I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- Giáo dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
* GDBVMT:
+ Cần khai thác đá vôi hợp lí; sử dụng đá vôi trong sản xuất cần đảm bảo để tránh ô nhiễm môi trường.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học Tiết 26: Đá vôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Tiết 26 Đá vôi
(GDMT: Liên hệ)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
- Giáo dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
* GDBVMT:
+ Cần khai thác đá vôi hợp lí; sử dụng đá vôi trong sản xuất cần đảm bảo để tránh ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 54, 55 (nếu có)
- Vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua hoặc a-xít.
- Học sinh : - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi (nếu có)
- Nhĩm, cá nhân
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Nhôm.
? Nêu tính chất của nhôm
? Kể tên một số đồ dùng bằng nhôm và cách sử dụng, bảo quản chúng.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- GTB: Đá vôi.
v Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
Chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sat tranh ảnh sưu tầm hoặc SGK viết tên những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu ích lợi của đá vôi vào khổ giấy to.
- Quan sát các nhóm làm việc
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nhận xét và chốt, tuyên dương nhóm làm tốt nhất
* GDBVMT:
? Núi đá vôi không chỉ cho ta đá vôi mà cịn cĩ những cảnh quan thiên nhiên thế nào ?
* GV : Các hang động và núi đá vôi không chỉ cho ta đá vôi mà còn là những cảnh quan thiên nhiên đẹp vì vậy khi khai thác đá vôi cần phải hợp lí tránh cạn kiệt nguồn đá vôi sẵn có và ảnh hưởng đến thiên nhiên môi trường. Đồng thời khi dùng đá vôi sản xuất phải chú ý để tránh gây ô nhiễm môi trường.
v Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng làm việc điều khiển các bạn làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành SHK trang 49, quan sát và cử thư kí ghi vào PHT
Bước 2: Làm việc cả lớp
Giáo viên nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của học sinh chưa chính xác.
Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.
4. Củng cố.
Nêu câu hỏi cho HS nhắc lại nội dung bài học
5. HĐNT:
Chuẩn bị: “Gốm xây dựng, gạch, ngói”.
Nhận xét tiết học.
Hát
2 em trả lời câu hỏi
Nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài
Nhóm 4, lớp.
- Các nhóm thảo luận và làm bài: Vùng núi đá vôi với các hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)…
Đá vôi dùng : Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng…
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung
+ Cảnh quan thiên nhiên đẹp cĩ thể đến tham quan. . .
Nhóm 4, lớp.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội
-Chỗ cọ sát vào đá cuội bị mài mòn
-Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào
-Đá vôi mềm hơn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội
-Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
-Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì giấm hoặc a-xít bị chảy đi.
-Đá vôi có tác dụng với giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất, khác và khí Co2 sủi lên
-Đá cuội không có phản ứng với a-xít.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- 1 số em nhắc lại
Học sinh trả lời
File đính kèm:
- Bai 26 Da voi.docx