- Giáo viên trẻ nhiệt tình, linh hoạt, có khả năng tiếp cận với công nghệ cao.
- Giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn của Phòng, Sở Giáo dục
- Giáo viên được tham gia kiến tập tại trường .
- Cả 2 giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp lớn.
- Điều kiện cơ sở vật chất: buồng, lớp rộng, đồ dùng , đồ chơi đầy đủ, đẹp, phong phú.
- Được sự quan tâm của cha mẹ học sinh: rất quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp nên sẳn sàng giúp đỡ, đóng góp các nguyên vật liệu khi giáo viên cần.
- Cháu đã được học qua đổi mới toàn diện 2 năm. 100% trẻ đạt kênh A. Nhận thức của trẻ tương đối tốt.
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu về cơ sở vật chất và bồi dưỡng về chuyên môn.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ……
TRƯỜNG MẦM NON ……
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn
Lớp :
Năm học: 2012 - 2013
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:
Số lượng: - Giáo viên: 2 giáo viên
1. ……………………: Cao đẳng Sư phạm Mầm non: Thời gian dạy 14 năm, có 6 năm dạy đổi mới, 3 năm đổi mới toàn diện.
2. ……………………: Đại học sư phạm chuyên tu (Chuyên tu - MN): Giảng dạy 4 năm, 3 năm dạy đổi mới toàn diện.
Tổng số trẻ: … trẻ
Trai: … trẻ
Gái: … trẻ
1. Thuận lợi:
- Giáo viên trẻ nhiệt tình, linh hoạt, có khả năng tiếp cận với công nghệ cao.
- Giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn của Phòng, Sở Giáo dục…
- Giáo viên được tham gia kiến tập tại trường …………… .
- Cả 2 giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp lớn.
- Điều kiện cơ sở vật chất: buồng, lớp rộng, đồ dùng , đồ chơi đầy đủ, đẹp, phong phú.
- Được sự quan tâm của cha mẹ học sinh: rất quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp nên sẳn sàng giúp đỡ, đóng góp các nguyên vật liệu khi giáo viên cần.
- Cháu đã được học qua đổi mới toàn diện 2 năm. 100% trẻ đạt kênh A. Nhận thức của trẻ tương đối tốt.
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu về cơ sở vật chất và bồi dưỡng về chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Số trẻ trong lớp đông 50 trẻ/ 2 cô.
- Một giáo viên còn hạn chế về khả năng sử dụng máy tính, chưa thành thạo trong việc trình chiếu.
- Một số trẻ còn thường xuyên do người giúp việc đưa đón nên giáo viên chưa có điều kiện trao đổi với phụ huynh về trẻ.
- Giáo viên còn nhiều khó khăn khi xây dựng mục tiêu các chủ đề.
- Có một số trẻ cá biệt về tính cách (3 trẻ): Quí Tử, Đào Tiên, Tiến Bộ.
- Một số trẻ có dấu hiệu thừa cân : Lâm Việt, Bách Minh, Đức Mạnh
II. MỤC TIÊU – ĐỘ TUỔI
1. Phát triển thể chất
* Về dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Cân nặng : 50 trẻ ở kênh A
- Có khả năng nhận biết, phân loại 4 nhóm thực phẩm thông thường và cách chế biến đơn giản.
- Có ý thức ăn đủ chất và hợp lý, biết một số lợi ích của ăn uống, tác dụng của luyện tập đối với sức khoẻ.
- Biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Biết gọi người lớn khi bị đau đầu, đau bụng, sốt, mệt.
- Có nề nếp , thói quen, hành vi văn minh, bảo vệ sức khoẻ ăn ngủ, vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh. Nhận biết và tránh nơi nguy hiểm, bảo đảm an toàn cho bản thân. (Tránh điện, hồ nước, vật sắc nhọn, trèo quá cao. Đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường).
* Về vận động:
- Thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hoà.
- Trẻ thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, lưng, bụng và các bài tập thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Các vận động cơ bản đi, đứng, chạy, ... thuần thục, nhanh nhẹn có thể thực hiện một số hoạt động như: đi kiễng chân, đi thăng bằng trên đường hẹp, chạy thay đổi tốc độ, thay đổi hướng theo điều lệnh, ném vào đích, vừa đi vừa đập bắt bóng, trèo thang, đu, bám vào những vật thấp.
- Phối hợp tay, mắt chính xác, biết cắt bằng kéo, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt thành thạo, có kỹ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục vụ (đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, thay tất mặc quần áo, thắt buộc dây giầy, trực nhật). Biết cầm bút tô vẽ chữ cái.
2. Phát triển nhận thức:
Hình thành và phát triển ở trẻ:
- Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi khám phá các hiện tượng xung quanh. Phát hiện được một số thay đổi của MTXQ trẻ. Biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào? Lấy từ đâu? Mang đến đâu?.
- Khả năng nhận biết phân biệt các giác quan, khả năng so sánh, phân biệt các đối tượng theo 2, 3 dấu hiệu cho trước, suy luận và phỏng đoán tìm ra mối quan hệ nhân quả của một số sự vật, hiện tượng, óc tưởng tượng, khả năng chú ý, ghi nhớ.
- Khả năng phát hiện giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày theo các cách khác nhau, khả năng diễn đạt các suy nghĩ mạch lạc, đủ câu, đủ ý, từ câu đơn giản tới câu phức tạp.
- Có một số hiểu biết ban đầu về cơ thể con người, cây cối, loài vật, một số hiện tượng thiên nhiên và một số biểu tượng ban đầu về toán (Đếm từ 1 đến 20 đếm theo khả năng). Có biểu tượng thêm bớt trong phạm vi sử dụng 10. Sử dụng các từ to nhất, nhỏ nhất, cao nhất, thấp hơn, thấp nhất, dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất, rộng nhất, hẹp nhất, hẹp hơn, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất, nhận biết khối và định hướng không gian, thời gian và hình khối cơ bản.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp: nói lại những trải nghiệm của bản thân, tham gia trao đổi trong nhóm. Mạnh dạn, chủ động trong giao tiếp và diễn đạt nhu cầu, mong muốn của mình.
- Trẻ thể hiện nhu cầu, tình cảm và ý tưởng bằng lời và cử chỉ điệu bộ: Yêu cầu sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết. Hiểu và miêu tả cảm xúc như: vui, buồn, giận giữ. Tham gia các hoạt động đóng kích, âm nhạc, tạo hình.
- Trẻ thể hiện sự lắng nghe: thể hiện sự chú ý (nhìn bằng mắt, thể hiện nét mặt). Đáp ứng một cách phù hợp người nghe (Quay lại, chú ý nghe, không làm gián đoạn, thể hiện qua các cử chỉ như: gật đầu). Hiểu được từ trái nghĩa (Lạnh - nóng, cao - thấp, dài - ngắn).
- Sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, đặt giả thiết, gợi nhớ: Nêu câu hỏi, dự đoán điều gì sẽ xảy ra ... có thể nhớ và nói lại những điều đã được trải qua theo trình tự.
- Sử dụng kỹ năng giao tiếp trò chơi đóng vai: Tham gia các trò chơi đóng vai, biết đàm thoại phù hợp trong khi chơi.
- Đóng các vai khác nhau trong các tình huống chơi. Đóng các nhân vật trong chuyện quen thuộc và dễ nhớ.
- Hiểu một số chức năng của chữ viết: Hiểu ngôn ngữ viết có ý nghĩa, nhận ra các ký hiệu, các tên quen thuộc. Tạo ra các chữ viết, các chữ số các hình có thể nhận ra được.
- Sử dụng sách 1 cách hứng thú: thể hiện hành vi đọc. Chọn sách theo nhu cầu và hứng thú cá nhân. Chú ý lắng nghe và tập trung vào các câu chuyện.
- Tham gia vào trải nghiệm đọc - viết: Đọc viết ở nhóm. Kể lại câu chuyện. Tạo ra những câu chuyện, bài thơ, bài hát đơn giản.
- Chú ý nghe người khác nói hết câu, không ngắt lời, hiểu được lời nói, biểu hiện lễ phép trong giao tiếp.
- Phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú, hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc - viết (giở sách, vở đúng, xem sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cầm bút, người tô, viết đúng cách, in, đồ, vẽ chữ).
- Trẻ biết chú ý lắng nghe, không ngắt lời, biết đáp lại phù hợp.
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Nhằm hình thành và phát triển ở trẻ.
+ Mạnh dạn tự tin, vui tươi hoà thuận với bạn bè. Biết chia sẻ, nhường nhịn, quan tâm đến bạn bè.
+ Hợp tác với bạn bè và người lớn trong các hoạt động, có trách nhiệm và thực hiện công việc được giao đến cùng.
+ Yêu quý, quan tâm đến bố mẹ, ông bà, cô giáo, bạn bè cùng lớp và những người gần gũi (anh chị, em ruột, cô, bác ruột) qua việc làm và thái độ.
+ Hiểu những gì được làm và không được làm. Chấp nhận và thực hiện một số quy định, nề nếp trong gia đình, trong trường lớp. Nhận biết trạng thái xúc cảm của người khác và thể hiện tình cảm một cách phù hợp.
+ Bảo vệ và gìn giữ đồ chơi, đồ dùng, bảo vệ môi trường thiên nhiên gần gũi (không phá cây cối, trêu trọc vật nuôi, khạc nhổ bừa bãi, vứt rác nơi công cộng, gìn giữ đồ chơi, ... ).
+ Yêu quý gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, giữ gìn văn hoá danh lam thắng cảnh của quê hương.
+ Trẻ vui vẻ, mạnh dạn tự tin trong biểu lộ và trình bày ý kiến của mình, nói năng lễ phép chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, biết giúp đỡ người khác.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Thích thú trước vẻ đẹp của môi trường xung quanh và nghệ thuật.
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ nghệ thuật).
- Phát triển khả năng cảm xúc, sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật như: âm nhạc, tạo hình, các hoạt động nghệ thuật khác ... hát diễn cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc, đọc thơ, kể truyện diễn cảm.
- Yêu thích hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật. Biết thể hiện sự độc đáo khi hát, vận động theo nhạc, vẽ, nặn, cắt, xén, dán, lắp ghép, làm đồ chơi sáng tạo, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch.
- Biết sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu để tạo ra các sản phẩm có cấu trúc phức tạp tăng dần.
III. Phân phối thời gian thực hiện chủ đề: (LỚP 5 TUỔI)
Giáo viên có thể chủ động kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thực hiện từng chủ đề trong năm tuỳ theo khả năng và sự hứng thú của trẻ.
STT
Tên các chủ đề
Số tuần thực hiện
Thời gian thực hiện
1
Bé và trường mầm non
4
17/9-12/10
2
Gia đình của bé
3
15/10-02/11
3
Lớn lên bé làm nghề gì?
4
05/11-30/11
4
Phương tiện và luật giao thông
3
03/12-21/12
5
Bé với thế giới động vật
4
24/12-18/01
6
Bé vui đón tết mùa xuân
3
21/01-08/02
7
Các loại cây quanh bé
4
11/02-08/03
8
Nước và hiện tượng thiên nhiên
3
11/03-29/03
9
Quê hương, thủ đô, Bác Hồ
4
01/04-26/04
10
Tạm biệt búp bê thân yêu, mai tôi vào lớp 1 rồi
2
29/04-10/05
Ba tuần ôn
Sau tết : 13/02-15/02
Cuối năm : 13/5-24/05
File đính kèm:
- Kế hoạch năm học 2012 - 2013 Lớp 5 tuổi (tham khảo).doc