT & C (Tiết 64)
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (dấu hai chấm)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm ( BT1 ).
- Biết sử dụng dấu hai chấm ( BT2, 3 ).
II/ ĐDDH: Phiếu bài tập,…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy )
+ Nêu tác dụng của dấu phẩy.
+ Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả về giờ ra chơi có sử dụng dấu phẩy.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
- Nhận xét, chốt ý.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong khổ thơ,câu văn?
- Nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào? Để người bán ghi hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
- Nhận xét, chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
* ( Cá nhân )
- 1em đọc đề bài
- HS trả lời.
a) Dấu hai chấm đặt cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
* ( Nhóm 2 )
- 1em đọc đề bài
- HS thảo luận làm bài, trình bày. Nhận xét.
a)Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết.
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời….tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam ,ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây lã dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là …
* ( Nhóm 4 )
- 1em đọc đề bài
- HS thảo luận làm bài, trình bày. Nhận xét.
+ Tin nhắn của khách: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
+ Người bàn hàng hiểu lầm nên ghi: Kính viếng bác X . Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
( hiểu là nếu còn chỗ trên thiên đàng )
+ Cần thêm dấu hai chấm sau chữ “chỗ”
L.TIẾNG VIỆT : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy, dấu hai chấm. ).
- Ôn tập về văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
1. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp ở 2 câu in nghiêng (1 câu có 1 dấu phẩy, 1 câu có 2 dấu phẩy) trong mẩu chuyện sau :
Đi xuyên Việt bằng xích lô
Tháng 9 năm 2005 anh Mác-tin và anh A-đam người úc đã đi xuyên Việt bằng xích lô. Họ đi để kêu gọi mọi người ủng hộ tiền cho trường KOTO ở số 72 phố Thuỵ Khuê (Hà Nội). Đây là trường học của các trẻ em nghèo không có gia đình.
Họ đã đi 1700 km mất 29 ngày chụp 313 bức ảnh về Việt Nam ăn nhiều món ăn mới và gặp nhiều người Việt Nam.
Hai anh hi vọng trường KOTO có thể nhận được hơn 30 000 đô la để giúp trẻ em nghèo.
Theo Tiếng Việt vui
2. Đặt dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu chuyện sau :
Gai-đa và chiếc va li
Gai-đa là một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xô (cũ). Ông hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Mát-xcơ-va chơi với các em. Một lần, tiễn Gai-đa ra ga, các em tranh nhau xách hộ ông chiếc va li. Đến nơi, một em hỏi nhà văn "Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc va li của bác lại nhẹ và rỗng như thế này ạ ?".
Gai-đa suy nghĩ rồi trả lời "Ô, không sao, bác chỉ sợ chiếc va li của bác nổi tiếng còn bác thì nhẹ và rỗng thôi !".
Theo Giai thoại về các danh nhân
3. Viết đoạn văn miêu tả một trong các cảnh sau: cảnh buổi sáng nơi em ở, đồng lúa quê em, con đường từ nhà tới trường, dòng sông, con suối, hồ nước,...
1. Nhóm 4
Đi xuyên Việt bằng xích lô
Tháng 9 năm 2005, anh Mác-tin và anh A-đam người úc đã đi xuyên Việt bằng xích lô. Họ đi để kêu gọi mọi người ủng hộ tiền cho trường KOTO ở số 72 phố Thuỵ Khuê (Hà Nội). Đây là trường học của các trẻ em nghèo không có gia đình.
Họ đã đi 1700 km mất 29 ngày, chụp 313 bức ảnh về Việt Nam, ăn nhiều món ăn mới và gặp nhiều người Việt Nam.
Hai anh hi vọng trường KOTO có thể nhận được hơn 30 000 đô la để giúp trẻ em nghèo.
Theo Tiếng Việt vui
2. Nhóm 4
Gai-đa và chiếc va li
Gai-đa là một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xô (cũ). Ông hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Mát-xcơ-va chơi với các em. Một lần, tiễn Gai-đa ra ga, các em tranh nhau xách hộ ông chiếc va li. Đến nơi, một em hỏi nhà văn: "Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc va li của bác lại nhẹ và rỗng như thế này ạ ?".
Gai-đa suy nghĩ rồi trả lời: "Ô, không sao, bác chỉ sợ chiếc va li của bác nổi tiếng còn bác thì nhẹ và rỗng thôi !".
Theo Giai thoại về các danh nhân
3. Cá nhân
Đằng đông đã ửng hồng. Sau giấc ngủ no nê, ông mặt trời không còn ngái ngủ, đã bắt tay vào công việc của một ngày. Cả bản làng như được thoa lớp phấn hồng ấm áp. Đầu bản, tiếng loa công cộng bắt đầu vang lên giai điệu của bài hát Inh lả ơi. Trong chốt lát, âm thanh của một ngày mới bắt đầu rộ lên rõ nét hơn với tiếng lợn đòi ăn, tiếng gà mẹ lục đục gọi con, tiếng ăng ẳng của đàn chó con vừa mở mắt, tiếng thì thầm trò chuyện, tiếng gọi nhau í ới, ... Cả bản lừng nhộn lên với âm thanh của một ngày mới.
Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2014
Tập làm văn ( tiết 64 ):
TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II/ ĐDDH: Đề bài ; Một số tranh ảnh ( nếu có ) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Trả bài văn tả con vật
- Y/c HS đọc doạn văn đã chỉnh sửa ở tiết trước.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài
- GV ghi sẵn 4 đề bài
- Gạch dưới ý chính
- HS nói đề bài mình chọn
- Gọi vài em đọc dàn ý tiết trước
HĐ2: HS làm bài
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài:
+ Chú ý tả theo trình tự
+ Cách dùng từ,câu hợp lí
+ Lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- GV theo dõi.
- Thu vở về nhà chấm
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc.
-1 em đọc đề bài
- Nêu yêu cầu của đề
- HS nói đề bài mình chọn
- Vài em đọc dàn ý tiết trước
- Lắng nghe
- HS làm bài vào vở
Toán ( tiết 160 ):
LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
II/ ĐDDH: Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Ôn tập về tính chu vi và diện một số hình đã học
+ Viết công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
Bài 1/167:
- Gọi HS đọc đề
- GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính được kích thước thật, áp dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật để tính
- Nhận xét.
Bài 2/167:
- GVgọi HS đọc đề, nêu yêu cầu đề, nêu cách giải
- Nhận xét
Bài 4/167:
- GV gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu đề.
- GV gợi ý cho HS cách tính chiều cao hình thang.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn dò.
- 2 HS thực hiện y/c.
* ( Nhóm 2 )
- HS đọc đề
- Thảo luận làm bài, trình bày. Nhận xét.
Chiều rộng thật của sân bóng là:
9 x 1000 = 9000(cm)
9000cm = 90 m
Chiều dài thật của sân bóng là:
11 x 1000 = 11000(cm)
11000cm = 110m
Chu vi sân bóng là :
( 110 + 90 ) x 2 = 400(m)
Diện tích của sân bóng là:
110 x 90=9900(m2)
Đáp số: P=400m; S=9900m2
* ( Cá nhân )
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, nêu cách giải
- HS làm bài cá nhân. Nhận xét
Cạnh của sân gạch đó là:
48:4=12(m)
Diện tích của sân gạch đó là:
12x 12=144(m2)
Đáp số: 144m2
* ( Nhóm 4 )
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Thảo luận làm bài, trình bày. Nhận xét.
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 x 10 = 100 ( cm2 ).
Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
( 12 + 8 ) : 2 = 10 ( cm ).
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 ( cm )
Đáp số: 10 cm
LUYỆN TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố về:
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
1. Tính :
a) 13,8% + 25, 5%
b) 56,3% - - 35,7%
2. Số dân xã Thắng Lợi là 1100 người, trong đó số nam chiếm 49%. Hỏi số nữ ở xã đó có bao nhiêu người ?
3. Tính :
a) 3 giờ 43 phút b) 7 giờ 15 phút
+ 4 giờ 17 phút 3 giờ 20 phút
c) 3 giờ 14 phút
4
4. Một người đi từ nhà lúc 6 giờ 20 phút và đến trạm bảo vệ thực vật huyện lúc 8 giờ 30 phút. Biết rằng giữa đường người đó nghỉ hết 20 phút.
Tính thời gian người đó thực đi trên đường ?
1. Cá nhân
Kết quả: a) 39,3% ; b) 20,6%
2. Nhóm 2
Số nam ở xã đó:
1100 x 49 : 100 = 539 ( người )
Số nữ ở xã đó:
1100 – 539 = 561 ( người )
Đáp số: 561 người
3. Cá nhân
Kết quả: a) 8 giờ ; b)3 giờ 55 phút ;
c) 12 giờ 56 phút
4. Cá nhân
Thời gian người đó thực đi trên đường:
8 giờ 30 phút - 6 giờ 20 phút - 20 phút = 1 giờ 50 phút
Đáp số: 1 giờ 50 phút
Sinh hoạt lớp (tiết 32):
SINH HOẠT LỚP TUẦN 32
I.Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 32.
- Phổ biến kết hoạch tuần 33.
II. Nội dung thực hiện :
1/ Phần nhận xét của ban cán sự lớp.
2/ Nhận xét của giáo viên
a/ Công việc thực hiện tuần 32:
* Ưu điểm:
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực.
- Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ .
- Thực hiện nề nếp thể dục, ra vào lớp đúng giờ.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt.
* Tồn tại:
- Một số em còn làm việc riêng trong giờ học.
b/ Kế hoạch tuần 33:
- Thực hiện học tuần 33.
File đính kèm:
- tuan 32(1).doc