1. Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu của HS ở chương I, II : Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt, tác dụng của phân bón trong trồng trọt, sâu bệnh hại cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại, gieo trồng cây nông nghiệp, sản xuất và bảo quản giống cây trồng, các biện pháp chăm sóc cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng làm bài, tư duy, nhớ vận dụng những kiến thức đã học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I Công Nghệ Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày dạy :5 - 1 -2007
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu của HS ở chương I, II : Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt, tác dụng của phân bón trong trồng trọt, sâu bệnh hại cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại, gieo trồng cây nông nghiệp, sản xuất và bảo quản giống cây trồng, các biện pháp chăm sóc cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng làm bài, tư duy, nhớ vận dụng những kiến thức đã học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Đề kiểm tra – Đáp án
2. Học sinh: Ôn kiến thức học ở kì I – Giấy kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
7A1:....................................... 7A4 : ..................................... 7A5: ...................................
2. Kiểm tra bài cũ : (Không)
Giảng bài mới: “ Kiểm tra HKI ”
Đề bài
Đáp án
Điểm
A . Phần trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: (1đ) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng
a) Phân bón gồm 3 loại chính:
A. Phân đạm, phân lân, phân vi sinh.
B. Phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh.
C. Phân chuồng, phânđạm, phân vi sinh
D. Phân hữu cơ, phân vô cơ, phân đạm.
b) Trong biến thái hoàn toàn ở giai đoạn nào sâu phá hoại mạnh nhất:
A. Trứng
B. Sâu non.
C. Nhộng
D. Sâu trưởng thành
Câu 2: (2đ) Điền từ ( cụm tư ø) thích hợp vào chỗ chấm (………) các câu sau cho thiùch hợp :
a) Khoảng …………………… gieo trồng một loại cây nào đó gọi là thời vụ.
b) Ở nước ta tuy khí hậu có khác nhau ở các miền, nhưng có 3 vụ trong năm đó là ……………………
c) Các tỉnh phía Bắc có khi hậu lạnh nên còn có thêm vụ thứ tư đó là ……………………
d) Kiểm tra hạt giống trước khi gieo có mục đích là …………………… hay loại bỏ những hạt lép, sâu mọt … để đảm bảo năng suất trồng trọt.
Câu 3: (1đ) Ghép các chữ : a, b, c, d ở cột A với ý 1, 2, 3, 4, 5 ở cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
A
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
1
Nhiệm vụ của trồng trọt
B
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu
2
Giâm cành
C
Cắt một đọan từ cành mẹ đem giâm sau một thời gian được cây mới
3
Bừa đất
D
Làm đất nhỏ và thu gom cỏ dại.
4
Bừa đất
5
Vai trò của trồng trọt
B. Phần tự luận (6đ)
Câu 1: (2đ) Hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. Có những biện pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại?
Câu 2: (2đ) Làm cỏ vun xới có tác dụng gì? Khi làm cỏ vun xới cần chú ý những điều gì?
Câu 3: (2đ) Gieo trồng bằng cây con, bằng hạt có những ưu và nhược điểm gì?
A . Phần trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: (1đ) Chọn đúng mỗi câu đạt (0,5đ)
B
b) B
Câu 2: (2đ) Điền đúng mỗi từ ( cụm tư ø) vào chỗ chấm (…………) đạt (0,5đ)
a) Thời gian
b) Vụ hè thu, đông xuân, vụ mùa
c) Vụ đông
d) Chọn những hạt tốt
Câu 3: (1điểm) Ghép đúng mỗi ý đạt (0,25đ)
A – 5
B – 1
C – 2
D – 3
B. Phần tự luận (6đ)
Câu 1:( 2đ) Thiếu hoặc sai mỗi ý - 0,25đ
* Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
- Phòng là chính
- Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
* Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh.
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Câu 2 : ( 2đ)
* Tác dụng làm cỏ vun xới: Diệt cỏ dại; làm cho đất tơi xốp; hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn ; chống đỗ.
* Những điều cần chú ý khi làm cỏ vun xới: Tránh làm tổn thương cây và bộ rễ; làm cỏ, vun xới phải kịp thời; kết hợp các biện pháp bón phân bấm ngọn, tỉa cành ; Phòng trừ sâu, bệnh.
Câu 3 : ( 2đ)
* Gieo trồng bằng cây con:
- Ưu điểm: Dễ chăm sóc, tiết kiệm.
- Nhược điểm: Tốn nhiều công lao động.
* Trồng bằng hạt:
- Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: Số lượng nhiều, khó chăm sóc.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
1,25đ
1đ
1đ
1đ
1đ
4. Nhận xét bài kiểm tra :
Lớp
TSHS/Nữ
0
0,5 ® 3,0
3,5® 4,5
Tổng %
5,0 ® 6,0
6,5 ® 7,5
8,0 ® 10
Tổng %
7A1
39 / 18
3 / 0
6 / 3
9 / 3 (23,1%)
12 / 8
9 / 2
9 / 5
30/15 (76,9%)
7A4
39 / 21
2 / 1
2 / 2
4 / 3 (10,3%)
7 / 4
11 / 4
17 / 10
35/18 (89,7%)
7A5
41 / 24
4 / 2
4 / 2 (9,8%)
7 / 2
9 / 8
21 / 12
37/22 (90,2%)
Cộng
119 / 63
5 / 1
12 / 7
17 / 8 (14,3%)
26 / 14
29 / 14
47 / 27
102/55(85,7%)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Chuẩn bị: Đọc trước bài “Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng”
Đọc trước thông tin và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK / 57
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Ưu điểm :
- Khuyết điểm :
- Hướng khắc phục :
File đính kèm:
- jhgdlisdkgfasdhijegjdbkafuyaoisduf (10).doc