a. Nhận biết:
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,.
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,.
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5217 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khung ma trận đề kiểm tra Địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng chống.
15% tổng số điểm
=1,5điểm
50% tổng số điểm =0,75điểm;
50% tổng số điểm =0,75điểm;
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 05
2,5điểm; 25% tổng số điểm
4,0điểm; 40% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
Thao tác 9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Ví dụ: Ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Trình bày được vị trí địa lí
Phân tích được ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta
20% tổng số điểm =2,0điểm
50% tổng số điểm =1điểm;
50% tổng số điểm =1điểm;
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Trình bày được đặc điểm giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam: Tiền Cambri
15% tổng số điểm =1,5điểm
100% tổng số điểm =.1,5điểm;
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam
- Phân tích đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan).
Phân tích các số liệu về khí hậu
Giải thích các số liệu về khí hậu
50% tổng số điểm
=5,0điểm
60% tổng số điểm =3điểm;
20% tổng số điểm =2điểm;
20% tổng số điểm =2điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra ở địa phương
Biện pháp phòng chống.
15% tổng số điểm
=1,5điểm
50% tổng số điểm =0,75điểm;
50% tổng số điểm =0,75điểm;
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 05
2,5điểm; 25% tổng số điểm
4,0điểm; 40% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
Theo Nikko việc xây dựng ma trận đề kiểm tra gồm 9 thao tác trên, tuy nhiên với quá nhiều thao tác khi thực hiện vừa có thể dễ quên, nhầm lẫn và mất thời gian. Vì vậy khi xây dựng ma trận ta có thể gộp một số thao tác tính điểm lại cho gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung của ma trận. Các thao tác xây dựng ma trận có thể rút gọn lại như sau:
Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra (như thao tác 1 đã ví dụ minh họa ở trên)
Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy (như thao tác 2 đã ví dụ minh họa ở trên)
Thao tác 3. Tính điểm cho bài kiểm tra và các ô của ma trận.
- Quyết định tổng số điểm cho toàn bài kiểm tra (như thao tác 4);
- Quy định % điểm và điểm số cho các chủ đề cần kiểm tra (tính điểm theo hàng);
- Quy định % điểm và điểm số cho các mức độ nhận thức ở một chủ đề (quy định điểm cho từng ô của ma trận). Để dễ thực hiện và tránh được các trường hợp tính điểm ra số điểm lẻ ta có thể ngầm mặc định % tổng điểm cho các mức độ nhận thức (% tổng điểm tại các cột), rồi mới tính % điểm và số điểm cụ thể cho các ô của ma trận; cộng điểm theo cột, tính % điểm số theo cột.
Thao tác 4. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 12
(chương trình chuẩn)
Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta. Đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta.
Câu 2. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm khái quát của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.
Câu 3. (3,0 điểm) Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam. Phân tích đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan).
Câu 4. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm của nước ta
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP.Hồ Chí Minh
1931
1686
+245
Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích nguyên nhân.
Câu 5. (1,5 điểm) Hãy nêu một số thiên tai thường hay xảy ra ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng chống.
Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta
+ Trên đất liền nước ta nằm trong khung hệ tọa độ địa lí như sau:
Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
Điểm cực Tây: 10209’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Điểm cực Đông: 109024’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).
+ Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050/B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 117020/ Đ trên biển Đông.
1,25 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ảnh hưởng vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc khí hậu có tính chất nhiệt đới: có nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng. Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
+ Tuy nhiên nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai : bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
0,75 điểm
0,25
0,25
0,25
……
…..
………
RUBRIC ĐỀ KIỂM TRA
(Hướng dẫn cho điểm tham khảo)
Môn Địa lí
Nội dung
Mức độ
Tiêu chí
(10-9 điểm)
(8-7 điểm)
(6-5 điểm)
(4-3 điểm)
(2-1 điểm)
Câu 1
Kiến thức
- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án.
- Lấy được 1 ví dụ điển hình.
- Bộc lộ được nội dung
- Lấy được 1 ví dụ đúng.
- Bộc lộ được nội dung
- Lấy được 1 ví dụ
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ nội dung
Tư duy
Có phương pháp trả lời hệ thống, khoa học. Ví dụ cụ thể, điển hình.
Có phương pháp trả lời khoa học. Ví dụ cụ thể.
Có phương pháp trả khoa học. Ví dụ chưa được điển hình.
Phương pháp trả lời chưa khoa học. Ví dụ chưa đúng.
Chưa có phương pháp Ví dụ chưa có.
Kỹ năng
Lập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học
Lập luận lô gíc. Trình bày được.
Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.
Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng.
Lập luận và trình bày chưa được.
Câu 2
Kiến thức
- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ nội dung
Tư duy
Có phương pháp trả lời hệ thống, khoa học.
Có phương pháp trả lời khoa học.
Có phương pháp trả khoa học.
Phương pháp trả lời chưa khoa học.
Chưa có phương pháp.
Kỹ năng
Lập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học.
Lập luận lô gíc. Trình bày được.
Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.
Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng.
Lập luận và trình bày chưa được.
Câu 3
Kiến thức
- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ được nội dung
- Bộc lộ nội dung
Tư duy
Có phương pháp trả lời hệ thống, khoa học.
Có phương pháp trả lời khoa học.
Có phương pháp trả khoa học.
Phương pháp trả lời chưa khoa học.
Chưa có phương pháp.
Kỹ năng
Lập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học
Lập luận lô gíc. Trình bày được
Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học.
Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng
Lập luận và trình bày chưa được.
Trường hợp khác, có thể xây dựng ma trận đề tổng hợp bằng cách:
- Các chủ đề, nội dung kiến thức kĩ năng của giữa kì, một học kì hoặc cả năm được liệt kê vào cột: chủ đề, nội dung;
- Các đơn vị chuẩn kiến thức kĩ năng ở các chủ đề, nội dung được đưa vào các ô của ma trận.
- Trên cơ sở ma trận này ta có thể chiết xuất thành nhiều đề kiểm tra khác nhau.
Tuy nhiên việc quyết định tỉ lệ phần trăm điểm, điểm số cho các chủ đề, các đơn vị chuẩn ở các mức độ nhận thức khó khăn hơn, việc lựa chọn các chuẩn để viết đề kiểm tra dễ nhầm lẫn và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của GV.
Ví dụ: Ma trận nội dung kiến thức kĩ năng của học kì I, Địa lí 12
Dựa vào ma trận dưới đây ta có thể viết được nhiều đề kiểm tra khác nhau. Ví dụ ở chủ đề Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta, chẳng hạn với cơ cấu điểm số bằng 20%, ta có thể viết được các câu hỏi như sau:
Câu 1. Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta
Câu 2. Trình bày giới hạn lãnh thổ toàn vẹn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí nước ta đối với tự nhiên.
Câu 4. Dựa vào Atlats Địalí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày vị trí địa lí nước ta
Các câu hỏi này được sử dụng để xây dựng thành các đề kiểm tra khác nhau.
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ VN
Phân tích được ý nghĩa đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội và quốc phòng nước ta
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ
- Vẽ lược đồ Việt Nam
20% tổng số điểm =2,0điểm
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Trình bày được đặc điểm giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam: Tiền Cambri…
Biết được mối quan hệ giữa lịch sử địa chất và các điều kiện Địa lí của nước ta
Đọc được lược đồ cấu trúc địa chất
15% tổng số điểm =1,5điểm
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của TNVN
- Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta
- Sử dụng bản đồ tự nhiên để trình bày các đặc điểm nỏi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, động thực vật, nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng
- Phân tích biểu đồ khí hậu và bảng số liệu về khí hậu ở một số địa điểm
Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên
50% tổng số điểm
=5,0điểm
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra
- Biết được sự suy thoái của tài nguyên rừng, da dạng sinh học, đất
Nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường
Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra ở địa phương
Biện pháp phòng chống.
15% tổng số điểm
=1,5điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 05
2,5điểm; 25% tổng số điểm
4,0điểm; 40% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
1,75điểm; 17,5% tổng số điểm
File đính kèm:
- CACH XAY DUNG DE KIEM TRA.doc