Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 25 (Từ ngày: 24/02/2014 – 28/02/2014)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh ảnh về đền Hùng.

- Bảng phụ ghi sẵn câu khó, đoạn khó, đại ý.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 5 Tuần 25 (Từ ngày: 24/02/2014 – 28/02/2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Bài cũ: Trừ số đo thời gian. + Nêu cách thực hiện phép trừ số đo thời gian? + Tính: 16 phút 12 giây – 7 phút 15 giây - 1HS trả lời. - 1 HS làm bài. 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cho HS làm bài. - Nhận xét, sửa bài. Bài 2: Cộng số đo thời gian - Cho HS nêu lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Cho HS đặt tính và tính - Nhận xét, sửa bài. Bài 3: Trừ số đo thời gian - Cho HS nêu cách thực hiện phép trừ số đo thời gian. - Cho HS làm bài. Sau đó, HS sửa bài. GV theo dõi và nhận xét. * ( Cá nhân ) - HS làm bài Kết quả: b)96phút; 135phút ; 150giây ; 265giây. * ( Cá nhân ) - HS nhắc lại - HS làm cá nhân Kết quả: a)15năm11tháng;b)9ngày36giờ=10ngày12giờ, …. * ( Cá nhân ) - HS nêu. - HS làm bài cá nhân Kết quả: a)1năm 7tháng b)4ngày 18giờ,…. 3. Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học. - Bài sau: Nhân số đo thời gian. Luyện từ và câu (tiết 50) LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I-Mục đích, yêu cầu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ ( ND Ghi nhớ ). - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó ( làm được BT 1 ở mục III ). II-Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ và giấy khổ lớn. III-Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề HĐ1: Nhận xét Bài 1: - Gọi HS đọc đề - GV đính đoạn văn + Đoạn văn có mấy câu? + Các câu đó nói về ai? + Những từ ngữ nào nói về điều đó? - Nhận xét, chốt ý. Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Đính đoạn văn. - Y/c HS thảo luận trả lời. + Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn ở bài tập 2. * Việc thay thế như vậy gọi là phép thay thế từ ngữ HĐ2: Ghi nhớ HĐ3: Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc đề - GV yêu cầu đánh số thứ tự từng câu. - Y/c HS thảo luận làm bài *Việc thay thế như vậy có tác dụng gì? - Nhận xét, chốt ý. 3.Củng cố dặn dò: - Y/c HS nhắc lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài sau HS1: Nêu phần ghi nhớ của bài. HS2: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước ….., nhũng khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm nhiều màu sắc bay đập đờn dờn như đang múa quạt xòe hoa. * ( Cá nhân ) -1 HS đọc đề bài -HS đọc đoạn văn + 6 câu + Trần Quốc Tuấn + Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông , Người. * ( Nhóm 4 ) - 1 HS đọc đề bài - HS đọc đoạn văn - HS thảo luận + Tuy nội dung 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn - tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ 1 đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2 - HS đọc ghi nhớ * ( Nhóm 2 ) - 1 em đọc đề bài - HS đánh số thứ tự từng câu - HS thảo luận làm bài. + từ “anh” ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long câu 1 + người liên lạc câu 4 thay cho người đặt hộp thư câu2 + từ anh câu 4 thay cho Hai Long ở câu 1 - Đó câu 5 thay cho những vật gợi ra hình chữ V câu 4 *Việc thay thế có tác dụng liên kết câu. - HS nhắc lại. L.TIẾNG VIỆT : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố về: - Viết đoạn văn tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT 1. Viết đoạn văn tả bìa một trong các cuốn sách: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. *Gợi ý quan sát : a) Các hình vẽ hoặc ảnh có trên bìa. b) Cách trình bày tên sách. c) Các thông tin khác trên bìa (tên cơ quan biên soạn sách, tên nhà xuất bản sách). 2. Viết đoạn văn tả một đồ vật có ý nghĩa đối với em. * Gợi ý : – Nhìn bao quát, đồ vật đó có gì nổi bật về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc,... – Quan sát cụ thể từng bộ phận, quan sát kĩ một vài bộ phận nổi bật. – Khi sử dụng đồ vật đó, em liên tưởng đến điều gì hoặc cảm nghĩ ra sao ? 1. HS làm bài cá nhân theo sự hướng dẫn của GV Đoạn văn mẫu: Em đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai. Sách không có màu hồng hay màu vàng giống như các cuốn sách Tiếng Việt 4 mà bao trùm toàn bộ bìa sách là màu xanh – màu của cỏ cây, hoa lá; màu của đồng bằng, rừng núi; màu của bầu trời lẫn với dòng sông, … Nhũng hình ảnh trên cuốn sách cũng nói lên điều đó. Đó là hình ảnh các bạn học sinh lớp 5 – những chủ nhân tương lai của đất nước có lẽ đang cùng nhau nói về cuộc sống thanh bình, về những truyền thống của cha ông, … Bìa sách được thiết kế thật sinh động, thật ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi học trò của chúng em. 2. HS làm bài cá nhân theo sự hướng dẫn của GV Đoạn văn mẫu: Trên lưng bạn nào cũng có chiếc cặp sách. Em cũng vậy, nhưng chiếc cặp của em đặc biệt hơn những chiếc cặp khác. Nó trông to, nhưng khi đeo vào rất nhẹ và cũng khá vừa với em. Cặp có hình chữ nhật. Nó được làm bằng da giả nhưng bên ngoài còn có lớp vải mỏng. cặp chủ yếu là màu chàm và màu xanh lá. Trên mặt cặp còn có hình những chú Pokémon đang chơi đùa. Chiếc cặp của em còn có dây đeo và tay xách. Dây đeo còn được nút ở bên trong nên đeo rấy êm. Nó có hai chiếc khóa bằng nhôm sáng loáng. Khi mở cặp ra có tiếng tách, nghe thật vui tai. Cặp còn có viền đỏ, tím. Khi mở cặp ra, ở bên trong có hai ngăn lớn và một ngăn nhỏ. Ngăn lớn em để sách vở. Còn ngăn nhỏ đựng hộp bút. Chiếc cặp giúp em để đồ dùng. Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2014 Tập làm văn (Tiết 50) TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI. I/ Mục đích, yêu cầu: Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của Gv, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp ( BT2 ). GDKNS : -Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). -Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch) II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm viết lời đối thoại ; Tranh minh hoạ III/ Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc bài - GV đính tranh Bài 2: - Gọi HS đọc nội dung BT - Y/c HS đọc thầm lại toàn bộ BT - Nhắc HS trước khi viết : cần chú ý tính cách của 2 nhân vật:Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông. - Chia nhóm 4 - Nhận xét Bài 3: - Gọi HS đọc đề - Chia nhóm 4 - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò. * ( Cả lớp ) - 1 em đọc bài 1 - HS quan sát tranh - Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện: Thái sư Trần Thủ Độ * ( Nhóm 4 ) - 3HS đọc nối tiếp 3 phần + HS 1:đọc yêu cầu và gợi ý + HS 2:đọc gợi ý lời đối thoại + HS 3:đọc đoạn đối thoại - Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ bài tập 2 - Lắng nghe - HS thảo luận làm bài, trình bày. - Bình chọn nhóm có đoạn đối thoại hay nhất. * ( Nhóm 4 ) - 1em đọc đề bài - Các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn kịch (cộng thêm điểm ) TOÁN : ÔN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố về: - Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 1 giờ 25 phút = ....... phút 4 ngày 3 giờ = ....... giờ 2 phút 15 giây = ....... giây 2 năm 5 tháng = ...... tháng b) phút = .......giây ngày = ...... giờ giờ = ....... phút năm = ....... tháng c) 4,2 giờ = ....... phút 2,13 phút = .....giây 0,6 ngày = ...... giờ 2,5 năm = ....... tháng. 2. Một người đi từ nhà đến bưu điện huyện hết 1,75 giờ. Hỏi người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện hết bao nhiêu phút ? 3. Nối theo mẫu : 1. Cá nhân a) 1 giờ 25 phút = 85 phút 4 ngày 3 giờ = 99 giờ 2 phút 15 giây = 135 giây 2 năm 5 tháng = 29 tháng b) phút = 40giây ngày = 8giờ giờ = 45phút năm = 3 tháng c) 4,2 giờ = 252phút 2,13 phút = 127,8giây 0,6 ngày = 14,4giờ 2,5 năm = 30 tháng. 2. Cá nhân 1,75 giờ= 105 phút Người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện hết 105 phút 3. Cá nhân LUYỆN TOÁN : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Giúp HS: - Củng cố cộng, trừ số đo thời gian. - Vận dụng giải bài toán đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn BT II. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT 1.Tính : a) 3 năm 9 tháng 4 ngày 18 giờ 7 giờ 45 phút + + + 5 năm 6 tháng 2 ngày 23 giờ 1 giờ 15 phút ……………….. ……………….. ……………….. b) 52 phút 26 giây 23 giờ 15 phút 16 ngày 12 giờ - - -- -- 34 phút 15 giây 12giờ 35 phút 2 ngày 20 giờ ……………….. ……………….. ……………….. 2. Lan làm bài tập Tiếng Việt hết 37 phút, sau đó làm bài tập thủ công hết 45 phút. Hỏi Lan làm cả hai việc đó hết bao nhiêu thời gian ? 3. Số? Bác Hoàng đi từ nhà tới cơ quan hết 25 phút, bác Kiên đi từ nhà tới cơ quan hết 1 giờ 15 phút. Hỏi thời gian đi từ nhà đến cơ quan của bác Hoàng ít hơn bác Kiên bao nhiêu phút ? Thời gian bác Hoàng đi từ nhà đến cơ quan ít hơn bác Kiên phút. 1. Cá nhân a) 3 năm 9 tháng 4 ngày 18 giờ + + 5 năm 6 tháng 2 ngày 23 giờ 8 năm 15 tháng 6 ngày 41 giờ …… 2. Cá nhân Lan làm cả hai việc đó hết thời gian là: 37 + 45= 82 ( phút ) 3. Nhóm 2 Thời gian bác Hoàng đi từ nhà đến cơ quan ít hơn bác Kiên 50 phút. Sinh hoạt lớp (tuần 25): SINH HOẠT LỚP TUẦN 25 I.Mục tiêu : - Đánh giá hoạt động tuần 25 - Phổ biến kết hoạch tuần 26 II. Nội dung thực hiện : 1/ Phần nhận xét của ban cán sự lớp. 2/ Nhận xét của giáo viên a/ Công việc thực hiện tuần 25: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực. - Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ . - Thực hiện nề nếp thể dục, ra vào lớp đúng giờ. - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt. * Tồn tại: - Một số HS còn chưa bao vở - Bài về nhà một số em chưa thuộc, chưa hoàn thành tốt - Một số em còn làm việc riêng trong giờ học . b/ Kế hoạch tuần 26: - Thực hiện học tuần 26. - Phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thực hiện tốt vệ sinh lớp và khu vực. - Vở sách chuẩn bị đầy đủ, học thuộc bài và làm bài đầy đủ . - Thực hiện nề nếp thể dục ra vào lớp đúng giờ.

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc
Giáo án liên quan