- Em yêu cây xanh
- Quá trình phát triển của cây và ích lợi của cây đối với con người
-Cây xanh của bé - Ích lợi của cây
- So sánh chiều cao của đối tượng
- TC: Chọn thẻ màu theo yêu cầu; Ai nhanh nhất
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch tuần 15 Cây xanh và môi trường sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au thì có gì giống khác nhau?
+ Ích lợi của cây là gì?
+ Giáo dục cháu chăm sóc cây xanh, trồng cây gây rừng, không được đốt phá, chặt phá rừng bừa bãi, sẽ làm cạn kiệt ngồn tày nguyên rừng, mất hết các cây gỗ quý, làm xoáy mòn đất, nước lũ dân cao do thượng nguồn chạy xuống không có cây rừng chắn lại.
* Hoạt động 2: Trò chơi "Bịt mắt đá bóng"
- Chia cháu thành các nhóm để tạo sự hứng thú cho cháu khi chơi, cô làm trọng tài cho các cháu.
- Cô nhận xét kết quả chơi….
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Giáo dục các cháu khi chơi.
- Quan sát cháu chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc TN–KH:Trồng và chăm sóc cây xanh - gieo hạt quan sát sự phát triển.
- Góc xây dựng: Xây vườn cây của trường em.
- Góc nghệ thuật: Xé dán cây xanh, vẽ vườn cây, vườn hoa..
- Góc học tập: Chơi trò chơi trên máy tính, in và tô màu chữ cái.
- Góc phân vai: Cửa hàng hoa quả.
Hoạt động chiều: Sắp xếp đồ chơi của lớp
I. Yêu cầu:
- Rèn chó cháu kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng, đúng góc chơi của lớp.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp
II. Chuẩn bị:
- Lớp hoạc sạch sẽ, thoáng
III. Tiến hành:
- Hát + VĐ: đi chơi
- Trò chuyện về một số đồ dùng, đồ chơi của lớp
- Các bạn thấy đồ chơi của lớp mình hôm nay thế nào?
- Vậy chúng ta phải làm gì để đồ chơi của lớp được sạch và gọn gàng ở các góc?...
- Giáo dục cháu phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp, thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi để phòng bệnh tay chân miệng…
- Kết thúc, tuyên dương hoạt động các cháu
- Cháu hoạt động tự do: giáo dục cháu trước khi chơi.
Thứ 5 ngày 16 tháng 01 năm 2014
Em yêu cây xanh
I. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát, thể hiện bài hát vui tươi theo hứng thú của các cháu, kết hợp với vận động sáng tạo theo nhịp bài hát: em yêu cây xanh
- Phát triển tai nghe nhạc, khả năng chú ý thông qua trò chơi
- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, cây xanh, không ngắt lá, bẻ cánh, biết chăm sóc cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Đàn ogran.
- Nhạc cụ, đồ dùng minh họa.
III. Tiến hành:
a. Hoạt động 1: Quan sát cây xanh
- Cô cho cháu quan sát một số loại hoa, cây xanh có ở góc của lớp.
- Trò chuyện với cháu.
+ Các cháu có nhận xét gì về vườn cây này? Có bao nhiêu loài cây?
+ Cây xanh có lợi ích gì cho con người? Các cháu làm gì để bảo vệ cây xanh?
- Chúng ta phải chăm sóc cây như thế nào?
- Các cháu có thích trồng nhiều cây xanh không? Cô cho cháu thực hành trồng một số loại hạt.
b. Hoạt động 2: Hát + VĐ “ Em yêu cây xanh”
- Cô cho cháu nghe một đoạn nhạc trong bài hát, cháu đoán xem đó là bài hát gì? Của nhạc sĩ nào? Cô giới thiệu lại tên bài hát "Em yêu cây xanh" của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Cô cho cả lớp hát , cá nhân và nhóm hát lại bài hát, cô chú ý sửa sai cho các cháu
hát đúng nhịp và thể hiện nhịp điệu vui tươi của bài hát.
- Các cháu hãy cùng hát và thể hiện niềm vui cùng với bài hát này bằng cách hát và
vận động thích hợp với giai điệu? Bài hát này có thể kết hợp với các vận động nào?
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, thi đua hát kết hợp với vỗ tay, khuyến khích trẻ vỗ sáng tạo vỗ tay hoặc dậm chân…Cô nhận xét tuyên dương các cháu.
- Cho cháu tạo thành nhóm và làm dụng cụ múa: nơ, vòng đeo tay…
- Cô khuyến khích các cháu vận động múa biểu diễn theo nhịp bài hát
- Kết thúc: cô nhận xét tuyên dương hoạt động các cháu
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu trò chơi, và cách chơi.
- Các cháu nghe giai điệu và đoán nhanh tên bài hát đó. Cho cháu chơi theo nhóm hoặc cá nhân thoả thuận hát với nhau.
Hoạt động ngoài trời:
Nhặt rác và chăm sóc cây xanh của lớp
I. Yêu cầu:
- Cháu có ý thức bảo vệ cây xanh, biết cách chăm sóc cây xanh và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Không được chặt phá cây xanh, chặt phá rừng…sẽ làm biến đối khí hậu gây ra thiên tai, bão lũ...làm ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường
- Cháu chơi ngoan, biết giúp đỡ các bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ.
- Đồ chơi gọn gàng.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về bảo vệ môi trường.
- Cô cho cháu quan sát sân trường, môi trường xung qunh trường, các cháu có nhận xét gì về cảnh quan của trường?
- Thế nào là môi trường xanh sạch đẹp? Phải cần những yếu tố nào?
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc cây xanh cho cây xanh mau lớn nhằm tạo không khí trong lành. Không được chặt phá cây xanh, chặt phá rừng…sẽ làm biến đối khí hậu gây ra thiên tai, bão lũ...làm ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Cho cháu chia thành các nhóm nhặt rác và thực hành chăm sóc cây xanh.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Hái nấm”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cha cháu.
- Tổ chức cho cháu chơi.
- Cô quan sát cháu khi chơi
*Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giáo dục cháu khi chơi với các đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc TN–KH:Trồng và chăm sóc cây xanh - gieo hạt quan sát sự phát triển.
- Góc xây dựng: Xây vườn cây của trường em.
- Góc nghệ thuật: Xé dán cây xanh, vẽ vườn cây, vườn hoa..
- Góc học tập: Chơi trò chơi trên máy tính, in và tô màu chữ cái.
- Góc phân vai: Cửa hàng hoa quả.
Hoạt động chiều:
TRÒ CHƠI “VẬN CHUYỂN NƯỚC TƯỚI CÂY”
I. Yêu cầu:
- Trẻ hiểu được cách chơi và chơi cùng bạn.
- Luyện cho trẻ sự khéo léo của tay, chân, mắt để nước không bị đổ ra ngoài và mau đầy xô.
- Giáo dục trẻ sự cần mẫn, chính xác
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch rộng, bằng phẳng.
- 2 cái xô có dán chữ số, 2 cái thau đựng nước, một số ca.
- Cô vẽ sẵn đường hẹp cho ba đội
III. Tiến hành:
* Trẻ hát bài “ Lá xanh ”
* Cô giới thiệu trò chơi “Vận chuyển nước tưới cây”
+ Trẻ đọc số của hai đội chơi.
- Cách chơi : cô đặt 2 cái xô, 2 cái thau đựng nước cách nhau 5m ( khoảng cách đó cô vẽ sẳn đường hẹp), vẽ 1 vạch chuẩn. Trẻ xếp thành 2 hàng, mỗi lần thực hiện 2 trẻ, mỗi trẻ cầm ca múc nước từ thau và đi theo đường hẹp đến xô và đổ vào xô. Đội nào hết bạn trước và trong xô đựng nhiều nước nhất là đội thắng cuộc.
- Cả lớp cùng chơi
- Cô nhận xét, tuyên dương các cháu
- Trẻ cùng cô chăm sóc và lấy nước tưới cây xung quanh trường.
Thứ 6 ngày 17 tháng 01 năm 2014
LÀM QUEN CHỮ CÁI L, M, N
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ l,m,n qua từ
II/ Chuẩn bị:
- Tranh từ:Quả na, lê, cam
- Bộ chữ cái của cô và trẻ
- Tranh có chữ l,m,n
* Tích hợp: Âm nhạc, Văn học
III/ Tổ chức thực hiện:
*Trò chuyện:
- Cô cho trẻ hát bài “Quả gì”
- Đàm thoại trò chuyện theo chủ đề
1. Làm quen chữ l,n ,m.
- Câu đố: “quả gì mọng nước, vỏ vàng
Ăn vào ngọt, bổ rõ ràng thật ngon”
(Đố là quả gì ?)
- Cô gắn tranh quả lê:
- Cô cho trẻ ghép từ quả lê.
- Gọi trẻ tìm chữ cái học rồi
- Cô giới thiệuchữ l.
- Cô phát âm chữ l
- Cô phân tích chữ l, nói cấu tạo .
- Lớp, tổ nhón, cá nhân,đọc.
*Giới thiệu chữ n.
Cô đọc câu đố
“ Nhiều mắt mà chẳng mở
Nhiều hạt mà rất ngon
Tên gọi khác hai miền
Bạn đóan xem quả gì mà lạ thế?”
(Đố là quả gì?)
- Cho trẻ đọc tranh từ : quả na
- Cho trẻ ghép từ quả na
- Cô giới thiệu chữ n , gắn thẻ chữ n
- Cô phát âm chữ n
- Cô phân tích chữ n: là nét xổ và nét móc xuôi.
- Cô nói chữ n viết thường, chữ n in thường ,giải thích .
- Lớp ,tổ , nhóm đọc.
*Giới thiệu chữ m
- Lắng nghe, lắng nghe.
“ Quả gì thường mọc thành chùm,
Hoa thì xinh xắn một màu trắng tinh”
(Đố là quả gì?)
- Cho lớp đọc tranh từ : quả mận
- Cho trẻ ghép từ.Qủa mận
- Tìm chữ cái học rồi.
-Cô giới thiệu chữ m gắn thẻ chữ m
-Cô phát âm chữ m
-Cô nói chữ m in thường và chữ m viết thường, giải thích.
-Cho trẻ so sánh m, n.
+Giống nhau : Đều có nét xổ và nét móc xuôi
+Khác nhau: Chữ m có hai nét móc xuôi, chữ n chỉ có một nét móc xuôi
2. luyện tập.
- Cô gắn tranh các loại quả có chữ l,m,n lên bảng trẻ tìm chữ tương ứng
Cho cháu giơ chữ cái theo yêu cầu
3. Vui cùng chữ cái l, m, n
+ Trò chơi :Ghép hình
- Cô chọn 3 nhóm lên thi đua tìm các mảnh tranh có chữ l,m,n như tên của đội mình ghép lại thành tranh mâm ngủ quả
+ Trò chơi: Hãy chọn đúng
- Cách chơi cháu chơi tiếp sức tìm các lá, hoa, quả có chữ l, m, n và đính lên cây có chữ cái đúng theo cây. Sau thời gian một đoạn nhạc đội nào hoàn nhanh nhất là thắng cuộc.
- Cô quan sát cháu chơi và hướng dẫn cháu chơi đúng luật chơi.
+Trò chơi: Chữ cái ngộ nghĩnh
- Cách chơi cháu tự vẽ hoặc in hình chữ cái, sau đó thực hiện trang trí chữ với các nguyên vật liệu cho đẹp.
- Nhận xét hoạt động của các cháu.
Hoạt động ngoài trời: Kể chuyện: Hạt đỗ con
I. Yêu cầu:
- Cháu biết tên và nội dung câu chuyện
- Cháu biết được các nhân vật có trong chuyện
- Cháu biết yêu thương thiên nhiên và biết chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Lớp học sạch và thoáng.
- Tranh truyện “hạt đỗ con”…
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Kể chuyện “hạt đỗ con”
- Cô giới thiệu về hạt đỗ.
- Cô kể cho cháu nghe câu chuyện “hạt đỗ con”
- Trò chuyện về quá trình nảy mầm và lớn lên của cây.
- Giáo dục cháu sự cần thiết của cây đối với con người và môi trường, cách bảo vệ chăm sóc cây xanh…
* Hoạt động 2: trò chơi “Cây nào lá ấy”
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cô quan sát và giúp đỡ cháu khi chơi.
*Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô giáo dục cháu khi chơi tự do ngoài trời.
- Giáo dục cháu giữ gìn đồ chơi trong sân trường.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc TN–KH:Trồng và chăm sóc cây xanh - gieo hạt quan sát sự phát triển.
- Góc xây dựng: Xây vườn cây của trường em.
- Góc nghệ thuật: Xé dán cây xanh, vẽ vườn cây, vườn hoa..
- Góc học tập: Chơi trò chơi trên máy tính, in và tô màu chữ cái.
- Góc phân vai: Cửa hàng hoa quả.
Hoạt động chiều: Ôn hát
I. Yêu cầu:
- Cháu nhớ được tên, nội dung và hát đúng giai điệu bài hát
- Cháu hát và vận động sáng tạo.
- Cháu mạnh dạng, tự tin biểu diễn…
II. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch, thoáng…
- Đàn, các dụng cụ gõ dệm…
III. Tiến hành:
- Cô chia lớp thành 2 nhóm, thi hát cùng nhau.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cô giúp đỡ các cháu khi chơi.
- Tuyên dương các cháu khi tham gia biểu diễn hay và múa đẹp.
- Cháu chơi tự do: Cô giáo dục cháu trước khi chơi
- Kết thúc: vệ sinh trả trẻ
File đính kèm:
- Cay xanh va moi truong song TGTV.doc