Khái quát về dạy học văn ở trường tiểu học

Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, sự cần thiết và cơ sở của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học, hệ thống văn học trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học cũng như những nội dung dạy văn tích hợp với dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay.

doc46 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về dạy học văn ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối viết riêng. Mô đun 4 HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Có quan niệm đúng đắn về dạy học cảm thụ văn học ở tiểu học, nắm được một số dạng bài tập cơ bản về cảm thụ văn học và cách thức tiến hành chúng trong thực tiễn ở trường phổ thông hiện nay. 2. Kĩ năng: Thiết kế được các dạng bài tập phù hợp và vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo để bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. 3. Thái độ: Đề cao vai trò của cảm thụ văn học đối với việc hình thành tri thức, nhân cách của học sinh, chú trọng ý nghĩa của hệ thống bài tập dạy học văn đối với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. II. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu 1. Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Mạnh Hưởng (2001), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Nhiều tác giả (2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Vũ Nho (1999), Nghệ thuật đọc diễn cảm, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 6. Trương Đức Thành - Vũ Ngọc Quang - Vũ Huy Từ (1997), Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn (4 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Trí (Chủ biên) – Nguyễn Trọng Hoàn – Giang Khắc Bình (2003), Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 4, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. 8. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 (10 tập), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Quảng Nam. 2. Thiết bị: Máy chiếu đa năng, phần mềm power point, máy tính, băng hình, tranh ảnh,… III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN 1. Quan niệm về dạy học cảm thụ văn học ở tiểu học 1.2.1. Khái niệm cảm thụ văn học - Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. - Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thực sự gần gũi, "nhập thân" với những gì đã đọc. - Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan, bằng sự tham gia của yếu tố vô thức... - Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. => Đây là một bước quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn ra. * Các cấp độ cảm thụ văn học: - Cấp độ ngôn từ và sự cảm thụ ngôn từ: cảm thụ phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các thủ pháp nghệ thuật,… - Cấp độ hình tượng và sự cảm thụ hình tượng: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, tác giả… - Cấp độ ý nghĩa và sự cảm thụ ý nghĩa của tác phẩm: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn,… - Cấp độ tư tưởng và sự cảm thụ tư tưởng của tác phẩm. 1.2.2. Đặc trưng về cảm thụ văn học của học sinh tiểu học - Sự cảm thụ văn học của học sinh tiểu học mang những đặc trưng riêng: Sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm, sự vượt trước của tình cảm so với quá trình phân tích - tổng hợp, sự phát triển chưa hoàn thiện của óc phân tích, sự thiếu hoàn thiện của năng lực so sánh - tổng hợp; óc khái quát của trẻ cũng chưa cao do các em thường sa vào những chi tiết cụ thể, thiếu khả năng tổng hợp vấn đề; không biết lật trở vấn đề, sự khái quát thường vội vã, thiếu chiều sâu đồng thời chưa thấy được hết các mối quan hệ giữa các sự kiện diễn ra trong tác phẩm... - Cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi em không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học,... Tiếp nhận văn học ở học sinh cấp tiểu học thường thiên về lối tiếp nhận "kí thác". - Dù có những hạn chế về khả năng cảm thụ thì sự cảm thụ trực tiếp, hồn nhiên tác phẩm văn học của học sinh tiểu học vẫn diễn ra là do: + Khả năng đọc – hiểu của các em đã bước đầu phát triển, nên khi đọc một bài văn, bài thơ các em có thể hiểu được nội dung. + Óc tưởng tượng của các em đã hình thành nên không cần tốn nhiều công sức, nhận thức của các em có thể phản ánh được kết quả của quá trình đọc dưới hình thức biểu tượng. => Việc dạy văn trong nhà trường phải đạt mục đích tạo năng lực văn cho học sinh. Năng lực này là khả năng rung động, cảm thụ với cái đẹp; là năng lực tạo ra cái đẹp trong cuộc sống; là cá tính và bản lĩnh của con người có ý thức về bản thân… Khi tổ chức học văn cho học sinh, phải cho các em nhập thân vào tác phẩm, sống và cảm xúc cùng với cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm. 2. Một số kiểu bài tập cảm thụ văn học ở tiểu học 2.1. Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động a) Phân biệt sự khác nhau giữa các câu hỏi trong những đoạn thơ / văn cho sẵn với kiểu câu hỏi thông thường và cho biết tác dụng của câu hỏi (in đậm) trong từng đoạn thơ / văn. b) Chỉ ra các màu sắc và các từ láy được tác giả dùng để miêu tả một cảnh vật / con vật / con vật… trong đoạn văn đồng thời cho biết tác dụng của chúng. c) Đọc đoạn văn và cho biết các giác quan được tác giả sử dụng để cảm nhận cảnh vật / con người đồng thời cho biết ý nghĩa thẩm mĩ từ sự quan sát đó. 2.2. Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả a) Cho biết những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của cảnh vật / hiện tượng… trong một đoạn thơ / đoạn văn. b) Cho biết những cảnh vật và con người được nhắc đến trong đoạn đoạn thơ / đoạn văn. Rút ra nhận xét. c) Chỉ ra hình ảnh trong khổ thơ / đoạn văn (cho sẵn) mà em yêu thích nhất và giải thích lí do vì sao. d) Cho biết khổ thơ / đoạn văn mà em yêu thích nhất trong bài thơ / bài văn đã học và trình bày lí do mình yêu thích nó. e) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi cảm thụ văn học. f) Đọc một truyện cho sẵn và cho biết tiết nào làm mình xúc động nhất. Vì sao? g) Phân tích những dấu hiệu cơ bản để nhận biết nhân vật văn học qua một truyện cụ thể. 2.3. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh tiểu học 2.3.1. So sánh a) Tìm các vật được so sánh; dấu hiệu chung để so sánh; từ (dấu câu) dùng để so sánh. b) Tác dụng góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm của hình ảnh so sánh. c) Thêm vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu văn có ý mới mẻ, sinh động. 2.3.2. Nhân hóa a) Xác định dòng thơ / câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá. b) Đọc bài thơ / bài văn và cho biết những câu thơ / câu văn trong bài sử dụng phép nhân hóa. Hình ảnh nhân hóa tiêu biểu trong bài thơ / bài văn (nêu cụ thể) cho em biết được những điều gì? c) Tác dụng của biện pháp nhân hóa đối với việc góp phần thể hiện chân dung nhân vật trong bài thơ / bài văn và ý nghĩa của tác phẩm. d) Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. 2.3.3. Điệp ngữ a) Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp điệp ngữ trong một đoạn thơ / đoạn văn. b) Cho biết tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ / bài văn. c) Xác định điệp ngữ trong một bài thơ / bài văn và cho biết tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc của nó. 2.3.4. Đảo ngữ a) Xác định đảo ngữ và tác dụng của nó trong câu thơ / câu văn. b) Phân biệt câu văn / câu thơ có và không có sử dụng điệp ngữ và chỉ ra được vai trò của điệp ngữ trong việc nhấn mạnh giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ văn học. c) Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ / bài văn. 2.4. Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo a) Đọc diễn cảm bài thơ / bài văn cho sẵn. b) Nêu những điều cần lưu ý khi đọc diễn cảm bài thơ / bài văn cụ thể. 2.5. Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn a) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) cho biết tác dụng gợi tả sinh động của các từ loại in đậm trong đoạn thơ / đoạn văn cho trước. b) Nhận xét về cách dùng từ, đặt câu và sử dụng biện pháp nhân hóa (so sánh, điệp…) trong đoạn văn / đoạn thơ cụ thể. c) Cho biết những nét đẹp về tình cảm (hành động, suy nghĩ, việc làm, lời nói, ngoại hình…) của các nhân vật trong một bài thơ / bài văn cụ thể. d) Nêu nhận xét của bản thân về sự thay đổi của cảnh vật cùng tâm trạng tác giả qua một bài thơ / bài văn cho sẵn. BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI CHUYÊN ĐỀ 1. Tự chọn một bài thơ (bài văn) trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học và phân tích những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của nó. Qua đó, anh (chị) hãy rút ra những kết luận sư phạm phù hợp (về đặc trưng của tác phẩm văn học trong trường tiểu học, về phương pháp dạy học của giáo viên…) 2. Từ thực tiễn dạy học của bản thân, anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học. Phân tích qua những dẫn liệu cụ thể. 3. Từ những đặc trưng trong tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học, người giáo viên cần lưu ý những điều gì khi dạy học văn cho lứa tuổi này? 4. Theo anh (chị), nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong dạy học văn ở tiểu học? Vì sao? 5. Tự chọn một nguyên tắc dạy học văn ở tiểu học và làm sáng tỏ nguyên tắc này qua những ví dụ cụ thể trong thực tiễn dạy học của anh (chị). 6. Từ thực tế dạy học của bản thân và đơn vị mình, anh (chị) hãy cho biết những thành công và hạn chế của việc dạy học văn ở tiểu học hiện nay đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể để khắc phục mặt tồn tại (nếu có). 7. Theo anh (chị), phương pháp nào là quan trọng nhất trong dạy học văn ở tiểu học? Vì sao? 8. Tự chọn một phương pháp dạy học văn ở tiểu học và làm sáng tỏ phương pháp này qua những ví dụ cụ thể trong thực tiễn dạy học của anh (chị). 9. Vì sao dạy cảm thụ văn cho học sinh là phương diện cơ bản nhất của dạy học văn ở tiểu học hiện nay? 10. Theo anh (chị), kiểu bài tập nào có vai trò quan trọng nhất trong dạy học cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học hiện nay? Vì sao? Hãy làm sáng tỏ nội dung và cách thức sử dụng kiểu bài tập này trong thực tiễn giảng dạy của anh (chị).

File đính kèm:

  • doc111.doc