I. Mục tiêu:
-Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, đựơc mọi người quý trọng.
*HTV LTTGTT- HCM: Trả lai của rơithể hiện tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Nội dung tiểu phẩm cho Hoạt động 1 – Tiết 1. Phiếu học tập ( Hoạt động 2 – Tiết 1). Các mảnh bìa cho Trò chơi “Nếu thì”. Phần thưởng.
- HS: SGK.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch bài giảng Khối 2 Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết : Ơn sâu nghĩa nặng.
GV nhận xét, cho điểm.
HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con
3. Bài mới 27’
Giới thiệu:
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
GV nêu mục đích và yêu cầu.Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ P
Chữ P cao mấy li?
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ P và miêu tả:
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
-Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên đường kẽ 2.
-Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẽ 5, viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong , dừng bút ở giữa đường kẽ 4 và đường kẽ 5.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- Chiếc nón úp.
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Phong cảnh hấp dẫn.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
-GV viết mẫu chữ: Phong lưu ý nối nét Ph và ong.
HS viết bảng con
* Viết: : Phong
- GV nhận xét và uốn nắn.
HS đọc câu
- P: 5 li
- g, h : 2,5 li
- p, d : 2 li
- o, n, c, a : 1 li
- Dấu hỏi (?) trên a.
- Dấu sắc (/) trên â
- Dấu ngã (~) trên â
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
- Vở Tập viết
- HS viết vở
Củng cố –
Dặn do 3’
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa Q – Quê hương tươi đẹp.
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
………………………………………
Tiết PPCT :19
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại.
* KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hoá. Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy – học:
-GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TT
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khở động : 1’
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập HKI 4’
Kiểm tra Vở bài tập.
3. Bài mới 27’
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Giới thiệu: Ở học kì I, các em đã học cách chào và tự giới thiệu. Bài hôm nay sẽ dạy các em cách đáp lại lời chào, hoặc tự giới thiệu của người khác ntn cho lịch sự, văn hoá.
Bài tập 1 (miệng)
-1 HS đọc yêu cầu . cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh. Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự , vui vẻ. Sau mỗi nhóm làm bài thực hành, cả lớp và GV nhận xét.
- Cuối cùng bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất.
Bài tập 2 (miệng)
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra: 1 người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em thăm bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em đi vắng)?
-GV khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng. Sau khi mỗi cặp HS, cả lớp và GV nhận xét, thảo luận xem bạn HS đã đáp lời tự giới thiệu và xử sự đúng hay sai.
- GV gợi ý để các em hiểu: làm như vậy là thiếu thận trọng vì người lạ đó có thể là 1 người xấu giả vờ là bạn của bố lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em, vào nhà để trộn cắp tài sản. Ngay cả khi bố mẹ có ở nhà tốt nhất là mời bố mẹ ra gặp người lạ xem có đúng là bạn của bố mẹ không,…)
Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng.
- 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2).
- Mỗi nhóm làm bài thực hành, bạn nhận xét.
VD:
- Chị phụ trách : Chào các em
- Các em nhỏ : Chúng em chào chị ạ/ chào chị ạ
- Chị phụ trách : Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách sao của các em.
- Các bạn nhỏ : Oi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ. /Thế thì hay quá! Mời chị vào lớp của chúng em.
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu – đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống.
- VD: Nếu có bạn niềm nở mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng.
- VD:
a) Nếu có bố em ở nhà, có thế nói: Cháu chào chú, chú chờ bố mẹ cháu một chút ạ./ Cháu chào chú. (Báo với bố mẹ) có khách ạ.
b) nếu bố mẹ em đi vắng, có thể nói: - Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi. Lát nữa mời chú quay lại có được không ạ?/ bố mẹ cháu lên thăm ông bà cháu. Chú có nhắn gì lại không ạ? …
v Hoạt động 2: Thực hành
.
Bài tập 3 (viết)
-GV nêu yêu cầu (viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại); cho 1 HS cùng mình thực hành đối đáp; gợi ý cho HS cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ.
- GV nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay.
- HS điền lời đáp của Nam vào vở hoặc Vở bài tập.
- Nhiều HS đọc bài viết.
- VD:
+ Chào cháu.
+ Cháu chào cô ạ! Thưa cô, cô hỏi ai ạ?
+ Cháu cho cô hỏi đây có phải là nhà bạn Nam không?
+ Dạ, đúng ạ! Cháu là Nam đây ạ./ Vâng, cháu là Nam đây ạ.
+ Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
+ Thế ạ? Cháu mời cô vào nhà ạ./ A, cô là mẹ bạn Sơn ạ? Thưa cô, cô có việc gì bảo cháu ạ.
+ Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
4. Củng cố –
Dặn do 3’
-GV nhắc HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một học trò ngoan, lịch sự.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Tả ngắn về bốn mùa.
----------------------------------------------------
Tiết PPCT :95
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2. Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ từng chặng
- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:1’
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Bảng nhân 2. 4’
Tính nhẩm:
2 x 3 2 x 8
2 x 6 2 x 10
Giải bài 3
GV nhận xét
- HS nhẩm rồi đọc kết quả. Bạn nhận xét.
2 x 3 = 6 ; 2 x 8 = 16 ;
2 x 6 = 12 ; 2 x 10 =20
- 2 HS lên giải bài 3.
3. Bài mới 27’
+ Giới thiệu:
+ Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
- Giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tựa bài lên bảng.
- GV hướng dẫn HS làm bài
Bài 1 : HS nêu cách làm :
Lưu ý : HS viết vào vở có thể viết thành : 2 x 3 = 6
- GV nhận xét .
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu:
2 x 4 = 8 2 x 3 = 2 x 9 =
2 x 3 + 4 2 x 7 - 5
- GV nhận xét
- HS nêu : Viết 6 vào ô trống vì 2 x 3 = 6 ,
ta có : 2 x 3
- HS làm bài trong vở
- HS đọc.
- HS viết vào vở rồi tính theo mẫu
v Hoạt động 2:Thực hành giải bài toán đơn về nhân 2.
Bài 3 :
- Đề bài cho gì?
- Đề bài hỏi gì?
Bài 4 : GV hướng dẫn HS lấy 2 nhân với một số ở hàng trên được tích là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới
- GV nhận xét.
Bài 5 : Điền số ( tích ) vào ô trống
- GV cho 2 dãy thi đua
- GV nhận xét – Tuyên dương.
- HS đọc thầm đề toán , nêu tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán
Bài giải
Số bánh xe của 8 xe đạp là :
2 x 8 = 16 ( bánh xe )
Đáp số : 16 bánh xe
- HS đọc từng phép nhân và củng cố tên gọi thành phần ( thừa số ) và kết quả của phép nhân ( tích )
- HS thi đua thực hiện theo mẫu:
2 x 7 = 14
2 x 5 = 10
2 x 9 = 18
2 x 2 = 4
4. Củng cố -
Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng nhân 3.
---------------------------------------------------------------
Tiết PPCT :19
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu :
- HS thấy được những việc đã làm tốt , những việc chưa làm tốt trong tuần. HS biết cách khắc phục những việc làm chưa tốt trong tuần .
- Nắm được các phong trào của trường trong tuần tới mà thực hiện.
- Biết tự kiểm điểm lại những việc trong 10 tuần học.
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị 1 trò chơi.
HS : tở trưởng tổng kết các kết quả hoạt động của tổ
III. Nội dung :
1/ Hoạt động 1:
Nhận định tình hình hoạt động của lớp trong tuần 13.
+ Ưu điểm : Lớp Trưởng nêu các ưu điểm trong tuần của lớp.
+ Hạn chế : nêu hạn chế của lớp. Đọc tên các bạn làm mất trật tự của lớp và làm trừ điểm thi đua của lớp.
+ Vệ sinh: Tổ trực nhận xét, P. Lao Động nhận xét,
+ Học tập:
Tổ trưởng bảo cáo kết quả theo dỏii các hoạt động thi đau của tổ ḿinh : nêu tên những bạn chưa thuộc bài, làm bài , vi phạm về đồng phục, tóc, móng tay, nói chuyên trong giờ học- Tên bạn được đề nghị khen thưởng trong tuần
GV: phê bình những HS chưa thuộc bài, làm bài,……. trong tuần. HS nêu lí do và hứa sẽ khắc phục việc không thuộc bài,làm bài trước lớp.
GV nhận xét việc tích cực tập trung theo dỏi trong giờ học.
+ Nề nếp:GV nêu và nhận xét.
Xếp hàng ngay ngắn khi vào lớp và ra về theo hàng cho khi về đến nhà.
Hát đầu giờ ít nhất 1 bài hát.
- Nhắc nhở HS nghiêm túc hát đầu giờ và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
2/ Hoạt động 2:
GV nêu những chỉ đạo của nhà trường:
+ Thực hiện tốt các phong trào của nhà trường.
+ Chăm sóc cây xanh trong lớp, trường , vệ sinh nhà cầu theo lịch .
+ Phòng tránh các tai nạn , đặc biệt là ATGT. An toàn trong mùa lũ.
+ HS khẩn trương tham gia BHTN.
3/ Hoạt động 3:Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
- GV nhận xét việc tham gia phong trào thi đua của lớp.
- GV nhắc nhở các khoản tiền .
IV. Ḱt luận
GV nêu tên những học sinh được khen thưởng trong tuần( phát thư khen vào thứ hai)
Nhắc nhở hs tiếp tục cố gắng học tập và hoàn thành tốt theo nội dung thi đua của lớp
File đính kèm:
- TUAN 19.doc