Trong thếkỷhội nhập đểphát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ,
vận hội và cũng nhiều thửthách. Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng
đầu của mỗi dân tộc. Trong sốnhiều vấn đềphải cải tổgiáo dục, vấn đềkhông
kém phần quan trọng là giáo dục thếhệtrẻtrong nhà trường phổthông thành
những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh vềthểchất lẫn tinh thần. Có
nhiều dựán đã đầu tưcho việc nâng cao chất lượng và hiệu quảtrong giáo dục
đào tạo. Các dựán này đã mang lại những thay đổi, tiến bộcho chất lượng nhất
định. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng có một sốhoạt động giáo dục trong nhà
trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ, chưa mang lại hiệu quảthật sự
trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là hoạt động
ngoại khóa trong nhà trường phổthông (THCS – THPT)
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỷ yếu Hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
um suê bao quanh khuôn viên, diện tích ước chừng 2 mẫu. Nội quy ở đây
rất nghiêm, mọi người phải ăn mặc chỉnh tề, tác phong nghiêm trang. Bên trong
khu lăng mộ, cảnh quan rất đẹp, hữu tình. Cuối khuôn viên ấy là lăng Mộ Cụ.
Từ xa nhìn rất hoành tráng, bề thế: mái che mộ to, cong vút, vươn lên, được kiến
trúc tôn tạo bằng đá quý, trông bình dị mà uy nghiêm.
Còn 100m nữa tới Mộ, chúng tôi cho học sinh sắp xếp hàng 3, từ từ tiến
vào ngay hàng thẳng lối. Đáng chú ý chỗ tôn nghiêm này là mọi người phải
tuyệt đối im lặng. tôi rất vinh dự thay mặt thầy cô, học sinh dâng hương bái Cụ.
Trong khói hương nghi ngút, trong không khí nghiêm trang, học sinh ngồi bao
quan Mộ Cụ hình chữ U, tất cả im lặng nghe cô thuyết trình viên đứng tuổi, mặc
áo dài, trông chững chạc, từ tốn tóm tắt tiểu sử cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Cô nhấn mạnh cuộc đời yêu nước thương dân của Cụ. Các em học sinh vừa
chăm chú lắng nghe, vừa ghi ghi, chép chép. Tiếp đến, cô nói về lịch sử ngôi
Mộ: xây dựng lúc nào, làm bằng đá quý nào, cách bảo vệ và tôn tạo ra sao; thời
Mỹ - Nguỵ giặc đã cấm đoán, phong toả như thế nào… Sau đó, chúng tôi đến
tham quan nhà lưu niệm, nơi còn ghi lại những hình ảnh, hoạt động của cụ Phó
KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
149
bảng. Có thể nói đây là một thực tiễn, sinh động cụ thể để học sinh trường
Lương Văn Can nói riêng và học sinh cả nước nói chung có dịp thấy, nghe, học
tập, chiêm ngưỡng cuộc đời đáng kính của thân phụ một danh nhân văn hoá lịch
sử: lãnh tụ Hồ Chí Minh. Từ đố, thầy cô chúng tôi sẽ giúp cho học sinh nhận
thức sâu sắc về lích ử, về cách mạng, về đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Đồng thời qua đó, chúng ta cũng bồi dưỡng đậm sâu tình cảm yêu nước, yêu quê
hương, tự hào về dân tộc, lịch sử cho thế hệ mai sau.
Và các em học sinh sẽ học rất nhiều những điều tai nghe mắt thấy ấy.
Tóm lại, chuyến tham quan Xẻo Quýt – Đồng Tháp thật bổ ích. Hoạt động
ngoại khoá rất bổ ích cho học sinh. Đây cũng là một ít kinh nghiệm mà tôi đã
nhận xét, đánh giá qua chuyến tham quan nói trên, một trong những hoạt động
ngoại khoá của tổ Văn trường THPT Lương Văn Can quận 8 TPHCM.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
150
NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC
NGOẠI KHOÁ TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỐI
VỚI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
Phòng Giáo Dục Quận 8
I. VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ NGỮ
VĂN:
Hoạt động ngoại khoá môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, không chỉ
gắn với nội dung, chương trình học tập (bộ môn) mà nó còn cần thiết phải gắn
bó với những hoạt động văn hoá xã hội quan trọng, với phong trào quần chúng
ngoài xã hội, tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện và sâu sắc. theo phương hướng
gắn nhà trường với cuộc sống, có thể nói bất cứ hoạt động nào của nhà trường
cũng không thể tác rời ra khỏi đời sống xã hội. Trong phương hướng này, nhà
trường phải trở thành một trung tâm văn hoá và khoa học kỹ thuật của địa
phương nới trường trú đóng. Chính điều này sẽ tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa
nhà trường với đời sống bên ngoài, tạo điền kiện cho nhà trường đóng góp phần
thiết thực của mình vào sự nghiệp cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng đối
với thế hệ trẻ, vừa nâng cao đượ ctác dụng giáo dục to lớn của nhà trường với
thành thiếu niên. Càng có điều kiện gắn bó với thực tế cuộc sống, cửa nhà
trường càng mở rộng thì vốn sống của thầy và trò được nâng cao. Vốn sống
càng nhiều thì việc cảm thụ văn học có điều kiện nảy nở, cảm xúc càng tinh tế,
càng sâu sắc không chỉ với học trò mà còn cả với các thầy, cô giáo.
Công tác ngoại khoá góp phần đào tạo con người toàn diện trong nhà
trường xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là đào tạo con
KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
151
người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ… Nhiệm vụ này, muốn thực hiện
tốt, cần có sự đóng góp của công tác ngoại khoá Văn học. Con người toàn diện
là con người có các phẩm chất và năng lực, kĩ năng cơ bản và đặc biệt trong tình
hình hiện nay, là khả năng ứng xử trong cuộc sống của học sinh phổ thông còn
nhiều điều phải bàn bạc… Công tác ngoại khoá góp phần hình thành và rèn
luyện những phẩm chất, những kĩ năng cần thiết và quan trọng mà học sinh cần
có.
II. CÁC KINH NGHIỆM NGOẠI KHOÁ ĐÃ TÍCH LUỸ ĐƯỢC:
1. Ngoại khoá không tách rời nội khoá, nhằm phục vụ nội khoá.
Công tác ngoại khoá Ngữ văn chỉ hấp dẫn học sinh khi nó phục vụ cho
chương trình nội khoá, tức là việc học môn Ngữ văn theo chương trình. Ngoại
khoá hướng về các tri thức, các kỹ năng không có trong chương trình nhưng lại
liên quan chặt chẽ với chương trình và phục vụ việc củng cố hoặc nâng cao các
tri thức và các kỹ năng trong chương trình. Như vậy, kế hoạch ngoại khoá phải
được xây dựng trên cơ sở chương trình nội khoá, phù hợp với điều kiện thời
gian cho phép. Thoát ly nội khoá, ngoại khoá sẽ làm mất thời gian học tập và sẽ
giảm hứng thú hoạt động. phạm vi ngoại khoá Văn học rất rộng. Vì vậy, chọn
các hoạt động nào gắn với nội khoá nhất để lập kế hoạch hoạt động là công việc
đầu tiên nằm trong kế hoạch dạy học đầu năm của mỗi nhà trường (Ban giám
hiệu, Tổ bộ môn)
2. Ngoại khoá phải dựa trên cơ sở tự nguyện của học sinh.
Ngoại khoá là phần hoạt động không bắt buộc, nhưng cần thiết. Ngoại
khoá Ngữ văn lại cần có sự hăng say, thích thú và sự thể hiện khả năng riêng của
từn học sinh. Ngoại khoá ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian học tập nội khoá,
nhất là với các em học kém. Vì vậy, hoạt động ngoại khoá cần chú ý khơi dậy sự
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
152
tự giác, tự nguyện của học sinh. Khi đã tự nguyện, tự giác, học sinh sẽ khắc
phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao, mặt khác, gặp thất bại các
em sẽ không bao giờ nản chí. Các nhóm học sinh tự nguyện tham gia ngoại khoá
Ngữ văn là các nhóm bạn tâm đắc về ý thức và sở trường, như vậy hoạt động
ngoại khoá còn có tác dụng hình thành các tập thể học sinh liên kết với nhau
theo hứng thú. Trong các tập thể tự nguyện này, học sinh sẽ tự bộc lộ đầy đủ
hơn những kĩ năng, năng lực mà trong quá trình học tập các em ít được bộc lộ.
Cũng trong điều kiện này, hoạt động ngoại khoá còn giúp giáo viên hiểu và
thông cảm, thương yêu học sinh của mình hơn.
3. Hoạt động ngoại khoá Văn học phải có mục đích văn học:
Như đã nói, ngoại khoá phải phục vụ cho nội khoá, nội khoá là cơ sở của
chương trình ngoại khoá.
Nói đến hoạt động Văn học là nói đến các hoạt động phát huy năng khiếu
sáng tạo, đặc biệt các năng khiếu đọc biểu cảm, kể chuyện nghệ thuật, chuyển
thể văn học thành hoạt động sân khất. Ngoài ra, ngoại khoá Văn học còn phải
giúp cho học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, sáng tạo Văn học. Từ
các hoạt động ngoại khoá, nhiều em học sinh sau khi ra trường đã tiếp tục phát
huy năng khiếu văn học, một số trong các em đã trở thành nhà văn, nhà thơ,
nhạc sĩ, đạo diễn, diễn viên.
III. CÁC HÌNH THỨC NGOẠI KHOÁ NGỮ VĂN TRONG NHÀ
TRƯỜNG
Có thể có nhiều cách phần loại các hình thức ngoại khoá trong nhà
trường. Sau đây là các hình thức ngoại khoá có tính khả thi, căn cứ từ các kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn.
KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
153
1. Hình thức ngoại khoá Văn học:
Đây là một hình thức ngoại khoá nhằm bồi dưỡng năng khiếu. Tổ viên
phải là các học sinh có một số năng lực nghiên cứu, diễn đạt.
2. Hoạt động báo chí:
Đây là một hoạt động có tính chất quần chúng, gắn liền với việc kỉ niệm
các ngày lễ lớn. Có thể xây dựng phong trào viết báo tường và khi cần, viết bài
cho tạo chí của trường. Báo chí là hoạt động rèn luyện kỹ năng sáng tạo văn học
của học sinh và cũng là cách thức phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của học
sinh.
3. Công tác đọc sách:
Đây cũng là một hoạt động gắn chặt với việc học Văn. Điều quan trọng là
hướng dẫn việc đọc sách qua sự phối hợp với thư viện để chống việc đọc sách có
hại.
4. Thi kỹ năng đọc văn.
Đối với các trường có lớp chuyên Văn, đây là hình thức thiết thực. Có thể
tổ chức thi đọc biểu cảm, kể chuyên nghệ thuật, bình đoạn văn, đọc thơ, hùng
biện, ứng xử nhanh… Cần tổ chức thành phong trào từ đó lựac họn các học sinh
có khả năng hơn cả đề thi chung kết. Việc thi như trên thực chất là rèn luyện các
kỹ năng cơ bản của việc học Văn. Cần tổ chức định kỳ hàng năm và do tổ ngoại
khoá Văn học phụ trách.
5. Tham quan danh lam, thắng cảnh.
Hoạt động tham quan danh lam, thắng cảnh bồi dưỡng tình yêu thiên
nhiên, đất nước, tình cảm này là một điều kiện để cảm thụ văn chương sâu sắc
và nhạy bén. Việc tham quan cần gắn với việc viết thu hoạch, bắt đầu trước hết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
154
bằng các cuộc tham quan danh lam, thắng cảnh địa phương, các cuộc tham quan
di tích tác giả có trong chương trình như lăng mộ, nhà bảo tàng Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Tú Xương, Nguyến Khuyến, Nam Cao, Xuân
Diệu… rất có lợi cho việc học tác giả đó.
6. Các cuộc vui văn nghệ:
Hàng năm, nhà trường đều có tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ lớn.
Học sinh cần được tổ chức tham gia các tiết mục. Đây là dịp để học sinh thể
hiện khả năng văn học, nghệ thuật của mình qua các tiết mục đọc thơ, ngâm, hát,
chuyển thể tác phẩm văn xuôi thành kịch, thành hoạt cảnh, đố vui học tập, ứng
xử theo tình huống giao tiếp…
IV. KẾT LUẬN:
Có thể nói, các hình thức ngoại khoá Ngữ văn là muôn hình muôn vẻ, việc
lựa chọn hình thức và tổ chức hoạt động phụ thuộc vào điều kiện từng trường.
Hiện nay, công tác ngoại khoá vốn là một yêu cầu cần thiết của việc học Văn
hầu như rất ít được quan tâm ở các trường. Chúng tôi mong muốn hoạt động
ngoại khoá trong nhà trường phổ thông được quan tâm thích đáng và mang lại
hiệu quả thiết thực.
File đính kèm:
- Hieu qua cua hoat dong ngoai khoa doi voi viecnang cao chat luong day hoc.pdf