2.Thực trạng dạy học toán ở trường phổ thông:
Việc dạy học toán ở trường phổ thông là tương đối không đồng bộ. Mặc dù môn toán là môn học chính, nhưng ở một số trường việc dạy và học nó không thật nghiêm túc. Ở các trường thuộc các xã khó khăn thường có quan niệm rằng chỉ dạy cho học sinh có đủ sức thi tốt nghiệp THCS hoặc đủ điểm xét tuyển THCS. Vì thế lượng kiến thức các em được học không nhiều và các em cũng không tích cực. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ còn đa số giáo viên đều nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của môn toán đối với cuộc sống. Chính vì vậy ở trường cũng như bản thân giáo viên đã có kế hoạch giảng dạy môn toán rất hiệu quả nên chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn toán cũng rất khả quan .
Bên cạnh đó, do đặc thù của bộ môn toán là môn học khó, nó đòi hỏi ở người học tính cần cù, nhẫn nại nên có một bộ phận học sinh không đáp ứng được các yêu cầu đó. Hơn nữa, đa số học sinh là con em nông dân lao động, ngoài việc học tập của mình các em còn phải giúp gia đình trong công việc đồng áng, vì vậy thời gian học tập ở nhà của các em bị hạn chế. Một số học sinh bị mất căn bản từ lớp dưới, lại không được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh và giáo viên nên từ đó các em nảy sinh tâm lý chán học môn toán và luôn mang trong đầu nỗi lo sợ đối với bộ môn. Do đó, không thể tiếp nhận được các kiến thức toán học mà giáo viên truyền thụ.
7 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Ghi nhớ máy móc: ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản.
+ Ghi nhớ có ý nghĩa: là ghi nhơ ùđược dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được từ mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Loại ghi nhớ này gắn với tư duy của con người.
Dựa trên cơ sở này mỗi giáo viên đứng lớp đều có biên pháp, thủ thuật riêng giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới. Nhưng nhìn chung qua qúa trình giảng dạy tôi đã rút ra một số thủ thuật sau:
v Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần truyền đạt và hướng dẫn kĩ các kiến thức trong sách giáo khoa, cần lột tả cho học sinh thấy được những chỗ quan trọng trong bài, phải đoán trước những chỗ khó đối với học sinh để giảng kĩ . Mục đích chính là sau khi nghe giảng học sinh đã thuộc được nửa bài, có thể là trọn bài.
v Giáo viên phải không ngừng tạo ra tình huống có vấn đề để các em học sinh tư duy, kích thích hứng thú tìm hiểu ở học sinh để tự các em tìm lấy kiến thức cơ bản trong bài, như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
VD1: Học bài “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” – (Toán 9, tập I), giáo viên nêu vấn đề: Trong tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh có thể tính được số đo độ của góc nhọn hay không? g Kích thích hứng thú tìm hiểu về tỉ số lượng giác.
VD2: Giáo viên nêu vấn đề: Làm thế nào để đo chiều cao của cây chỉ với thước thợ?g Kích thích hứng thú tìm hiểu “Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông” – (Toán 9, tập I).
v Song song với quá trình truyền thụ kiến thức mới, giáo viên lồng vào các kiến thức cũ (các kiến thức đã học trước đây và kiến thức vừa mới học để các em hệ thống và nhớ lại).
VD3: Để dạy bài “Nhân đơn thức với đa thức” – (Toán 8, tập I), giáo viên cho học sinh nhắc lại qui tắc nhân một số với một tổng:
a(b + c) = ab + ac
Từ đó hình thành qui tắc nhân đơn thức với đa thức giúp các em nhanh chóng ghi nhớ kiến thức mới.
VD4: Khi học bài: “Phép chia phân thức đại số ” – (Toán 8, tập I), giáo viên yêu cầu nhắc lại quy tắc phép chia phân số :
(b,c,d0)
Bằng phép tương tự học sinh rút ra qui tắc phép chia phân thức đại số, nhờ vậy các em dễ dàng ghi nhớ qui tắc này .
v Một thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ kiến thức khá hữu hiệu nữa là giáo viên thường gọi học sinh nhắc lại kiến thức mới vừa học sau khi kết thúc một phần hay một mục của bài .
VD5 : Sau khi học xong bài “Đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau ” – (Toán 9, tập I), giáo viên yêu cầu học sinh :
Nêu điều kiện để đường thẳng (D): y = ax + b và đường thẳng (D’): y = a’x + b’ căùt nhau, song song, trùng nhau ? Tìm các cặp đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau trong các đường thẳng sau :
a) y = x + 3 b) y = -2x + 3 e) y = -x + 1
c) y = -2x + 1 d) y = -2x + 1 f) y = x – 2
Qua đó học sinh khắc sâu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song , cắt nhau , trùng nhau .
VD6 : Sau khi hướng dẫn giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng – (Toán 9, tập I), giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để giải hệ phương trình :
B1: Làm cho hệ số của một ẩn đối nhau ( hoặc bằng nhau).
B2: Cộng (hoặc trừ ) từng vế hai phương trình của hệ để làm xuất hiện phương trình một ẩn.
B3: Giải phương trình một ẩn vừa tìm được .
B4: Thay giá trị của ẩn vừa tìm được vào một phương trình của hệ để tìm ẩn còn lại.
v Ngoài ra, Trong quá trình giảng dạy , giáo viên cũng có thể nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức bài học để học sinh so sánh, đối chiếu, phân tích các mặt tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức, tìm ra bản chất của vấn đề. Đó là cơ sở để giúp các em nhớ lại kiến thức cũ và ghi nhớ kiến thức mới.
VD7: Học bài “Hình vuông” – ( Toán 8, tập1), cho học sinh quan sát đối chiếu với hình thoi và hình chữ nhật g Học sinh nhận ra được hình vuông là hình thoi, hình vuông cũng là hình chữ nhật. Từ đó học sinh dễ dàng phát hiện và ghi nhớ tính chất của hình vuông.
VD8 : Khi dạy bài “Công thức nghiệm thu gọn”- (Toán 9,tập 2), giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu với công thức nghiệm tổng quát. Học sinh sẽ tìm được mối liên hệ giữa hai công thức :
b thay bởi b’ ( b’ = )
thay bởi ’
thì các “hệ số” có mặt trong công thức tổng quát sẽ được ”thu gọn”, không còn tồn tại ở công thức nghiệm thu gọn nữa .
v Bên cạnh đó, giáo viên cần liên hệ các kiến thức toán học đang được học với các sự vật hiện tượng của đời sống thực tế bên ngoài để các em khắc sâu được kiến thức. Từ đó mỗi lần các em nhìn thấy, hay nghe nói về các sự vật, hiện tượng đó thì các em nhớ đến kiến thức vừa học, nhớ đến bài học.
VD9: Dạy xong bài “ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn”- (Toán 9, tập 1), giáo viên cho học sinh tìm trong thực tế hình ảnh ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Học sinh tìm và liên hệ hình ảnh vị trí mặt trời (đường tròn) với đường chân trời ( đường thẳng) g Từ đó mỗi lần thấy mặt trời đang lên các em lại liên tưởng đến bài học .
VD10 : Khi dạy bài : “Hình trụ – Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ” - (Toán 9, tập 2), giáo viên yêu cầu học sinh tìm các vật thể xung quanh có dạng hình trụ, học sinh sẽ tìm thấy : bóng đèn Neon, hộp sữa, một đoạn ống nước ..... Từ đó cứ nhìn thấy các vật này các em sẽ nhớ bài học của mình.
Trên đây là một số biện pháp, thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới.
III) KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Kết quả:
Việc áp dụng các thủ thuật và biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới trong dạy học Toán là rất cần thiết. Nó giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức mới ngay tại lớp. Nhờ đó các em tiết kiệm được thời gian để học nhiều môn học khác, đồng thời các em có thời gian để luyện tập nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào bài tập và áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Áp dụng các thủ thuật, biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới còn tạo điều kiện để học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học ngay tại lớp. Từ đó các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú hơn khi học môn Toán. Nó còn mang lại cho các em tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức Toán học. Nhờ vậy kiến thức được các em ghi nhớ lâu hơn, chất lượng học tập môn Toán do đó ngày càng được nâng cao hơn.
Khả năng ứng dụng:
Các thủ thuật và biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới rất dễ thực hiện, có thể áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh ở cấp THCS.
Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các thủ thuật, biện pháp để sử dụng cho phù hợp nhằm mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất.
VD: Đối với học sinh khá giỏi giáo viên nên thường xuyên sử dụng biện pháp nêu vấn đề để các em tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức cần học, các em sẽ thấy thích thú và nhớ lâu hơn những “thành quả” lao động của mình.
Đối với lớp học sinh yếu, có thể sử dụng nhiều hơn thủ thuật cho học sinh nhắc lại kiến thức quan trọng của bài, gắn Toán học với đời sống,... Đặc biệt là thủ thuật “Qui lạ về quen”.
IV) KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
Qua nhiều năm áp dụng thủ thuật và biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới tôi thấy kết quả rất khả quan. Thái độ của học sinh đối với giờ học Toán đã có sự chuyển biến tốt. Từ chỗ học sinh chỉ thụ động lắng nghe, ghi chép kiến thức do giáo viên truyền đạt, các em đã có sự tiến bộ: Chủ động, tích cực hơn trong các giờ học Toán. Tỉ lệ học sinh nắm bài ngay tại lớp cũng tăng hơn so với lúc không áp dụng thủ thuật và biện pháp trong dạy học. Đáng chú ý là chất lượng học tập của học sinh có sự biến đổi theo chiều hướng tốt, ngày càng được nâng cao hơn.
Cụ thể:
w Năm học 2004 – 2005:
Đầu năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 91: 74,3%
Lớp 92: 77,4
Cuối năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 91: 82,9%
Lớp 92: 80,6%
w Năm học 2005 – 2006:
Đầu năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 92: 83,3%
Lớp 93: 65,5%
Cuối năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 92: 92,6%
Lớp 93: 91,7%
w Năm học 2006 – 2007:
Đầu năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 91: 65,7%
Lớp 92: 36,1%
Cuối năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên:
Lớp 91: 66,6%
Lớp 92: 40%
V) KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của quí đồng nghiệp và của các em học sinh. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng sử dụng các thủ thuật và biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới, nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh không ghi nhớ được hoặc ghi nhớ rất kém. Từ đó dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức của các em bị hạn chế, kết quả học tập không cao.
Trên đây là một số thủ thuật, biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong được quí đồng nghiệp góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh và khả thi hơn.
File đính kèm:
- SKKN ghi nho kien thuc moi.doc