Kiểm tra môn Sinh học 7 - Tiết 55 - Trường THCS Tam Thanh

Câu 1: Lớp động vật có xương sống nào cấu tạo tim có vách ngăn hụt ở tâm thất?

 a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây khẳng định cá voi thuộc lớp Thú:

 a. Chi sau tiêu giảm b. Đẻ trứng

 c. Nuôi con bằng sữa d. Chi trước biến thành vây bơi

Câu 3: Vai trò của nhau thai là:

a. Đưa thức ăn từ cơ thể mẹ vào phôi

b. Đưa nước từ cơ thể mẹ vào phôi

 c. Đưa ánh sáng từ cơ thể mẹ vào phôi

 d. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi

Câu 4: Cấu tạo của thằn lằn bóng khác với ếch đồng là:

 a. Mắt có mí cử động b. Tai có màng nhĩ

 c. Da khô có vảy sừng bao bọc d. Bốn chi đều có ngón

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn là động vật hằng nhiệt?

 a. Cá, Ếch b. Bò sát, Chim, Thú

 c. Thú, Chim d. Ếch, Bò sát, Thú

Câu 6: Ở thỏ, nơi tiêu hoá xenlulôzơ là:

 a. Dạ dày. b. Ruột non. c. Ruột già. d. Manh tràng.

Câu 7: Những đại diện nào sau đây thuộc nhóm chim bay?

a. Vịt trời, đà điểu, gà gô, diều hâu

b. Chim ưng, chim cánh cụt, vịt trời, chim sẻ

c. Chim cú mèo, chim ưng, chim sẻ, vịt trời

d. Chim ưng, đà điểu, vịt trời, chim cánh cụt

Câu 8: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi là đặc điểm của đại diện nào?

a. Vượn b. Khỉ c. Tinh tinh d. Gôrila

Câu 9: Ếch sinh sản:

 a. Thụ tinh trong và đẻ con b. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

 c. Thụ tinh trong và đẻ trứng d. Thụ tinh trong.

Câu 10: Cá cóc Tam Đảo là động vật quý hiếm cần được bảo vệ, cá cóc Tam Đảo thuộc lớp:

 a. Cá b. Lưỡng cư c. Chim d. Thú

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra môn Sinh học 7 - Tiết 55 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm HỌ VÀ TÊN :.......................... MÔN : SINH HỌC 7 LỚP : 7 TUẦN : 28 – TIẾT : 55 A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Lớp động vật có xương sống nào cấu tạo tim có vách ngăn hụt ở tâm thất? a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú Câu 2: Đặc điểm nào sau đây khẳng định cá voi thuộc lớp Thú: a. Chi sau tiêu giảm b. Đẻ trứng c. Nuôi con bằng sữa d. Chi trước biến thành vây bơi Câu 3: Vai trò của nhau thai là: a. Đưa thức ăn từ cơ thể mẹ vào phôi b. Đưa nước từ cơ thể mẹ vào phôi c. Đưa ánh sáng từ cơ thể mẹ vào phôi d. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi Câu 4: Cấu tạo của thằn lằn bóng khác với ếch đồng là: a. Mắt có mí cử động b. Tai có màng nhĩ c. Da khô có vảy sừng bao bọc d. Bốn chi đều có ngón Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn là động vật hằng nhiệt? a. Cá, Ếch b. Bò sát, Chim, Thú c. Thú, Chim d. Ếch, Bò sát, Thú Câu 6: Ở thỏ, nơi tiêu hoá xenlulôzơ là: a. Dạ dày. b. Ruột non. c. Ruột già. d. Manh tràng. Câu 7: Những đại diện nào sau đây thuộc nhóm chim bay? Vịt trời, đà điểu, gà gô, diều hâu Chim ưng, chim cánh cụt, vịt trời, chim sẻ Chim cú mèo, chim ưng, chim sẻ, vịt trời Chim ưng, đà điểu, vịt trời, chim cánh cụt Câu 8: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi là đặc điểm của đại diện nào? a. Vượn b. Khỉ c. Tinh tinh d. Gôrila Câu 9: Ếch sinh sản: a. Thụ tinh trong và đẻ con b. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng c. Thụ tinh trong và đẻ trứng d. Thụ tinh trong. Câu 10: Cá cóc Tam Đảo là động vật quý hiếm cần được bảo vệ, cá cóc Tam Đảo thuộc lớp: a. Cá b. Lưỡng cư c. Chim d. Thú Câu 11: Bộ gặm nhấm thường có đặc điểm: a. Răng nanh rất phát triển, ngón có vuốt sắc, chân có đệm thịt b. Thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc. c. Các răng đều nhọn, mõm dài có lông xúc giác, bàn tay rộng khỏe. d. Ngón tiêu giảm, đốt cuối có guốc, chân cao. Câu 12: Mắt thằn lằn có mi cử động được giúp cho: Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho việc bắt mồi dễ dàng. Bảo vệ mắt không bị khô và đánh lừa sâu bọ. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và làm màng mắt không bị khô. d. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho phát hiện kẻ thù. Câu 13: Điều nào sau đây không đúng đối với lưỡng cư: Tim 3 ngăn, máu pha đi nuôi cơ thể b. Có 2 vòng tuần hoàn c. Động vật hằng nhiệt d. Vừa ở nước, vừa ở cạn Câu 14: Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng: a. Chứa thức ăn b. Làm mềm thức ăn c. Tiết ra dịch vị d. Tiết chất nhờn Câu 15: Loài thú duy nhất biết bay thật sự là: a. Khủng long cánh b. Dơi c. Cá voi xanh d. Đại bàng Câu 16: Tốc độ tiêu hóa của chim bồ câu cao hơn bò sát là nhờ xuất hiện: a. Dạ dày cơ b. Diều c. Ruột thẳng d. Manh tràng B. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. (2điểm) Câu 2: Tại sao cá voi không thuộc lớp cá mà thuộc lớp thú? (1 điểm) Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Lưỡng cư. Cho ví dụ mỗi vai trò. (3 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: Sinh học – Khối 7 A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án b c d c c d c a b b b c c c b a B. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay: (mỗi ý đúng 0,5 điểm) + Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ và xốp. + Chi trước biến thành cánh, chi sau có bàn chân dài, ngón có vuốt. + Mỏ có sừng bao bọc, hàm không có răng + Cổ dài, khớp đầu với thân. Câu 2: Vì cá voi: (1 điểm) + Có vú + Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ + Hô hấp bằng phổi. Câu 3: * Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) - Da trần và ẩm ướt. - Di chuyển bằng 4 chi. - Hô hấp bằng da và phổi. - Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt. * Vai trò của lớp Lưỡng cư: (1,5 điểm) - Làm thức ăn cho người.(VD: Ếch, ễnh ương) - Một số lưỡng cư làm thuốc.(VD: Bột cóc) - Diệt sâu bọ và 1 số sinh vật trung gian gây bệnh.(VD: Cóc, ễnh ương) - Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học. (VD: Ếch đồng)

File đính kèm:

  • docSinh 7 tuan 28.doc