Địa lí là một khoa học có từ lâu đời, được ghi lại những phong cảnh riêng, những đặc điểm riêng về nóng, lạnh, gió, mưa, nước non, cây cỏ, động vật. Ngay cả con người sinh sống ở trong các miền cũng có những cảnh làm ăn, sinh hoạt riêng. Sự khác biệt đó do nhiều nguyên nhân gây nên và chỉ có môn học Địa lý giải thích được điều đó.
Học địalý giúp con người hiểu được thiên nhiên, hiểu được các điều kiện và cách thức sản xuất của con người ở các vùng miền. đồng thời hiểu được những mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý, hiểu được nguyên nhân, thấy được ảnh hưởng của chúng và vai trò của địa lý trong hoạt động sản xuất của con người để con người lưạ chọn cách sinh sống, cách sản xuất cho phù hợp với đặc điểm địalý ở đó. Từ đó con người có thể cải tạo được thiên nhiên, hạn chế được những mặt không thuận lợi và phát huy những mặt thuận lợi của nó để sinh hoạt.
Các hiện tượng không phải lúc cũng xảy ra trước mắt chúng ta. Chúng ta nhiều lúc cần phải quan sát trên các hình ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ. Bản đồ là một đồ dùng không thể thiếu được khi học địa lý. Trên bản đồ những ký hiệu, tên đất, tên sông. đã được những nhà nghiên cứu khó khăn gian khổ mới tìm ra, cho nên người học có kỹ năng sử dụng bản đồ mới có khả năng học tốt môn Địa lý. Để có kỹ năng sử dụng bản đồ phải hình thành ngay từ khi bắt đầu học môn Địa lý ở bậc tiểu học.
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 hình thành và phát triển kĩ năng xem, khai thác trên bản đồ, lược đồ (phân môn Địa lý), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trên bản đồ dựa vào chú giải để tìm và chỉ các đồng bằng Duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam từ: đồng bằng - Thanh - Nghệ Tĩnh - đồng bằng Bình - Trị - Thiên - đồng bằng Nam - Ngãi; đồng bằng Bình Phước -Khánh Hoà - đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.
Qua đây học sinh hình dung được đặc điểm địa hình Việt Nam, khí hậu ở miền Trung, điều kiện kinh tế và hoạt động sản xuất ở nơi đây. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập tiếp các bài liên quan đến đồng bằng Duyên hải miền Trung.
4. Hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ, giáo viên phải phối hợp chặt chẽ giữa bản đồ treo tường với bản đồ hay lược đồ trong sách giáo khoa hoặc một số bản đồ liên quan đến bài giảng
Như chúng ta đã biết chương trình tiểu học năm 2000 đã được đổi mới về nội dung và hình thức. Môn Địa lý lớp 4 (sách giáo khoa khổ to hơn tăng lượng kênh hình, kích thước của lược đồ, bản đồ to hơn, kênh hình đa dạng phong phú, nhất là sự kết nối giữa tranh ảnh với bản đồ, kênh hình với chức năng là nguồn tri thức).
Bộ đồ dùng dạy - học được cấp phát đầy đủ hơn để phục vụ cho việc dạy tốt các môn học trong đó có môn Địa lý. Tránh sự nhàm chán của học sinh, đơn điệu trong dạy học địalý, giáo viên phải phối hợp một cách nhuần nhuyễn khi sử dụng bản đồ treo tường với bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa, đưa bản đồ ra phải hợp lý, cất bản đồ khi không cần sử dụng...
Ví dụ: Dạy bài Đồng bằng Nam Bộ.
Giáo viên treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Yêu cầu học sinh xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì? Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các con sông, kênh rạch.
Rút ra kết luận.
Giáo viên cất bản đồ và cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ ở trong sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. Học sinh nêu ra nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở Nam Bộ. Sau khi học sinh quan sát lược đồ trong sách giáo khoa và nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ. Giáo viên treo bản đồ tự nhiên Việt Nam cho học sinh lên bảng chỉ sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, các kênh rạch ở bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Hỏi sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? Đất đai ở đây như thế nào? Học sinh so sánh thấy được sự khác nhau của đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng Nam Bộ về địa hình, sông ngòi, đất đai, khí hậu. Từ đó học sinh sẽ thấy được sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất của người dân ở hai đồng bằng này.
II. Củng cố rèn luyện kỹ năng bản đồ qua các bài tập
Kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh làm các bài tập trên bản đồ. Các baì tập này có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc học sinh tự làm theo yêu cầu của bài tập.
Các dạng bài tập rèn luyện củng cố theo mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, đồng thời phải biết cách lựa chọn và đưa ra các bài tập có tác dụng cho viểcèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ. Ngoài ra, các bài tập này có tính hấp dẫn, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, thực sự đem lại niềm vui học tập cho các em.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.
1. Các bài tập rèn luyện kỳ năng xác định phương hướng
Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản, quan trọng. Việc xác định vị trí địa lý hoặc mô tả đối tượng địa lý trên bản đồ sẽ trở nên khó khăn hơn hoặc sai lệnh nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trên bản đồ. ở mức độ 4: Yêu cầu về kỹ năng xác định phương hướng, chỉ xác định 4 hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc). Để giúp học sinh sử dụng thành thạo kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ, giáo viên đưa ra các bài tập từ đơn giản đến phức tạp và tăng độ khó, khi hình thành phương hướng cho học sinh để củng cố.
Ví dụ 1: Nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B sao cho phù hợp với quy định phương hướng trên bản đồ.
A
B
Phía dưới bản đồ
Hướng Đông
Phía trên bản đồ
Hướng Tây
Bên phải bản đồ
Hướng Bắc
Bên trái bản đồ
Hướng Nam
Ví dụ 2: dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống.
Phần đất liền của nước ta có phía Bắc giáp..........................., phía Nam giáp ................................., phía Đông giáp........................................, phía Tây giáp ...................................
Phía Tây của nước ta là ............................., phía Bắc của nước ta là............. phía Nam của nước ta là ........................, phía Đông của nước ta là .....................
Ví dụ 3: Xác định vị trí Hà Tĩnh trên bản đồ.
Em sẽ đi về Hà Tĩnh theo hướng nào?
+ Nếu em đang ở Hà Nội.
+ Nếu em đang thăm bố ở quần đảo Trường Sa
+ Nếu em đang tham quan ở nước bạn Lào
+Nếu em đang ở thành phố Hồ Chí Minh
Hà Tĩnh ở phía ................ của Hà Nội và phía .............. của thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các bài tập rèn luyện kỳ năng đọc bản đồ
Kỹ năng nhận biết, tìm, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý, tìm hiểu kiến thức từ bản đồ ở nhiều mức độ, yêu cầu khác nhau.
* Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ, học sinh chỉ cần dựa bảng chú giải và chữ ghi trên chú giải, chỉ và đọc tên của các đối tượng địalý. Đây là một kỹ năng đơn giản nhưng rất quan trọng, rất cơ bản và làm cơ sở cho sự phát triển kỹ năng khác. Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng này theo các bài tập đặt câu hỏi theo bản đồ, gắn hoặc điền chữ, ký hiệu trên bản đồ câm, tổ chức hình thức như: “ai nhanh hơn”, “ai thông minh hơn”.
Đặt câu hỏi theo bản đồ thường được tiến hành khi yêu cầu học sinh phải dựa vào bản đồ đó để tìm ra một số đối tượng địa lý, trên cơ sở đó mà tìm ra được kiến thức và để lĩnh hội. Rèn luyện kỹ năng qua các bài tập, các bài tập bắt đầu từ cụm từ (dựa vào bản đồ hay đọc kỹ bản chú giải) sau đó nêu câu hỏi mở.
Ví dụ: Dựa vào bản đồ hãy tìm và chỉ vị trí của thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, sông Mê Công, sông Hồng, quần đảo Trường Sa... đỉnh núi cao nhất Việt Nam có tên là gì? nằm trên dãy núi nào? Hãy chỉ vị trí của nó trên bản đồ.
* Gắn, điền chữ ký hiệu trên bản đồ câm hoặc tô màu trên các lược đồ.
Giáo viên cho một bản đồ câm và yêu cầu học sinh gắn hoặc điền tên, ký hiệu của các đối tượng địalý vào đó.
Ví dụ: Hãy điền vào lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ (Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều).
Hãy gắn tên các cao nguyên (ở Tây Nguyên) trên lược đồ tự nhiên Việt Nam (cao nguyên KonTum, cao nguyên PlâyKu, cao nguyên Đắk lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh).
Loại bài tập này thường được sử dụng trong khâu củng cố và kiểm tra bài. Trong khâu củng cố, giáo viên nên tổ chức cuộc thi “ai nhanh hơn”, yêu cầu học sinh gắn hoặc điền ký hiệu vào bản đồ câm, ai điền đúng các đối tượng và có tốc độ nhanh hơn thì người đó thắng. Loại bài tập này có trong vở bài tập giáo viên có thể cho học sinh làm ở nhà sau khi học xong baì học.
Kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lý từ bản đồ. Đây là kỹ năng quan trọng nhất (ở mức 2 và mức độ 3) yêu cầu học sinh dựa vào bảng chú giải bản đồ để tìm ra những kiến thức chứa đựng trong bản đồ, lược đồ, theo yêu cầu của bài học, bài tập. Kiến thức này có thể là đặc điểm và đối tượng như đặc điểm của dãy núi, đặc điểm của một dòng sông nhưng cũng có thể là đặc điểm của đối tượng như đặc điểm của sự phân bố cây trồng, vật nuôi của nước ta... Có những đặc điểm học sinh chỉ cần đọc ngay trên bản đồ, dựa vào sự so sánh, phân tích, đối chiếu màu sắc để xác lập các mối quan hệ địa lý để tìm ra được. Ví dụ như
Hãy dựa vào lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ (Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều). Em hãy cho nhận xét đặc điểm các dãy núi ở Bắc Bộ.
Để học sonh có kỹ năng này, giáo viên cần đưa ra các bài tập có tính chất chuyển đổi thông tin: từ bản đồ suy ra các bài viết, biên bản, lời nói... Giáo viên cho học sinh làm các bài tập điền từ, lựa chọn ý đúng nhất.
Dạng bài tập nào cũng quan sát bản đồ, lược đồ hoặc dựa vào bản đồ, lược đồ.
Ví dụ 1: Dựa vào bản đồ địalý tự nhiên Việt nam hoặc lược đồ đồng bằng Bắc Bộ. Em hãy cho biết:
Những con sông nào bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ?
Những con sông này bắt nguồn từ đâu?
Nó có đặc điểm gì khi chảy qua Việt Nam?
Ví dụ 2: Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, em hãy so sáng sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng Duyên hải miền Trung.
Tại sao các đồng bằng ở miền Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, không màu mỡ?
Kết luận
Việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh lớp 4 rất quan trọng để tạo nển tảng cho học sinh học tiếp môn Địa lý lên các lớp trên
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi về mặt nhận thức của học sinh, các kiến thức địa lý chứa đựng trong các hình ảnh, biểu tượng bản đồ cho nên giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ.
Sử dụng bản đồ, tranh ảnh... để khai thác kiến thức địa lý chứ giáo viên không được dùng bản đồ, tranh ảnh để minh hoạ cho lời bài giảng.
Đề xuất sư phạm
Mỗi bài dạy địa lý liên quan đến bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung, dùng kiến thức có trên bản đồ hướng dẫn học sinh tìm hiểu rút ra kiến thức từ bản đồ, tránh tình trạng dạy chay chỉ giới thiệu qua qua về nội dung các bản đồ.
Giáo viên sử dụng vở bài tậo địa lý để rèn luyện củng cố kỹ năng sử dụng bản đồ xen lẫn với nội dung bài học, tránh tình trạng bỏ trống vở bài tập địa lý (học sinh mua về không được sử dụng).
Hiện nay còn thiếu một số bản đồ theo yêu cầu của bài dạy cho nên các nhà quản lý giáo dục tham mưu mua để giúp các trường dạy tốt môn địa lý.
Ví dụ bài 25: Người dân và hoạt động ở đồng bằng Duyên hải miền Trung có biên dân cư Việt Nam nhưng trong bộ đồ dùng dạy học lại không có. Vì vậy làm ảnh hưởng đến công tác dạy - h ọc.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi đưa ra cùng đồng nghiệp tham khảo, không thể tránh khỏi nhứng sai sót và hạn chế, rất mong các đồng chí góp ý với mục đích nâng cao chất lượng dạy- học nói chung và dạy - học môn Địa lý nói riêng nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay .
Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- Huong dan hs ki nang xem va khai thac thong tin tren BAN DO.doc