Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) và quá trình gia nhập AFTA của Việt Nam

ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế hoạch hợp tác kinh tế như:

- Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).

- Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).

- Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).

- Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong khối.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) và quá trình gia nhập AFTA của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt Nam năm 2001. Và mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác. - Xét về bạn hàng: 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp. Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN. b. Về phần XK sang các nước ngoài ASEAN: Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn. Ví dụ, Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên liệu NK để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ". Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đất nước có kim ngạch NK vượt 1000 tỷ USD mỗi năm. Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam. Và họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực. Cũng cần nói thêm rằng, việc Việt Nam tham gia AFTA và tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998 là những sự chứng minh, là bước chuẩn bị, tập dượt để gia nhập WTO. 2. Đầu tư nước ngoài 2.1. Đầu tư từ các nước ASEAN khác AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng hợp lý hóa. Khi không còn bảo hộ, một số ngành công nghiệp của một số nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại, hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, với tiến trình hiện thức hóa Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), các nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có nhiều thuận lợi về thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam. 2.2. Đầu tư nước ngoài từ các nước khác Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngoài khu vực. Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một số nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó. Áp dụng lý thuyết đó vào AFTA và Việt Nam, thì các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với 80 triệu dân, mà còn tính đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người. Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu tư nước ngoài nếu không đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, luật đầu tư nước ngoài thông thoáng, nguồn lao động giá rẻ và có tay nghề cao... Có thể lấy ví dụ đơn cử là Indonesia hiện nay. Mặc dù Indonesia đã hoàn thành AFTA, nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Sony, Matsushita... đã và đang rời bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại và thất vọng trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham nhũng... Đó cũng thách thức chung cho tất cả các thành viên của AFTA. Vì nếu như trước đây, Indonesia hay Việt Nam không phải là thành viên của AFTA, để vượt qua hàng rào thuế quan và các hạn chế NK vào thị trường Indonesia hay Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư tại nước sở tại. Nhưng nay Việt Nam đã là thành viên AFTA, nếu môi trường đầu tư vào Việt Nam không hấp dẫn, thì thay vì đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đầu tư vào các nước ASEAN khác, hoặc đơn giản hơn, chỉ cần mở rộng hoặc tăng thêm công suất của các nhà máy sẵn có tại các nước AFTA, đặc biệt là đối với các dây chuyền sản xuất đã gần hết khấu hao nhưng vẫn vận hành tốt, rồi từ đó bán hàng sang Việt Nam. Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư. 3. Công nghiệp Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên không còn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Nhưng đây là sự thay đổi và phân bổ mang tính động và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn và nỗ lực chủ quan của từng nước. Singapore sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành hóa chất, trang thiết bị vận tải và linh kiện điện tử, trong khi đó sẽ bỏ ngỏ các ngành cần nhiều lao động và khoáng sản. Malaysia thì có sự sắp xếp ngược lại. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu như công nghiệp giấy, chế biến gỗ, may mặc và dệt sẽ tăng nhanh. Trong khi đó, các ngành thiết bị vận tải, hóa chất, đồ gỗ, thực phẩm đã qua chế biến sẽ giảm mạnh. Cũng giống như tại các nước ASEAN, ở một mức độ nào đó, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Trong đó, một số ngành sẽ phát triển, một số ngành sẽ bị thu hẹp. Tuy vậy, AFTA cũng tạo cho chúng ta điều kiện và thời gian để chuẩn bị và vươn lên để có thể đứng vững và phát triển vì: - Thứ nhất, mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành AFTA/CEPT đối với Việt Nam được cộng thêm 3 năm; - Thứ hai, cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào chương trình giảm thuế. Những mặt hàng nào có tỷ trọng NK cao và có khối lượng giá trị tiêu thụ lớn trên thị trường nội địa có thể sẽ đưa vào giảm thuế chậm hơn; - Thứ ba, sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế quan (nếu có đối với mặt hàng đó) sau đó 5 năm mới phải xóa bỏ; - Thứ tư, việc cắt giảm thuế NK đối với một số nguyên liệu, sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí sản xuất và do vậy, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho một số sản phẩm công nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và thời gian một cách có hiệu quả, định hướng cơ cấu công nghiệp và mặt hàng kinh doanh như thế nào để có thể phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động khu vực. Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp theo cơ chế kinh tế mở, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi và đầu tư thích đáng, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý trong thời gian cho phép để các ngành có tiềm năng phát triển có thể cạnh tranh không những trên thị trường trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mọi sự bảo hộ của Nhà nước đều có giới hạn. Để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần phải khẩn trương nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khu vực, khả năng cạnh tranh của các nước ASEAN trong cùng lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực quản lý khi sự bảo hộ không còn nữa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam về cơ bản sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2005. 4. Ngân sách nhà nước Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan, tức là từ 1/7 năm nay. Theo số liệu những năm gần đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của Việt Nam, trong khi đó, thuế NK (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, về mặt số học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, rõ ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm. Về dài hạn, AFTA sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. Như vậy, cơ sở để tính toán rằng, về dài hạn, phần giảm của thuế NK do thực hiện CEPT sẽ được bù lại bằng tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập công ty... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lý thuyết, thực tế còn phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất trong nước, hiệu quả của hệ thống thuế và bộ máy thu thuế. Tóm lại, tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến. Không nên coi việc thực hiện AFTA như một quá trình hay hành động riêng biệt, mà phải đặt nó trong lộ trình hội nhập và tự do hóa thương mại tổng thể, trong đó, mục tiêu nhất quán được xác định bởi khuôn khổ WTO.

File đính kèm:

  • docAFTA.doc
Giáo án liên quan