I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ/phút thuộc chủ đề đã học ở HK II ( Giáo viên coi, chấm ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn theo đề đã cho).
Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc theo đề đã cho.
Chú ý : Tránh trường hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc 1 đoạn giống nhau.
* Bài đọc 1 : Tà áo dài Việt Nam, trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
a- Đọc đoạn: Phụ nữ Việt Nam xưa .vạt phải.
Câu hỏi: Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
b- Đọc đoạn: Từ những năm 30 .trẻ trung.
Câu hỏi: Chiếc ái dài tân thời có gì khác chiếc ái dài truyền thống?
c- Đọc đoạn: Từ những năm 30 .thanh thoát hơn.
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra cuối học kì II (năm 2010 - 2011) môn: Tiếng việt lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2010-2011) HẬU GIANG MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Bài kiểm tra Đọc(Đọc thành tiếng)
-------------------
ĐỀ :
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ/phút thuộc chủ đề đã học ở HK II ( Giáo viên coi, chấm ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn theo đề đã cho).
Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc theo đề đã cho.
Chú ý : Tránh trường hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc 1 đoạn giống nhau.
* Bài đọc 1 : Tà áo dài Việt Nam, trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
a- Đọc đoạn: Phụ nữ Việt Nam xưa..vạt phải.
Câu hỏi: Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
b- Đọc đoạn: Từ những năm 30..trẻ trung.
Câu hỏi: Chiếc ái dài tân thời có gì khác chiếc ái dài truyền thống?
c- Đọc đoạn: Từ những năm 30..thanh thoát hơn.
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
* Bài đọc 2 : Bầm ơi (trích), trang 130 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
a- Đọc cả bài: Ai về thăm mẹ..cả đôi mẹ hiền.
Câu hỏi: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Câu hỏi: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng?
Câu hỏi: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
* Bài đọc 3 : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trích), trang 145 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
a- Đọc đoạn: Điều 15..lứa tuổi.
Câu hỏi: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
b- Đọc đoạn: Điều 21..đoàn kết quốc tế.
Câu hỏi: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật ?
* Bài đọc 4 : Út Vịnh, trang 136 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.
a- Đọc đoạn: Nhà Út Vịnh..như vậy nữa.
Câu hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ?
Câu hỏi: Ut Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
b- Đọc đoạn: Một buổi chiều..không nói nên lời.
Câu hỏi: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
Điểm từng phần
Tổng số điểm
(Bằng số)
Tổng số điểm
(Bằng chữ)
Họ và Tên-Chữ kí GK
Mã số phách
1
2
3
4
5
6
7
1.
2.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2010-2011), MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Bài kiểm tra Đọc
-----------------
II. Đọc thầm và làm bài tập.
A. Đọc thầm:
Rừng Phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân cùa con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Thoát cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.
Theo ĐOÀN GIỎI
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
1. Qua nội dung đoạn thứ hai của bài ( Gió bắt đầu nổi biến đi) tác giả tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào ?
Lúc ban trưa.
Lúc hoàng hôn.
Lúc ban mai.
2. Các từ ni đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất” thuộc tử loại gì ?
2.1. Từ mặt trời thuộc từ loại :
Động từ.
Danh từ
Tính từ
2.2. Từ vàng rực thuộc từ loại :
Tính từ
Động từ.
Danh từ
2.3. Từ tuôn thuộc từ loại :
Động từ
Tính từ
Động từ
3. Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình” ý muốn nói điều gì ?
Rừng phương Nam rất hoang vu.
Rừng phương Nam rất yên tĩnh.
Rừng phương Nam rất vắng người
4. Chủ ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi” là những từ ngữ nào ?
a. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
b. Phút yên tĩnh
c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng ?
a. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.
b. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.
c. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
6. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào ?
Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Thơm ngan ngát, tỏa khắp rừng cây.
Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
7. Em hiểu “Thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào ?
Thơm một cách mạnh mẽ làm lay động mọi vật.
Thơm rất đậm, làm cho người ta khó chịu.
Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
8. Các con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì ?
Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
Đẻ phù hợp với các màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.
..hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2010-2011) HẬU GIANG MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Bài kiểm tra Viết
-------------------
ĐỀ :
I. Chính tả : nghe – viết (5điểm) , thời gian 15 phút :
Bài viết: Cửa sông (trích)
(Nơi biển tìm về . . . . một vùng núi non )
II- Tập làm văn : (5 điểm) , thời gian 35 phút :
a) Đề bài : Hãy tả con vật mà em yêu thích.
..hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
I . Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
Giáo GV coi thi chấm đánh giá dựa vào những yêu cầu sau :
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm .
( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm, đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm.)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)
+ Giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm .
( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm.)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm .
( Yêu cầu chuẩn 120 tiếng/phút; đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm ).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi : 1 điểm .
( Trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ).
II . Đọc thầm( 5 điểm )
Mỗi ý đúng: 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
2.1
2.2
2.3
c
b
a
c
b
c
a
a
c
b
BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả : nghe – viết (5điểm) , thời gian 15 phút :
Bài viết: Cửa sông (trích)
(Nơi biển tìm về . . . . một vùng núi non )
* Đánh gia, cho điểm : Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ : 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
*Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩnbị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn : (5 điểm)
Hướng dẫn đánh gia, cho điểm:
YÊU CẦU CHUNG
Bài viết độ dài bài viết khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại tả con vật, theo nội dung đề bài đã cho. Bố cục rõ 3 phần, diển đạt rỏ ý, dùng từ đặt câu đúng, câu viết đúng chính tả và ngữ pháp, văn viết mạch lạc, sinh động, chữ viết và trình bày bài làm rõ ràng, sạch đẹp.
YÊU CẦU CỤ THỂ
+ Điểm 3,5 – 5 : thể hiện được các yêu cầu trên, sai không quá 2 lỗi diển đạt và mắc không quá 4 lỗi chính tả.
+ Điểm 2,5 – 3,25 : Viết mạch lạc sinh động đúng trọng tâm, sai không quá 3 lỗi diển đạt và mắc không quá 6 lỗi chính tả.
+ Điểm 1,5 – 2,25 : Nắm được yêu cầu của đề bài. Thể hiện hài hòa giữa nội dung và hình thức. Viết tương đối trôi chảy, mạch lạc, sai không quá 4 lỗi diển đạt và mắc không quá 8 lỗi chính tả.
+ Điểm 0,25 – 1,25 : Ý còn nghèo nàn, văn viết nhiều chỗ thiếu mạch lạc, sai không quá 5 lỗi diển đạt và mắc 10 lỗi chính tả trở lên.
*Lưu ý : Bài viết chữ không sạch đẹp, trừ tối đa 0,5 điểm toàn bài viết TLV .
File đính kèm:
- DE KTDK TIENG VIET CUOI HK 2 LOP 5 DAP AN.doc