Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trrí quan trọng trong chương trình đào tạo của bậc tiểu học môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý trí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập. Trong dạy toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, giải toán (có lời văn) là một trong nội dụng dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả đúng theo yêu cầu của bài toán.
* Để thực hiện được yêu cầu đó, người ta xác định có 3 mức độ sau:
Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán
Hoạt động này rất cần thiết dạy học giải toán có lời văn với học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Học sinh cần rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, trên mô hình, sơ đồ.
Hầu hết các bài toán có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn luyện cả kỹ năng thao tác về việc học qua phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán.
Việc giải bài toán thực chất là giải hệ thống các bài toán đơn. Chính vì vậy, việc học kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa cho giải các bài toán hợp.
Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán
Bao gồm 4 bước:
Tìm hiểu nội dung bài toán
Tìm cách giải bài toán
Thực hiện cách giải bài toán
Kiểm tra cách giải bài toán
Các bước này cũng chính là quy trình chung để giải một bài toán có lời văn ở tiểu học. Chúng tôi xin trình bày các bước này ở phần sau.
Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
Mục tiêu của mức độ này mà giải toán cần đạt tới đó là hình thành được ở học sinh năng lực khái quát và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập, có thể tiến hành theo một số giải pháp sau:
+ Giải bài toán với nhiều cách khác nhau. Giải pháp này được áp dụng khi giải các bài toán hợp thường gặp ở lớp 3, 4, 5.
+ Tiếp xúc với bài toán thừa dữ kiện hoặc thiếu dữ kiện.
+ Giải các bài toán trong đó phải xét đến nhiều khả năng xảy ra để lựa chọn một khả năng thoả mãn điều kiện của bài toán.
+ Lập và biến đổi bài toán. Hoạt động này có thể tiến hành theo các hình thức sau đây:
Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc dữ kiện
Đặt điều kiện cho bài toán
Chọn số hoặc số đo đại lượng cho bài toán còn thiếu số liệu.
Lập bài toán tương tự bài toán đã giải
Lập bài toán theo tóm tắt hoặc theo sơ đồ minh hoạ
Lập bài toán theo cách giải cho sẵn
Tôi nhận thấy rằng hình thức này đã được áp dụng trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1.
3.2. Phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1:
Dạy học giải toán chính là cách thức giúp học sinh hình thành được các thao tác để giải một bài toán theo đúng yêu cầu với những dạng toán khác nhau. Trong dạy học giải toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng vấn đề đặt ra là làm thế nào để một mặt giúp học sinh giải được từng bài toán cụ thể với chất lượng cao. Mặt khác các em phải biết mình đang làm dạng toán nào, thuộc thể loại nào trong dạng toán đó và vì sao lại làm như vậy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nói riêng, dạy học giải toán ở tiểu học nói chung thì điều cần thiết là giáo viên phải biết hệ thống hoá và phân dạng bài tập, cũng như cách giải cho dạng bài tập đó. Đặc biệt cần giúp học sinh nắm được bài toán thuộc dạng nào và phương pháp giải các bài toán đó.
3.2.1. Các bài toán đơn giản bằng phép cộng
Bao gồm các bài toán về "tìm tổng 2 số", " thêm một số đơn vị" - hai dạng bài toán được học ngay ở lớp 1. Để học tốt các bài toán dạng này giáo viên cần chú ý:
+ Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cộng hai số tự nhiên
+ Giúp học sinh nắm được quy trình giải toán gồm 4 bước cụ thể là:
Bươc 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Học sinh phân tích đề bài toán để biết bài toán cho biết gì, hỏi gì. thêm bao nhiêu đơn vị.
Học sinh cần hiểu ý nghiă của các từ chìa khoá "thêm", " Tất cả". Khi gặp bất cứ bài toán nào có chứa các từ nêu trên thì phép tính giải là phép tính cộng.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tóm tắt đề toán trước khi giải toán. Đó có thể là tóm tắt bằng lời hoặc tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng tuỳ thuộc vào từng dạng toán.
Đối với bài toán "tìm tổng", " thêm một đơn vị" thường là tóm tắt bằng lời.
- Học sinh tự lập kế hoạch giải khi đã nắm được nội dung đề toán và định hướng cách giải qua các từ chìa khoá và qua tóm tắt.
Bước 3: Trình bày cách giải bài toán
- Trong bước này giáo viên nên để học sinh tự nêu câu lời giải, sau đó giúp học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất. Thông qua việc tự nêu câu lời giải giúp các em rèn luyện khả năng nói đủ ý, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh nắm vững được các việc cần thiết khi trình bày bài giải, bao gồm: Ghi câu lời giải , phép tính và ghi đáp số.
Bước 4: kiểm tra kết quả bài toán .
- Các biện pháp dạy học giải các bài toán về "Tìm tổng", "Thêm một số đơn vị", nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh:
+ Rèn năng lực giải các bài toán nên thông qua việc giải bài tập trong SGK.
+ Trong các giờ luyện tập giải các bài toán nâng cao về các dạng "Tìm tổng", "Thêm" như : Giải toán theo tóm tắt , tự đặt bài toán và tự giải các bài toán đó.
+ Khi dạy giáo viên nên để học sinh tự tìm ra cách giải trên cơ sở đã hiểu nội dung bài toán, không nên làm thay hay chỉ rõ để học sinh tìm ra kết quả.
+ Đối với việc giải các bài toán đơn việc thực hiện phép tính giải và tìm ra kết quả phép tính nhiều khi dễ dàng hơn nhiều so với việc đặt lời giải cho bài toán. Do vậy; giáo viên cần hướng dẫn để học sinh tự đặt ra lời giải và chọn ra câu lời giải phù hợp nhất khi giải từng bài toán.
Ví dụ 1: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 30 gói bánh. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh? (bài 3 - trng 129 SGK toán 1)
+ Học sinh nhận dạng bài toán: Đây là bài toán về "tìm tổng" do trong câu hỏi của bài toán có từ "cả hai". Khi đó học sinh cũng biết bài toán phải thực hiện bằng phép tính cộng.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung đề toán.
+ Bài toán cho biết gì? ( Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng 30 gói bánh)
+ Bài toán hỏi gi? (cả hai thùng đựng được bao nhiêu gói bánh)
Bước 2: Tìm cách giải bài toán:
Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ta làm thế nào? (Lấy số gói bánh thùng thứ nhất + số bánh thùng thứ hai).
Bước 3: học sinh trình bày bài giải:
Cả hai thùng đựng số gói bánh là:
20 + 30 = 50 ( gói bánh )
Đáp số: 50 gói bánh
Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra cach giải ( bao gồm câu lời giải, phép tính, đáp số đã đúng hay chưa)
3.2.2. Các bài toán giải bằng phép trừ:
Giúp học sinh nhận dạng bài toán qua các từ chìa khoá "bớt", "bớt đi", "lấy đi", "bán đi",...
Giải bài toán theo quy trình 4 bước
Rèn luyện năng lực giải toán qua việc giải các bài tập trong SGK và các bài tập nâng cao.
Rèn luyện khả năng diễn đạt (nói và viết) trong giải toán: Nói trong phân tích đề toán và trình bầy cách giải, viết trong tóm tắt và trình bày bài giải.
Ví dụ 1: Một cửa hàng có 88 quả trứng, đã bán được 35 quả trứng. Hỏi cửa hành còn lại bao nhiêu quả trứng.
Nhận dạng bài toán: đây là bài toán về " bớt 1 số đơn vị".
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề toán.
+ Bài toán cho biết gì? (cửa hàng có bao nhiêu quả trứng)
Bước 2: Tìm cách giải bài toán
Học sinh tóm tắt:
Có: 88 quả trứng
Bán: 35 quả trứng
Còn:.... quả trứng?
Lập kế hoạch giải:
Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm thế nào? ( Lấy số quả trứng hiện có trừ đi số trứng đã bán)
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán:
+ Câu lời giải của bài toán này như thế náo?( học sinh tự nêu)
+ Học sinh trình bày bài giải:
Bài giải
Số quả trứng còn lại là:
88 - 35 = 53 ( quả trứng)
Đáp số: 53 quả trứng
Khi dạy bài toán dạng này, sau khi học sinh trình bày bài giải, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra để chốt bài giải đúng.
C. Kết luận:
1. Kết quả nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng giải toán có lời văn là một nội dung dạy học quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Nội dung này là sự tích hợp các kiến thức số học, đại lượng và hình học. Hầu như trong tất cả các tiết học đều có các bài tập về giải toán có lời văn, hệ thống các bài tập đó rất đa dạng và phong phú.
Trong các bài toán đơn có liên quan chặt chẽ với các kiến thức về số học, đại lượng. Một điều chúng ta nhận thấy rất rõ đó là nội dung các bài toán gắn liền với thực tiễn của học sinh. Chính vì vậy mà việc giải toán có lời văn chính là giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng dạy học giải toán có lời văn lớp 1, hệ thống nội dung dạy học cũng như đề xuất các phương pháp dạy học các dạng bài toán.
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi có áp dụng các biện pháp này vào việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1B. Tôi đã trực tiếp khảo sát thông qua việc cho các em làm bài tập, kết quả cụ thể thu được như sau:
sĩ số HS
lớp 1B
Giải bài giải toán có lời văn về
"thêm", "bớt" một số đơn vị
25
Giỏi
(9 - 10)
Khá
(7 - 8)
Tb
(5 - 6)
Yếu
( dưới 5)
10
12
3
0
2. Kiến nghị đề xuất:
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng, bản thân tôi có một số ý kiến như sau:
- Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần nắm vững hệ thống các bài toán có lời văn trong chương trình gồm những dạng bài toán nào, cách giải ra sao.
- Trong các giờ học cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, kể cả học sinh yếu kém. Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh, cho học sinh tiếp cận với các bài toán nâng cao thông qua các tiết luyện tập, ôn tập nhờ đó giúp các em nâng cao năng lực giải toán.
- Giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học bằng việc tổ chức, hướng dẫn cho các em tự hoạt động, thao tác với các phương tiện trực quan để chiếm lĩnh kiến thức dưới các hình thức học tập khác nhau.
- Quan trọng hơn cả trong dạy học giải toán có lời văn là hình thành cho học sinh phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán.
- Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi về "giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1". Mặc dù có nhiều cố gắng song sáng kiến này của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Thống Nhất, ngày 10 tháng 3 năm 2009
Người viết
Trần Thị Oanh
File đính kèm:
- Day toan co loi van lop 1.doc