MỤC LỤC
1. Mục lục 2
PHẦN THỨNHẤT:
NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ỞBẬC TRUNG HỌC
2. Kiểm tra đánh giá đểphục vụhọc tập: xu hướng mới của thếgiới
và bài học cho Việt Nam 6
TS. VũThịPhương Anh
3. Hoạt động đánh giá trong dạy học 17
ThS. Phan SĩAnh
4. Đánh giá trong học tập chủ động ởTHCS 20
ThS. Lê Anh Cường
5. Vài suy nghĩvềthi trắc nghiệm 28
TS. Ngô ThịMinh
6. Kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh trung học phổthông 31
TS. Nguyễn Phú Tuấn
7. Đánh giá kết quảhọc tập ởphổthông: Tiến bộvà Bất cập 35
ThS. Hoàng Tuyết
PHẦN THỨHAI:
NHỮNG VẤN ĐỀCỤTHỂLIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ỞBẬC TRUNG HỌC
8. Trắc nghiệm khách quan - Một hình thức đánh giá sớm được áp dụng 47
TS. Nguyễn ThịKim Anh
9. Giới thiệu hệthống TQB hỗtrợxây dựng, quản lý, sửdụng ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 55
ThS. Nguyễn Mạnh Cường – NCV. Nguyễn Thanh Phong
10. Thửnghiệm cải tiến việc kiểm tra môn Sinh học 66
ThS. La Hồng Huy
11. Thực trạng đánh giá học sinh trường phổthông trung học ởtỉnh
An Giang 71
Trần ThịHuyền
12. Kiểm tra đánh giá ngoại ngữphổthông: Đâu là đích? 76
TS. Trần ThịLan
13. Độphức tạp của bài toán và vấn đềkiểm tra đánh giá đểphát huy
tính tích cực học tập môn Toán của học sinh ởtrường PTTH 84
PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc
14. Kết quảnghiên cứu thực nghiệm tác động trong kiểm tra đánh
giá môn tiếng Anh lớp 6 cải cách tại Tp.HCM 87
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá đểphát huy tính tích cực của học sinh ởbậc trung học”
3 (138)
NCV. Hồ Đắc Hải Miên
15. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn tiếng Anh lớp
6 cải cách tại TP.HCM 98
TS. ĐỗHạnh Nga
16. Thử đềxuất tiêu chí đánh giá, kiểm tra giúp học sinh THPT chủ
động trong học tập 106
TS. Nguyễn ThịNgọc
17. “Bệnh thành tích” - một vấn đềnhức nhối trong giáo dục THPT
tỉnh An Giang 111
Nguyễn ThịHoàng Phượng
18. Ghi nhật ký - một hình thức đánh giá mới mẻ 116
NCV. Phan Hoàng Yến
138 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỷ yếu Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh bậc trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường trung học phổ thông. Về bản chất, hoạt động dạy học trong các
phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích – minh họa, hay thông báo – thu
nhận, tác dụng phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh không cao. Hoạt
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”
135 (138)
động nhận thức của học sinh diễn ra ở mức thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện. Để khắc
phục nhược điểm thụ động trong học tập, giáo viên dựa vào vốn tri thức, kỹ năng
và khả năng học tập của học sinh, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng
cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh, đòi hỏi các em phải có một sự cố
gắng trong học tập, nỗ lực về trí tuệ để hoàn thành. Nhờ vậy, tư duy được phát
triển, tính tích cực học tập được đề cao. Một cách cụ thể, , sử dụng các PPDH phổ
biến theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên bên
cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh, phải chú trọng nêu các câu hỏi
nhận thức để thu hút sự chú ý và kích thích tư duy của học sinh, giao cho học sinh
các bài tập nhỏ, vừa sức, giải quyết nhanh trong thời gian ngắn ở trong lớp, tạo
điều kiện cho các em làm việc với phương tiện trực quan để hiểu nhanh hơn, hiểu
sâu thêm kiến thức bài giảng.
2. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh
một vấn đề về nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề sau đó giáo
viên phối hợp cùng học sinh giải quyết vấn đề đi đến nội dung cần học tập.
Dạy học giải quyết vấn đề không phải chỉ sử dụng đối với tiết bài mới trong lớp,
mà còn được sử dụng để củng cố, ôn tập bài nhà của học sinh. Dạy học giải quyết
vấn đề có thể thực hiện xen kẽ hay kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
Ngòai ra, dạy học giải quyết vấn đề cũng chỉ có thể sử dụng trong một số nội dung
của bài, không nhất thiết phải sử dụng toàn bài.
3. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao đề cao chủ
thể nhận thức của học sinh
Các phương pháp dạy học đề cao chủ thể nhận thức của học sinh được xác định
dựa vào cách thức họat động nhận thức của học sinh. Trong học tập, bằng các họat
động thảo luận, tranh lụân, hay điều tra đóng vai… các em có được những tri thưc
kĩ năng cần thiết. Trong mỗi phương pháp, có thể sử dụng nhiều họat động khác
nhau, nhưng có một họat động được xem là chủ đạo, bao trùm. Tên của phương
pháp dạy học được đặt theo tên họat động đó. Phù hợp với thực tế dạy học ở
trường phổ thông hiện nay, có thể sử dụng rộng rãi một số phương pháp dạy học
tiên tiến như: nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đóng vai, viết báo cáo.
4. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức
của học sinh
Các phương tiện dạy học chứa trong bản than nó dưới dạng vật chất cả hình ảnh
bên ngòai lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng học tập, nhờ
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”
136 (138)
các thao tác tư duy của học sinh, các đặc điểm đó dần lộ ra bên ngòai. Như vậy
phương tiện dạy học thực sự là nguồn trí thức, đòi hỏi một sự khám phá, tìm tòi
của người học. Từ đó dẫn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy
học cũng phải theo hướng mới: đó là xem chúng như công cụ của giáo viên tổ
chức chỉ đạo họat động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn tri
thức để học sinh tìm tòi, khám phá rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức
của mình.
Trong những năm gần đây, các phương tiện hiện đại về nghe nhìn, thông tin vi
tính đã nhanh chóng xâm nhập vào nhà trường và trở thành phương tiện dạy học
có hiệu quả cao. Một mặt, chúng góp phần làm mở rộng các nguồn tri thức cho
học sinh, giúp cho việc lĩnh hội các tri thức của các em nhanh chóng hơn với một
khối lượng tri thức đa diện và to lớn: mặt khác chúng góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên trong học phổ thông hiện nay. Một học sinh có
khả năng nhanh chóng thu nhận kiến thức từ các nguồn khác nhau, thì việc thuyết
giảng của giáo viên theo kiểu thông báo – thu nhận trở nên không cần thiết,
phương pháp dạy học phải chuyển đến cho việc tổ chức cho học sinh khai thác tri
thức từ các nguồn khác nhau, chọn lọc hệ thống hóa và sử dụng chúng. Như vậy,
phương tiện dạy học hiện đại tạo điều kiện rộng rãi cho việc dạy học theo hướng
tích cực hóa họat động nhận thức của học sinh. Các thiết bị kĩ thuât hiện đại được
sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay gồm có: video, máy chiếu Overhead, vi
tính…
5. Phối hợp cáchình thức tổ chức dạy học một cách linh họat
Trong dạy học ở trường turng học phổ thông có nhiều hình thức tổ chức khác
nhau, như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy ngòai trời,
tham quan, khảo sát địa phương ngoại khóa, mỗi hình thức tổ chức dạy học có
chức năng và ý nghĩa khác nhau đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học đòi
hỏi phải phối hợp chúng 1 cách linh họat.
6. Kết hợp nhiều lọai hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học
Một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau: + Nội dung kiểm tra là những kiến thức
và kỹ năng cơ bản, trọng tâm của bài, chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học
sinh; + Chú trọng cả kiến thức, kĩ năng thái độ. Trong kiến thức có cả câu hỏi sự
kiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận; + Độ khó của bài phù hợp với chuẩn
đánh giá của môn học, nội dung bài làm phù hợp với thời lượng quy định; + Có sự
phân hóa học sinh, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em.
Tùy mục đích, đối tượng và điều kiện, có các hình thức kiểm tra, đánh giá khác
nhau: quan sát, câu hỏi kiểm tra (kiểm tra nói, kiểm tra viết), bài tập, học sinh tự
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”
137 (138)
đánh giá, thực hành, trắc nghiệm khách quan. Cần có sự kết hợp một cách linh
họat các lọai hình kiểm tra với nhau.
IV. KẾT LUẬN
Đổi mới PPDH hướng vào việc giáo dục vì sự phát triển bền vững cần phải được
xác định như một trách nhiệm cụ thể của tòan giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý
và cán bộ phục vụ giáo dục ở nhà trường, chứ không riêng của giáo viên đứng lóp,
mặc cho người trực tiếp tác chiến từng bài học, tiết học, lớp học với học sinh của
mình.
Đổi mới PPDH với mục tiêu gần gũi là chuyể học sinh từ học thụ động sang học
chủ động, tích cực là một quá trình đòi hỏi sự nổ lực, kiên trì và cả sự dũng cảm
của mỗi cán bộ giáo viên. Không vì chạy theo thành tích mà làm vội, làm ẩu, nhân
danh đổi mới để làm những việc không đáng làm. Việc đổi mới vừa có thể diễn ra
đồng lọat, vừa có thể bắt đầu từ những trọng điểm từ những yếu tố cốt lõi, tiền đề;
có thể diễn ra trong toàn thể giáo viên, nhưng cũng có thể bắt đầu từ một số giáo
viên có năng lực và kinh nghiệm dạy học; sau đó mở rộng dần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2100 ( Ban hành kèm theo quyết định số
201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ).
2. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung
học phổ thông, Nxb Giáo Dục, 2004.
3. Rederal Ministry of Education and Research. Report of the Federal
Government on education of a sustainable development, 1/2002
(Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời
đại toàn cầu hóa” – Đại học Sư phạm Hà Nội – 12/2005)
Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”
138 (138)
MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI THẦY
Thúy Nga
Báo Tuổi Trẻ, thứ bảy, ngày 01/10/2005
“Buổi học đầu tiên của năm học mới. Cậu con trai trở về hào hứng hơn lúc ra đi.
Kéo mẹ ra một góc, cậu nói nhỏ, như một bí mật: “Cô giáo dạy văn của con năm
nay hay lắm!”Vẫn bí mật, cậu kể vừavàolớp cô giáo đã nói ngay: “Cô không muốn
làm một giáo viên dạy văn…, cô chỉ muốn làm một người bạn để chỉ lại cách học
văn cho các bạn thôi”. Cậu bé đang tuổi ăn, lớn nên sôi nổi. Cậu như thấy mình
lớn hẳn lên sau lời “kết bạn” hào hiệp của người thầy. “Cô giáo hỏi lớp con nhiều
câu hỏi. Cô hỏi cả lớp biết vì sao phần lớn học sinh đều cảm thấy chán môn văn
không. Đó là do các bạn dựa dẫm quá nhiều vào giáo viên, các bạn làm theo khuôn
mẫu, hễ giáo viên đi đâu là các bạn lại không tự mình mở một lối đi khác, sao các
bạn không thử tìm hiểu khám phá, sao lại không tự tin vào bản thân mà cứ phải đi
theo giáo viên như sợ bị lạc đường?”
Hàng loạt câu hỏi tại sao của cô giáo, cậu học trò không trả lời được. Có lẽ cậu bé
cũng chưa hề nghĩ tại sao phải đặt ra những câu hỏi tại sao ấy. Bao nhiêu năm học
trước cậu chẳng thấy gì bất thường khi lẩm nhẩm học thuộc từng xấp văn mẫu, đề
cương chi tiết các thầy cô cho photo trước mỗi kỳ thi. Bao nhiêu năm học trước
cậu vô tư kể chuyện nhặt được của rơi, vô tư tả mẹ, tả thầy cô… giống hệt như bao
bạn học của mình. Và cũng như mọi bạn bè, cậu học trò nhỏ chỉ được trao cho một
đáp án, dạy cho một cách nghĩ, một cách cảm thụ trong một môn học cần rất nhiều
cảm xúc và suy nghĩ riêng tư. Ngày ấy, không ai nói với những đứa trẻ chuyện
cuộc đời, vì điểm 10 sau này khi các em ra đời cũng chỉ là một con số, nó không
giúp các em sống tốt hơn, làm việc tốt hơn đâu”.
“Cô bảo cô không cho nhiều bài tập về nhà, để không làm môn văn trở thành một
gánh nặng khiến học sinh phải đối phó và giả dối…”
“Cô bảo, bắt chước chúng tôi các em chỉ bắt chước được những cái lỗi thời.Còn
các em đang sống ở thời đại của mình, các em có cả tương lai phía trước để cảm
nhận và suy nghĩ…” Câu chuyện về cô giáo mới và môn “văn” mới cứ vậy kéo dài
mỗi ngày trong cuộc trò chuyện của hai mẹ con. Tự tin lắm, yêu nghề lắm, mà
cũng phải yêu văn chương nhiều lắm thì một người thầy mới nói được với học trò
mình những lời thênh thang đến vậy!
“May thay, học kỳ này chúng con có tới sáu tiết học văn mỗi tuần. Ngày mai lại có
môn văn ạ” – cậu bé nói về môn học, cái môn cậu từng ngán ngẩm và rẻ rúng, như
nói về một món quà.
File đính kèm:
- KIEM TRA DANH GIA DE PHAT HUY TINH TICH CUC CUA HOCSINH.pdf