Mục tiêu mới của giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng là đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt. Đức – Trí – Thể – Mỹ do đó 9 môn học bắt buộc đã được đưa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất và sáng tạo.
Âm nhạc gắn liền với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học. Âm nhạc đã đi vào lòng trẻ ngay từ thuở mới lọt lòng khi còn nằm trong nôi bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, tiếng ầu ơ của bà, lớn lên khi biết cái hay cái đẹp trong cuộc sống thì âm nhạc đã mang đến những tình cảm yêu thương, gần gũi giúp trẻ em cảm nhận cái hay cái đẹp. Không giống như các như các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể, rõ rệt như từ ngữ trong văn học và cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh trong hội hoạ. Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mang tính ước lệ khái quát cao. Vì thế âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế về thế giới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của con người và rất đa dạng về các vật hiện tượng trong cuộc sống. Thế nhưng trong thế giới âm nhạc của học sinh Tiểu học thông qua các bài hát, các bài tập đọc nhạc đơn giản không những giúp các em nhận diện sự vui tươi nhí nhảnh của bài hát, bài tập đọc nhạc mà còn giáo dục các em yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn.
13 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tập cho mình thành thục những kỹ năng này. Để đọc đúng, đọc hay, giáo viên phải có lòng ham muốn và có ý thức tự điều chỉnh để mình đọc đúng hơn, hay hơn, có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình. Để luyện đọc cho bản thân mình có hiệu quả, GV nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình. Máy ghi âm sẽ giúp giáo viên “khách quan hóa”, tách ra khỏi mình để quan sát cách đọc của mình, phát hiện ra các nhược điểm để tự điều chỉnh, sữa chữa. Nghe rồi đọc đi đọc lại nhiều lần để điều chỉnh những chỗ sai lạc, ta sẽ tạo được “mẫu đọc” như ý muốn.
2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra bài cũ:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng . GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi
Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S-L.
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cáchđọc TĐN
Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp.
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đẹm theo nhịp phách.
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng.
Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 9: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ ( hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm nhạc.
3. Xây dựng phong trào “tập xướng âm” ngoài giờ học:
Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và có những biện pháp, hình thức tổ chức sinh động hấp dẫn. Giáo viên nên tổ chức những nhóm giúp đỡ nhau đọc nhạc ở nhà, ở lớp và thường xuyên tổ chức những đợt thi đọc trong lớp, trong khối thông qua các tiết ôn tập, qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong những ngày lễ... và có giải thưởng. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của tập thể giáo viên trong nhà trường, vì vậy giáo viên cần tham mưu đề xuất với các giáo viên trong tổ, khối và BGH để xây dựng phong trào này.
4. Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh:
Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên lớp thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học ở nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi các thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
5. Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa:
Ngoài những bài tập đọc đã được biên soạn trong chương trình Tiểu học, học sinh cần nắm được các thông tin cập nhật hàng ngày liên quan đến cuộc sống thường ngày của các em và cần được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc khác. Các nhà trường cần tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa, vì thông qua các giờ học này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu biết còn có tác dụng rèn đọc nhạc cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng và hay các bài hát mà mình yêu thích. GV cần tham mưu đề xuất với BGH và địa phương để xây dựng các phòng đọc, phòng thư viện và mua sắm thêm các tài liệu, sách báo, sắp xếp thời khóa biểu hợp lí.
6. Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong sinh hoạt chuyên môn hầu hết giáo viên thường chú ý bàn đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giải toán ... mà chưa chú ý hoặc xem nhẹ đến việc dạy Tập đọc nhạc. Vì vậy cần phải đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn sao cho thiết thực, hiệu quả: ngoài những nội dung cần thiết bồi dưỡng hàng tuần như giải toán, làm các bài tập Tiếng Việt, các tổ chuyên môn trong nhà trường cần tập trung vào nâng cao chất lượng bài soạn; trao đổi góp ý, phổ biến kinh nghiệm cách dạy bài tập đọc nhạc. Bên cạnh đó có các nhà trường có thể tổ chức nghe băng đĩa đọc mẫu các bài tập đọc nhạc nhằm bồi dưỡng năng lực đọc nhạc của giáo viên.
C. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả:
Với các giải pháp thực hiện trong dạy tập đọc nhạc cho học sinh như đã nói ở trên, sau một thời gian áp dụng thử nghiệm, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Đánh giá kết quả bài tập đọc nhạc số 2
Điểm
1 – 2
3 - 4
5 -6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tỉ lệ
7
17,5
23
57,5
10
25
Bảng 3: Đánh giá kết quả bài tập đọc nhạc số 3
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 -6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tỉ lệ
1
2,5
20
50
19
47,5
Qua kết quả đánh giá ở bảng 2 và bảng 3 ta thấy được sự tiến bộ rõ rệt cụ thể như ở bài TĐN số 2 điểm trung bình là 17,5%, điểm khá là 57,5% đến bài TĐN số 3 điểm trung bình chỉ còn 2,5%, điểm khá 50%, điểm giỏi 47,5%.
Tổng hợp kết quả 3 lần kiểm tra như sau:
Điểm
1 - 2
3 - 4
5 -6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TĐN số 1
2
5
19
47.5
13
32.5
6
15
TĐN số 2
7
17,5
23
57
10
25
TĐN số 3
1
2,5
20
50
19
47,5
Nhìn vào bảng chúng ta nhận thấy so với bài TĐNsố1 đến bài TĐN số 3, chất lượng đọc nhạc của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Rõ ràng nếu chúng ta có những giải pháp phù hợp thì không những giúp học sinh đọc nhạc tốt mà còn kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng đọc nhạc của học sinh .
Với những kinh nghiệm trên tôi đã thành công trong việc dạy đọc nhạc cho các em theo hình thức đổi mới. Khi lên lớp tôi vững vàng tự tin hơn, có những sáng tạo linh hoạt trong biện pháp tổ chức. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Qua những tiết tập đọc nhạc giúp các em có ấn tượng đẹp về âm nhạc, giúp trẻ năng động và linh hoạt hơn, hình thành tính độc lập luôn luôn có nhu cầu âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày.
2. Bài học kinh nghiệm:
Thực nghiệm qua giảng dạy tôi nhận thấy để dạy tập đọc nhạc đạt hiệu quả cao giáo viên cần:
+ Nắm được trình độ đọc của học sinh.
+ GV phải có kỹ năng xướng âm tốt.
+ Tăng cường rèn đọc nhạc cho học sinh ở trên lớp.
+ Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh
+ Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa:
+ Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
- Tổ chuyên môn của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các buổi sinh hoạt về chuyên đề này để giáo viên dạy âm nhạc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trường: Mua sắm thêm tài liệu tham khảo sách báo, băng đĩa các bài TĐN, các nhạc cụ giới thiệu trong chương trình Tiểu học,tranh minh hoạ cho các bài hát những bài có liên quan đến các bài tập đọc trong chương trình tiểu học.
- Địa phương: Xây dựng thêm phòng nghê thuật dành riêng cho bộ môn Âm nhạc, phòng thư viện có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại.
- Bộ Giáo dục: cung cấp thêm một số đầu sách, băng đĩa của các bài nghe nhạc mẫu.
Trên đây là một số kinh nghiệm và một số kiến nghị đề xuất của bản thân tôi rút ra được trong những năm giảng dạy ở trường Tiểu học.
Rất mong được sự góp ý của cấp trên
Ngày 25 tháng 4 năm 2009
File đính kèm:
- SKKN Tuuyen 2008-2009(da chuyen font timnewroman).doc