XD: xây dựng khuôn viên trường mầm non, bệnh viện, nông trại .
NT: vẽ cô giáo, vẽ, xé dán,nặn dụng cụ, sản phẩm các nghề.
PV: phân vai các nghề: đầu bếp, buôn bán, thợ xây dựng
HT: Đọc truyện theo chủ đề, xem tranh các hoạt động các nghề.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6930 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch tuần 15 Dụng cụ và sản phẩm của các nghề (1 tuần), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi ích của việc ăn rau.
CHUẨN BỊ
Vườn rau trong trường.
Sân chơi.
TIẾN HÀNH
Cô trẻ ra thăm vườn rau. Đàm thoại cùng trẻ.
Các bạn thấy vườn rau của lớp mình dạo này như thế nào?
Các con thấy vườn rau có gì khác không?
Những cây bắp trong vườn của mình có gì kìa các con?
Bây giờ chúng ta cùng chăm sóc vườn rau đi nào?
Trẻ chăm sóc, nhổ cỏ cho vườn rau.
Chơi rồng rắn lên mây. Cô cho trẻ nhắc luật chơi, cách chơi.
Cô quan sát trẻ chơi.
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Kể tên sản phẩm và dụng cụ của nghề.
I. Yêu cầu:
- Củng cố và mở rộng vốn hiểu biết của cháu về dụng cụ và các sản phẩm của các nghề trong xã hội.
- Tham gia trò chơi đúng luật chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các nghề, dụng cụ các nghề
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện tìm hiểu về sản phẩm, dụng cụ của nghề.
- Các bạn biết những nghề nào ở địa phương?
- Các bạn hãy kể một số sản phẩm của nghề mà cháu biết xem.
- Vậy họ dùng những dụng cụ gì để làm ra những sản phẩm ấy?
- Gợi hỏi cháu về một số dụng cụ nghề theo sản phẩm.
- Cô bổ sung và cung cấp cho trẻ những gì trẻ chưa thấy, chưa biết về sản phẩm, dụng cụ của một số nghề phổi biến trong xã hội.
- Trò chuyện về nghề của những người thân và các sản phẩm, dụng cụ của các nghề đó.
- Các con thấy người thân, ba mẹ mình làm ra những sản phẩm ấy có vất vả không?
- Vậy khi sử dụng những sản phẩm ấy cúng ta phải sử dụng như thế nào?
- Còn với những dụng cụ ấy khi sử dụng xong mình phải làm sao?
* Hoạt động 2: Trò chơi “Đua thuyền”
- Cô thấy chiều hôm nay lớp mình học rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi.
- Trò chơi có tên “ Đua thuyền”
*Cách chơi:
- chia trẻ thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 7-8 trẻ)
- Cô cho trẻ ngồi thành hàng dọc, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết phần bụng của trẻ ngồi trước thành một chiêc thuyền đua
- khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức 2 tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bé làm dụng cụ và sản phẩm nghề
I. Yêu cầu:
- Cháu hoàn thành được sản phẩm tạo hình của mình. Nhận biết, phân loại một số ngành nghề qua dụng cụ, sản phẩm nghề.
- Trẻ sử dụng kỹ năng lăn tròn, gắn dài, cắt, dán….
- Khả năng diễn đạt để so sánh, nêu đặc điểm của đồ dùng, sản phẩm của các nghề.
- Trẻ yêu quý biết cách sử dụng sản phẩm các nghề, biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
- Đất nặn, bảng nặn, dao, đĩa đựng sản phẩm…
- Kéo, giấy màu, giấy A4….
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về nghề bé biết
- Các bạn ơi cùng cô hát vận động bài: chú yêu cô chú công nhân nha!
- Bài hát nói về ai?
- Cô đố các bạn biết dụng cụ của cô chú công nhân là gì?
- Các bạn còn biết những nghề nào nữa hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe.
- Con kể cho cô và các bạn biết những dụng cụ và sản phẩm của nghề con vừa kể đi.
- Bây giờ lớp mình cùng cô xem tranh về một số dụng cụ nghề và sản phẩm nghề nha!
* Hoạt động 2: Bé làm dụng cụ và sản phẩm nghề.
- Nãy giờ được xem những dụng cụ và sản phẩm các nghề rồi. Vậy bây giờ lớp mình cùng làm những dụng cụ và sản phẩm ấy nha!
- Cô hỏi các cháu có thích làm các dụng cụ và sản phẩm nghề mà mình yêu thích hay không? Gợi hỏi ý tưởng của các cháu.
- Trò chơi nhỏ: Bé đi siêu thị.
- Cháu chia thành 2 nhóm, các cháu thảo luận nhóm mình sẽ làm gì và cháu tự đi siêu thị mua một số vật liệu về nhóm thực hiện.
+ Nhóm “Rau sạh”: Nặn sản phẩm, dụng cụ nghề
+ Nhóm “Lúa vàng”: cắt dán dụng cụ, sản phẩm nghề
- Cô quan sát và giúp đỡ cháu khi gặp khó khăn
- Khi cháu hoàn thành sản phẩm thì mang lên trưng bày.
- Nhận xét sản phẩm của cháu.
* Hoạt động 3: Phân loại nghề qua các sản phẩm, dụng cụ
- Cho trẻ hoạt động với sản phẩm của mình.
- Cháu cũng chia thành 3 đội thi đua nhau phân loại nghề theo sản phẩm và dụng cụ.
- Cô cho trẻ lên bóc thăm xem đội mình sẽ phân loại các sản phẩm và dụng cụ theo nghề gì.
- Cô làm các kí hiệu riêng của các nghề, cháu thực hiện chạy lên lấy sản phẩm, dụng cụ nghề để theo đúng nhóm mình bóc thăm.
- Kết thúc tuyên dương hoạt động các cháu.
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
DẠY HÁT: LỚN LÊN CHÁU LÁY MÁY CÀY
I. Yêu cầu:
- Cháu thuộc nội dung và hát đúng giai điệu bài hát. Cháu có thêm kiến thức âm nhạc mới: Làm quen và tập hát lời bài hát " Lớn lên cháu lái láy cày"
- Tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi, góp phần phát triển và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức, kỷ luật.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi đảm bảo an toan cho trẻ.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Dạy hát " Lớn lên cháu lái máy cày"
- Trò chuyện về nghề ở địa phương, công việc cùa người nông dân.
- Giới thiệu về nội dung bài hát, cô hát cháu nghe và dạy các cháu hát từng câu cho cháu thuộc lời của bài hát.
- Cho cháu hát theo các nhóm, động viên khuyến khích các cháu hát đúng lời và nhịp, cao độ của bài hát.
* Hoạt động 2: trò chơi “Tập tầm vông”
- Cô giới thiệu trò chơi mới và hướng dẫn các cháu chơi đúng luật chơi.
- Nhận xét các cháu chơi, giáo dục các cháu chơi lần sau.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Giáo dục các cháu khi chơi, quan sát cháu chơi ở mọi lúc mọi nơi.- Nhắc nhở các cháu vệ sinh cá nhân sạch trước khi vào lớp.
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THỰC HIỆN HỌC PHẨM BÉ LÀM QUEN CHỮ CÁI
I. YÊU CẦU
Trẻ thực hiện được phần cô yêu cầu. thực hiện đúng yêu cầu
Biết bảo quản học phẩm sạch sẽ.
CHUẨN BỊ
Học phẩm toán
Bàn ghế
TIẾN HÀNH
Chiều nay mình sẽ cùng làm học phẩm bé làm quen chữ cái nha các bạn.
Cô cho trẻ mang bàn ghế vào lớp cô sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ.
Bạn nào nhớ chúng ta đã thực hiện đến đâu rồi?
Bây giờ lật đến bài kế tiếp nào!
Khi ngồi thực hiện phải ngồi như thế nào?
Cho trẻ thực hiên học phẩm
Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.
Sửa sai cho trẻ yếu.
Chú ý trẻ khuyết tật.
Cho trẻ chơi tự do, ôn bài hát bài thơ của chủ đề mà cháu đã học.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chạy 18m trong khoảng 10 giây
I. Yêu cầu:
- Cháu thực hiện được vận động: Chạy 18m trong khoảng 10 giây
- Phát triển khả năng vận động, khả năng định hướng, phát triển thể lực cho trẻ
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động; Cháu biết kính trọng người nông dân, giữ gìn các sản phẩm của người nông dân…
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ vận động.
- Bàn, thẻ số, cây lúa…
III. Tiến hành:
a. Hoạt động 1: TC: Gặt lúa
- Các bạn ơi hôm nay mình cùng ra đồng gặt lúa nh!- Giờ mình cùng hát và vận động theo bài đồng dao: lúa ngô là cô đậu nành. - Cháu thực hiện đi một số kiểu chân cùng cô ra đồng.
- A! mình đã ra đến cánh đồng rồi.
- Các bạn nhìn thấy gì trên cánh đồng?
- Vậy các bạn có biết những dụng cụ nghề nông, quá trình trồng lúa…của người nông dân không?
- Các bác đang gặt lúa kìa chúng ta hãy cùng xuống gặt giúp các bác ấy đi các con.
- Tổ chức cho cháu chơi trò chơi: Gặt lúa
- Các cháu thực hiện gặt lúa, gôm lúa, bó lúa…
b. Hoạt động 2: Chạy 18m trong khoảng 10 giây
- Lúa đã gặt xong rồi. Giờ thì trời đã trưa, chúng ta về nhà ăn cơm thôi nào! Đoạn đường về nhà là 18m, các bạn cùng nhau chạy về nhà trong thời gian 10 giây. Khi chạy các bạn không chạy trúng nhau nha!.
- Cô hướng dẫn vận động cho các cháu.
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu, quan sát và sửa sai cho cháu.
- Cho cả lớp thực hiện.
- Các bạn thấy việc lầm ra hạt lúa có như thế nào?
- Vậy khi ăn chúng ta phải ăn như thế nào?
- Tổ chức cho cháu mô phỏng ăn cơm, vệ sinh trước khi ăn.
- Bây giờ chúng ta cùng ra đồng mang lúa về thôi nào!
- Cô sẽ chia lớp thành 2 đội thi nhau chạy mang lúa về nhà, mỗi bạn chỉ được mang 1 bó lúa chạy về nhà. Trong thời gian 1 đoạn nhạc, đội nào vác về nhiều lúa nhất là đội thắng cuộc.
- Cô cho trẻ lên đếm số bó lúa kiểm tra kết quả, cho cháu chọn số đính vào số lượng bó lúa cháu vừa kiểm tra.
- Nhận xét tuyên dương các cháu.
c. Hoạt động 3: Niềm vui của bé
- Hát + vận động theo ý thích bài : Hạt gạo làng ta.
- Cháu đi nhẹ nhàng đi xung quanh hít thở không khí trong lành…
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Hoạt động ngoài trời:
Nhặt rác và chăm sóc cây xanh của lớp
I. Yêu cầu:
- Cháu có ý thức bảo vệ cây xanh, biết cách chăm sóc cây xanh và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Không được chặt phá cây xanh, chặt phá rừng…sẽ làm biến đối khí hậu gây ra thiên tai, bão lũ...làm ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường
- Cháu chơi ngoan, biết giúp đỡ các bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ.
- Đồ chơi gọn gàng.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về bảo vệ môi trường.
- Cô cho cháu quan sát sân trường, môi trường xung qunh trường, các cháu có nhận xét gì về cảnh quan của trường?
- Thế nào là môi trường xanh sạch đẹp? Phải cần những yếu tố nào?
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc cây xanh cho cây xanh mau lớn nhằm tạo không khí trong lành. Không được chặt phá cây xanh, chặt phá rừng…sẽ làm biến đối khí hậu gây ra thiên tai, bão lũ...làm ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Cho cháu chia thành các nhóm nhặt rác và thực hành chăm sóc cây xanh.
*Hoạt động 2: Trò chơi “cướp cờ”.
- Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
- Gợi ý các cháu tham gia các trò chơi khác.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
VĂN NGHỆ - NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
Yêu cầu
Trẻ thuộc những bài hát bài thơ.. đã học
Trẻ ngồi học ngoan
Chuẩn bị
Lớp học sạch sẽ thoáng mát
Nhạc các bài hát đã học
Cờ bé ngoan
Tiến hành
Chiều hôm nay lớp mình sẽ thi văn nghệ nha!
Cô sẽ chia lớp thành 3 đội để thi hát và đọc những bài thơ, bài hát đã học nha. Đội nào hát hay, đọc thuộc bài sẽ có thưởng
Cô tổ chức cho các cháu thi với nhau.
Tuyên dương đội thắng
Nhận xét nêu gương cuối tuần.
Cô tuyên dương những bạn học ngoan, khuyến khích trẻ chưa ngoan cố gắng.
Cô cho trẻ cắm cờ bé ngoan.
File đính kèm:
- dung cu va san pham cac nghe.doc