I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tích cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II/ ĐDDH: Tranh, câu khó, đại ý
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 31 (Từ ngày: 07/4/2014 – 11/4/2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4.
* ( Nhóm 4 )
- Đọc đề, nêu cách giải.
- HS thảo luận nhóm 4
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77515 : 100 x 1,3 = 1007695(người).
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là 77515000 + 1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78522695 người.
LTVC ( tiết 62 ):
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm đựơc 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dẩu phẩy dùng sai ( BT2; 3 ).
II/ ĐDDH: Phiếu bài tập
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: MRVT: Nam và nữ
- Y/c HS làm BT3 ( SGK/129 )
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
Bài 1: Nêu tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt ý.
- 2 HS làm BT
* ( Cá nhân )
- Nêu y/c và đọc đoạn văn
- Hs trả lời.
Các câu văn
Tác dụng của dấu phẩy
+vTừ những năm 30 của thế kỉ XX , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
+ Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( định ngữ của từ phong cách ).
+ Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ VN như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
+ Con tàu chìm dần, nuớc ngập vào bao lơn.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Bài 2: Đọc mẫu chuyện vui và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chốt ý.
* ( Nhóm 2 )
- Nêu y/c và đọc mẫu chuyện vui.
- Hs thảo luận, trình bày.
Lời phê của xã
Bò cày không được thịt
a) Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là đồng ý cho làm thịt con bò?
Bò cày không được, thịt.
b) Lời phê trong đơn được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng?
Bò cày, không được thịt.
Bài 3: Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Hãy sửa lại cho đúng
- GV nhận xét, chốt ý.
* ( Nhóm 2 )
- Nêu y/c và đọc đoạn văn
- Hs thảo luận, trình bày.
Các câu văn dùng sai dấu phẩy
Sửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
( bỏ một dấu phẩy dùng thừa)
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
(đặt lại vị trí một dấu phẩy)
Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa.
(đặt lại vị trí một dấu phẩy)
L.TIẾNG VIỆT ; LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy ).
- Ôn tập về văn tả cảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
1. Đặt 3 dấu phẩy vào 3 câu in nghiêng trong truyện vui sau :
Hai chúng ta bằng cả nhân loại
Có lần nhà văn nổi tiếng Béc-na Sô tới dự một bữa tiệc. Trong bữa tiệc ai nấy đều khó chịu vì bị một anh chàng hợm hĩnh làm phiền. Anh chàng này khoe khoang luôn mồm làm như biết tất cả mọi thứ trên đời.
Béc-na Sô càng nghe càng khó chịu. Cuối cùng ông bảo :
– Này, anh bạn ! Hiểu biết của anh với tôi cộng lại bằng kiến thức của cả nhân loại đấy.
Anh hợm ngạc nhiên :
– Thật sao ?
Béc-na Sô thản nhiên đáp :
– Thật vậy ! Anh biết mọi việc trên đời, trừ một việc mà anh không biết là anh đang bị mọi người ở đây chán ghét. Nhưng tôi biết điều này. Như vậy nếu hiểu biết của hai chúng ta cộng lại có phải nó sẽ bằng kiến thức của cả nhân loại không ?
Nguyễn Sơn Liên sưu tầm
2. Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn “Tả cảnh trường em trước buổi học”.
a) Mở bài
b) Kết bài
1. Nhóm 4
Hai chúng ta bằng cả nhân loại
Có lần nhà văn nổi tiếng Béc-na Sô tới dự một bữa tiệc. Trong bữa tiệc, ai nấy đều khó chịu vì bị một anh chàng hợm hĩnh làm phiền. Anh chàng này khoe khoang luôn mồm làm như biết tất cả mọi thứ trên đời.
Béc-na Sô càng nghe càng khó chịu. Cuối cùng, ông bảo :
– Này, anh bạn ! Hiểu biết của anh với tôi cộng lại bằng kiến thức của cả nhân loại đấy.
Anh hợm ngạc nhiên :
– Thật sao ?
Béc-na Sô thản nhiên đáp :
– Thật vậy ! Anh biết mọi việc trên đời, trừ một việc mà anh không biết là anh đang bị mọi người ở đây chán ghét. Nhưng tôi biết điều này. Như vậy, nếu hiểu biết của hai chúng ta cộng lại có phải nó sẽ bằng kiến thức của cả nhân loại không ?
2. Cá nhân
a) Mở bài: Trước bảy giờ, cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm vậy mà bây giờ đã bắt đầu ồn ào, náo nhiệt. Em đến trường và hòa mình vào không khí đó.
b) Kết bài: Em rất thích đến trường sớm một chút để được nhìn thấy quang cảnh trường học trước buổi học. Các bạn học sinh được bố mẹ, người thân đưa đến trường, mặc những bộ quần áo đẹp, vai đeo cặp sách, cười nói vui vẻ, … Tất cả những điều đó, mãi mãi đi vào tuổi thơ em.
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014
Tập làm văn ( tiết 62 ):
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Lập dàn ý của bài văn miêu tả .
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II/ ĐDDH :
- Bảng nhóm viết đoạn văn,…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập về văn tả cảnh
- Y/c HS nêu dàn ý bài văn tả cảnh
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề
Bài 1:
- GV chép đề a,b,c lên bảng.
- GV giao việc: Đọc lại 4 đề bài.
- Gạch dưới ý chính
- Y/c 1 HS đọc gợi ý SGK, lớp lắng nghe.
- Chọn một trong 4 đề để miêu tả. Các em nhớ chọn cảnh mà em đã thấy đã quen.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Cho HS lập dàn ý.
- Yêu cầu HS trình bày dàn ý trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/cầu đề bài
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu
* ( Cá nhân )
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi SGK.
- Nêu yêu cầu từng đề
- 1 HS đọc gợi ý SGK, lớp lắng nghe.
- Vài em nêu đề bài mình chọn
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc.
- HS bình chọn.
* ( Nhóm 4 )
- HS đọc y/cầu đề bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài văn trước lớp
- Bình chọn người trình bày hay nhất
Toán ( tiết 155 ):
PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II/ ĐDDH: Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : Luyện tập
* Tính : 3,12 + 4,56 x2; (4,65+ 3,7) x 4
2. Bài mới : Giới thiệu bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về các thành phần và tính chất của phép chia
- GV ghi bảng : a x b = c
+ Em hãy đọc và nêu tên gọi các thành phần trong phép tính trên ?
+ Nêu các tính chất cửa phép chia
+ Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp?
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/163: Tính rồi thử lại
- Cho HS đọc đề.
- GV hướng dẫn bài mẫu.
- Cho HS làm bài tập.
- GV đánh giá chung, cho HS sửa bài.
Bài 2/164: Tính
- Cho HS đọc đề.
- Cho HS làm bài tập.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3/164:
- Cho HS đọc đề
- GV cho thực hiện trò chơi: “ Đố bạn”
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, Dặn dò:
- Y/c HS nêu các tính chất của phép chia đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- 2 HS làm bài
- HS theo dõi.
+ a : b = c là phép chia, trong đó a là số bị chia, b là số chia, c là thương.
+ Không có phép chia cho 0
+ a : 1 = a ; a : a = 1( a khác 0 ) ; 0: b = 0 ( b khác 0 )
+ 2 trường hợp:
. Trường hợp chia hết.
. Trường hợp chia có dư.
- HS đọc lại toàn bộ nội dung ôn tập.
* ( Cá nhân )
- HS đọc đề.
- HS theo dõi và nêu cách thử lại phép tính chia.
- 4 HS làm bảng, cả lớp làm vở, nhận xét bài bạn.
Kết quả: a) 256 ; b) 365 ( dư 1 ) ; c) 21,7 ; d) 4,5.
* ( Cá nhân )
- HS đọc đề.
- 2 HS làm bảng, cả lớp làm vở, nhận xét bài bạn..
Kết quả: a)15/20 =3/4 b) 44/21
* ( Nhóm 6 )
- HS đọc đề.
- HS thực hiện 2 đội, trả lời miệng.
a) 250 và 250 ; 4800 và 4800 ; 950 và 7200.
b)44 và 44 ; 64 và 64; 150 và 600.
- HS nêu các tính chất của phép chia đã học.
L.TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Củng cố về:
- Thực hiện phép tính nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn BT
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
Tính :
a) x2301 x12,04
102 11,3
c)
Tính :
a) 3750 15
b) 2,68 2,4
c) :
Tìm x :
a) x : 2,5 = 4,6
c) 8 : x = 2,5
b) x 2,3 = 3,22
Một thanh sắt dài 0,25m cân nặng 6,3kg. Em hãy tính xem thanh sắt loại đó dài 1m cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
1. Cá nhân
Kết quả: a) 234702; b) 136,052; c)
b)
2. Cá nhân
Kết quả: a) 250; b) 1,116… ;c)
3. Cá nhân
Kết quả : a) x = 11,5 ; b) 1,4 ;c) 3,2
4. Nhóm 2
1m gấp 0,25 m số lần là:
1:0,25=4 ( lần )
Thanh sắt dài 1m cân nặng là:
6,3 x 4 = 25,2 ( kg )
Đáp số: 25, 2 kg
Sinh hoạt lớp (tiết 31):
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I.Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 31
- Phổ biến kết hoạch tuần 32
II. Nội dung thực hiện :
1/ Phần nhận xét của ban cán sự lớp.
2/ Nhận xét của giáo viên
a/ Công việc thực hiện tuần 31:
* Ưu điểm:
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực.
- Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ .
- Thực hiện nề nếp thể dục, ra vào lớp đúng giờ.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt.
* Tồn tại:
- Một số em còn làm việc riêng trong giờ học.
b/ Kế hoạch tuần 32:
- Thực hiện học tuần 32.
- Phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực.
- Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ .
- Thực hiện nề nếp thể dục ra vào lớp đúng giờ.
File đính kèm:
- tuan 31(1).doc