I.Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. ( trả lời được CH 1, 2, 3, 5 )
- GD KNS : Ra quyết định - Ứng phó với căng thẳng.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Lớp 2 Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mua vé tham quan khi lên đảo : Ai cũng phải mua vé. Có vé mới được lên đảo.
- Khỉ Nâu cười khoái chi vì bản nội quy này
bảo vệ loài khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch
đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống.
- 2, 3 cặp HS thi đọc bài (1 em đọc dẫn chuyện em kia đọc các mục trong bảng nội quy)
Toán : MỘT PHẦN BA
Mục tiêu : Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) "Một phần ba" ; biết đọc và viết .
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
II. Đồ dùng dạy học :Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 1, 2/ 113
B. Bài mới :
Cho Hướng dẫn HS viết Đọc : Một phần ba
HĐ2.Thực hành :
Bài 1/114
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2/114 (HS khá giỏi)
- Yêu cấu HS tự làm bài
- H : Vì sao em biết hình A có một phần ba số ô vuông được tô màu ?
- Hỏi tương tự với B, C.
Bài 3/114 (HS khá giỏi)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- Vì sao em biết hình b/ đã khoanh một phần ba số gà ?
C. Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về một phần ba.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau “Luyện tập”.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau.
Như thế mỗi phần là một phần ba hình vuông.
- HS viết: , đọc : một phần ba
- Đọc yêu cầu bài tập
- Các hình vuông tô màu là A, C, D.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Các hình đã tô màu là A, B, C.
- Vì hình có tất cả 3 ô vuông, đã tô màu 1 ô vuông .
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Hình b/ đã khoanh vào số con gà
- Vì có tất cả 12 con gà; chia 12 thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 4 con gà. Hình b/ có 4 con gà được khoanh
Luyện Âm nhạc: ÔN BÀI HÁT CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc giai điệu lời ca bài hát Chú chim nhỏ dễ thương
- Biết vận động múa phụ họa đơn giản theo lời bài hát.
II. Các hoạt động dạy học :
- Lần lượt ôn HS : Hát theo cá nhân, nhóm, tổ
- Vận động phụ họa một số động tác đơn giản
Thứ năm ngày 13 tháng 2 năm 2014
Toán : LUYỆN TẬP
Mục tiêu :
- Thuộc lòng bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 3).
- Biết thực hiện các phép chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3, cho 2).
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 1,2/ 114
B. Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1/115
- Yêu cầu HS tự nhẩm rồi nêu kết quả tính.
Bài 2/ 115
Gọi 4 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Bài 3/115 (HS khá giỏi)
Gọi 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài trên bảng con.
Bài 4/115
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Phải làm thế nào để tìm số ki- lô gam gạo mỗi túi có ?
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 5/115 (HS khá giỏi)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm thế nào để tìm số can dầu rót được C.Củng cố, dặn dò :
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại bảng chia 2, 3 cho thật thuộc.
- 2HS lên bảng làm bài
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS tự nhẩm rồi nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Đọc yêu cầu bài tập
- 4HS lên bảng, các HS khác làm vào vở.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm trên bảng con.
- Đọc đề bài.
- Có 15kg chia đều vào 3 túi.
- Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo ?
- Thực hiện phép chia.
- HS trình bày bài giải vào vở, 1HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài.
- Có 27l dầu rót vào các can, mỗi can 3l dầu.
- Hỏi rót được mấy can dầu ?
- Thực hiện phép chia.
Luyện Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Học thuộc bảng chia 2, 3.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số trong phép nhân.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng phép chia.
II. Các hoạt động dạy học:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 đến bài 5 trang 35 sách thực hành toán 2
Chính tả : NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- .Làm được BT (2) a / b
II. Đồ dùng dạy học : Bản đồ Việt Nam; viết sẵn nội dung bài tập lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra :
- Gv đọc : củi lửa, lung linh, mong ước, ẩm ướt,bắt chước, béo mượt.
B. Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn nghe viết.
1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Đọc bài chính tả.
H : Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ?
- Tìm câu tả đàn voi vào hội.
- GV chỉ vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng.
- Những chữ nào trong bài chính tả dược viết hoa ? Vì sao ?
Hướng dẫn HS viết chữ khó trên bảng con.
2.GV đọc, HS viết bài vào vở.
3.Chấm, chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2/48
Gọi 2HS lên bảng, các HS khác làm vào VBT
Bài 2b/ Thực hiện như bài 2a/
C.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học. Dặn HS về lại viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết trên bảng con.
- 3 HS đọc lại bài.
- ...mùa xuân
- ... “Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến”
- Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông là những từ được viết hoa vì đó là tên riêng của vùng đất, dân tộc.
- HS luyện viết bảng con: Tây Nguyên, nườm nượp, Đăk Lăk...
- HS viết bài vào vở.
- Dùng bút chì chấm, chữa bài
- HS nêu yêu cầu bài 2a
- HS làm bài :
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Thứ sáu ngày 14 tháng 2 năm 2014
Toán : TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu :
- Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết cách tìm thừa số X trong các bài tạp dạng : X x a = b ; a x X = b ( với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 2 ).
II. Đồ dùng dạy học : Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra : Bài 3, 4/113
B.Bài mới :
HĐ1 Mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
- Gắn 3 tấm bìa có 2 chấm tròn lên bảng và yêu cầu HS nêu phép tính tìm số chấm tròn.
- Viết phép nhân lên bảng và yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả.
2 x 3 = 6
Thừa số Thừa số Tích
- Dựa vào phép nhân trên, hãy nêu các phép chia tương ứng.
- Nêu : Để lập được phép chia 6 : 2 = 3, ta lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3).Nêu tương tự với 6 : 3 = 2.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
HĐ2. Tìm thừa số X chưa biết.
- Nêu : X x 2 = 8
- Từ phép nhân X x 2 = 8, ta có thể lập phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho 2”.
- X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8
* Cách trình bày : X x 2 = 8
X = 8 : 2
X = 4
- Hướng dẫn tương tự với 3 x X = 15
HĐ3. Thực hành :
Bài 1/116
Bài 2/ 116
- x là thành phhần gì trong phép nhân ? - Muốn tìm x phải làm thế nào ?
- Gọi 2HS lên bảng, các HS còn lại làm trên bảng con.
Bài 3/116 (HS khá giỏi)
Bài 4/ 116. (HS khá giỏi)
Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt rồi làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
C. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài.
Phép tính để tìm số chấm tròn :
2 x 3 = 6
2 là thừa số, 3 là thừa số, 6 là tích.
Phép chia tương ứng : 6 : 2 = 3; 6 : 3 = 2
Nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- HS tự làm bài. 2 HS cùng bàn đổi vở kiểm tra
- Đọc yêu cầu bài tập.
x là thừa số chưa biết. Muốn tìm thừa số, lấy tích chia cho thừa số kia.
- HS làm bài.
Tập làm văn : ĐÁP LỜI CẢM ƠN, XIN LỖI. VIẾT NỘI QUY
I. Mục tiêu :
- Củng cố về đáp lại lời cảm ơn, xin lỗi trong tình huống giao tiếp thông thường
- Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của nhà trường ( BT 3).
- GDKNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá - Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng nội quy nhà trường; ghi sẵn nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra :
- Gọi 2 cặp HS thực hành nói và đáp lời xin lỗi.
B. Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài : Em đáp lại lời cảm ơn, xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
a. Em cho bạn mượn cây bút. Bạn em nói: "Cảm ơn bạn. Cuối buổi học mình sẽ trả"
b. Em bị ngã bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch sáo quần. Bạn em nói: "Cảm ơn bạn."
c. Một bạn vô ý làm rơi hộp bút của em xuống đất, vội nói: " Xin lỗi mình vô ý quá"
d. Bạn em vô ý làm gãy cây bút màu của em: Bạn em nói: "Xin lỗi cậu, tớ vô ý quá"
Bài 3/49 SGK.
- Giúp HS nắm được yêu cầu của bài tập và treo bản nội quy của nhà trường lên bảng.
- Hướng dẫn HS cách trình bày nội quy.
- Yêu cầu HS đọc bài làm và giải thích lí do chọn chép 2,3 điều đó.
C.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS thực hành những điều đã học: ghi nhớ và tuân theo nội quy của trường.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Từng cặp HS thực hành đóng vai lần lượt theo tình huống a,b,c.
- Cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một HS đọc bản nội quy của trường.
- HS chọn và chép vào VBT 2,3 điều trong bản nội quy.
Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 23
- Kế hoạch tuần 24
II.Nội dung sinh hoạt:
- Hát tập thể
Nêu lí do
Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp
Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá.
Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá
Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo)
Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo)
Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung
III. Kế hoạch tuần 24
- Dạy và học chương trình Tuần 24
- Duy trì thực hiện bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu
- Tập trung rèn chữ đẹp
- Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, …
+ Thăm di tích Miếu Thừa Bình.
+ Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch.
+ Phát động quyên góp giúp bạn vượt khó và quỹ bạn nghèo tại lớp đợt 2.
- Sinh hoạt văn nghệ
File đính kèm:
- TUẦN 23.doc