Kiểm tra môn Vật Lí Lớp 7 - Tiết 27 - Trường THCS Tam Thanh

1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của nguyên tử?

A. Một số nguyên tử có hạt nhân mang điện tích âm.

B. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hoà về điện.

C. Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương.

D. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

2. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:

A. Các vụn nhôm. B. Các vụn sắt. C. Các vụn đồng. D. Các vụn giấy viết.

3. Hai vật nhẹ A và B khi đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Trường hợp nàu sau đây không thể xảy ra?

A. A không nhiễm điện, B nhiễm điện.

B. A nhiễm điện, B không nhiễm điện.

C. A và B nhiễm điện cùng dấu.

D. A và B nhiễm điện trái dấu.

4. Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm nào sau đây:

A. Tác dụng hút các vật bằng sắt.

B. Không hút được các vật bằng nhôm.

C. Khi hoạt động cần có dòng điện chạy qua.

D. Có từ tính.

5. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm nóng dây dẫn. B. Làm tê liệt thần kinh.

C. Làm quay kim nam châm. D. Hút các vụn giấy.

6. Lấy một thanh nhựa cọ xát vào một miếng vải. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng?

A. Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng vải thì không bị nhiễm điện.

B. Chỉ có miếng vải bị nhiễm điện, còn thanh nhựa thì không bị nhiễm điện.

C. Cả thanh nhựa và miếng vải đều nhiễm điện.

D. Không có vật nào bị nhiễm điện.

7. Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:

A. Cầu chì. B. Đèn Led. C. Quạt điện. D. Ti vi.

8. Chọn câu sai:

A. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.

B. Không khí ở điều kiện bình thường là chất dẫn điện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra môn Vật Lí Lớp 7 - Tiết 27 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP: 7... MÔN: VẬT LÝ- KHỐI 7 HỌ VÀ TÊN:. TUẦN 27 – TIẾT PPCT: 27 ĐIỂM Lời phê của giáo viên Đề A. Phần trắc nghiệm: (7 điểm) * Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm). 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của nguyên tử? A. Một số nguyên tử có hạt nhân mang điện tích âm. B. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hoà về điện. C. Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương. D. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. 2. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn nhôm. B. Các vụn sắt. C. Các vụn đồng. D. Các vụn giấy viết. 3. Hai vật nhẹ A và B khi đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Trường hợp nàu sau đây không thể xảy ra? A. A không nhiễm điện, B nhiễm điện. B. A nhiễm điện, B không nhiễm điện. C. A và B nhiễm điện cùng dấu. D. A và B nhiễm điện trái dấu. 4. Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm nào sau đây: A. Tác dụng hút các vật bằng sắt. B. Không hút được các vật bằng nhôm. C. Khi hoạt động cần có dòng điện chạy qua. D. Có từ tính. 5. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm nóng dây dẫn. B. Làm tê liệt thần kinh. C. Làm quay kim nam châm. D. Hút các vụn giấy. 6. Lấy một thanh nhựa cọ xát vào một miếng vải. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng? Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng vải thì không bị nhiễm điện. Chỉ có miếng vải bị nhiễm điện, còn thanh nhựa thì không bị nhiễm điện. Cả thanh nhựa và miếng vải đều nhiễm điện. Không có vật nào bị nhiễm điện. 7. Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện: A. Cầu chì. B. Đèn Led. C. Quạt điện. D. Ti vi. 8. Chọn câu sai: Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Không khí ở điều kiện bình thường là chất dẫn điện. Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Chiều dòng điện là chiều ngược với chiều chuyển động của các êlectrôn tự do. 9. Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích: A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng thép. C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng nhựa. 10. Trong các nguyên tử: Hạt có thể chuyển dịch từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: A. Hạt nhân. B. Hạt nhân và êlectrôn. C. Êlectrôn. D. Không có hạt nào cả. 11. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường: A. Bóng đèn bút thử điện. B. Quạt điện. C. Công tắc. D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt. 12. Chọn phát biểu chính xác nhất? Nguồn điện là một vật nhiễm điện rất mạnh. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng. Dòng điện là dòng các hạt mang điện chuyển động trong mạch điện kín. 13. Khi dòng điện đi qua cơ thể người làm các cơ co giật, dòng điện sẽ gây ra tác dụng nào sau đây: A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng từ. 14. Kim loại là vật dẫn điện vì: A. Trong kim loại có sẵn các êlectrôn tự do có thể chuyển dịch có hướng. B. Trong kim loại có các êlectrôn. C. Trong kim loại có các hạt nhân. D. Trong kim loại có các nguyên tử. B. Tự luận: (3 điểm). Câu 15: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích? (1 điểm). Câu 16: Sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, các dây dẫn điện, khóa K và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng? (2 điểm). ............................................ BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN A. Trắc ngiệm: (7 điểm). * Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0,5 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A A B C C D C A B D C A B C A B. Tự luận: (3 điểm). Câu 15: Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khoẻ của công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. (1 điểm). Câu 16: Vẽ đúng, đẹp, chính xác, sạch sẽ được 2 điểm. + _ . . TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP: 7... MÔN: VẬT LÝ- KHỐI 7 HỌ VÀ TÊN:. TUẦN 27 – TIẾT PPCT: 27 ĐIỂM Lời phê của giáo viên Đề 2 A. Phần trắc nghiệm: (7 điểm) * Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm). 1. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn nhôm. B. Các vụn sắt. C. Các vụn đồng. D. Các vụn giấy viết. 2. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹp bị nhiễm điện? A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở. B. Áp sát thước nhựa vào thành bình nước nóng. C. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng một miếng vải khô. D. Chiếu sáng đèn pin vào thước nhựa. 3. Khi người ta nạp điện cho bình điện acquy, dòng điện đã gây ra tác dụng điện nào sau đây: A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng từ. 4. Khi dùng chiếc lược nhựa chải tóc khô thì: A. Chỉ có tóc mới bị nhiễm điện. B. Chỉ có lược mới bị nhiễm điện. C. Cả tóc và lược đều không bị nhiễm điện. D. Cả tóc và lược đều bị nhiễm điện. 5. Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong các thiết bị điện nào sau đây: A. Quạt điện B. Bàn là điện. C. Máy bơm nước. D. Ti vi. 6. Trong các nhóm dưới đây, nhóm nào chứa các chất cách điện: A. Gỗ khô, thủy tinh, sứ. B. Sắt, nhôm, không khí. C. Không khí, nhôm, chất dẻo. D. Nhựa, cao su, sắt. 7. Kim loại là vật dẫn điện vì: A. Trong kim loại có sẵn các êlectrôn tự do có thể chuyển dịch có hướng. B. Trong kim loại có các êlectrôn. C. Trong kim loại có các hạt nhân. D. Trong kim loại có các nguyên tử. 8. Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích: A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng thép. C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng nhựa. 9. Trong các nguyên tử: hạt có thể chuyển dịch từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là: A. Hạt nhân. B. Hạt nhân và êlectrôn C. Êlectrôn. D. Không có hạt nào cả. 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường: A. Bóng đèn bút thử điện. B. Quạt điện. C. Công tắc. D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt. 11. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện: A. Quạt máy. B. Ăcquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin. 12. Đưa vật A nhiễm điện tích dương vào gần vật B, ta thấy chúng đẩy nhau. Như vậy vật B: A. Nhiễm điện tích dương. B. Nhiễm điện tích âm. C. Trung hòa về điện. D. Không bị nhiễm điện. 13. Khi dòng điện đi qua cơ thể người làm các cơ co giật, dòng điện sẽ gây ra tác dụng nào sau đây: A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng từ. 14. Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm nào sau đây: A. Tác dụng hút các vật bằng sắt. B. Không hút được các vật bằng nhôm. C. Khi hoạt động cần có dòng điện chạy qua. D. Có từ tính. B. Tự luận: (3 điểm). Câu 15: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi, vì sao? (1 điểm). Câu 16: Sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, các dây dẫn điện, khóa K và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng? (2 điểm). BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. Trắc ngiệm: (7 điểm). * Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0.5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A B C A D B A A B C A B A C C B. Tự luận: (3 điểm). Câu 15: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi bẩn. (1 điểm). Câu 16: Vẽ đúng, đẹp, chính xác, sạch sẽ được 2 điểm.

File đính kèm:

  • docLY 7TUAN 27TIET 27.doc
Giáo án liên quan