Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 34 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

q Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- PB: liều mạng, non, lăn quay, quăng rìu, leo tót, sống lại, lá thuốc, tỉnh lại, lừng lững,

- PN: bỗng đâu, con hổ, bổ một rìu, quăng rìu, khoảng giập bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, tươi tỉnh, lừng lững,

q Ngắt, nghỉ hơi đúng saucác dấu câu và giữa các cụm từ.

q Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi được giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

q Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng, )

q Hiểu được nội dung: Bài cho thấy tấm lòng nhân nghĩa, thuỷ chung của chú Cuội; Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình người dưới gốc cây; Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của loài người.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 34 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi 2 học sinh lên bảng viết từ Phú Yên và Yêu trẻ, Kính già. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. - Nhận xét vở đã chấm. B/ Dạy – học bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. Mục tiêu: HS viết đúng các chữ hoa trong bài yêu cầu. Cách tiến hành: - Giáo viên hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Yêu cầu học sinh viết chữ viết hoa A, M, N, V kiểu 2 vào bảng. - Giáo viên hỏi 4 học sinh viết bảng lớp:Em đã viết chữ viết hoa A, M, N, V (kiểu 2) như thế nào? - Giáo viên nhận xét về quy trình học sinh đã nêu, sau đó yêu cầu học sinh cả lớp giơ bảng con. Giáo viên quan sát, nhận xét chữ viết của học sinh, chọn riêng những học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp, yêu cầu các học sinh viết đúng, viết đẹp giúp đỡ các bạn này. - Yêu cầu học sinh viết các chữ viết hoa A, D, V, T, M, N vào bảng con, lần 2. Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh. 3/Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng. Mục tiêu: HS hiểu từ ứng dụng và viết đúng, đẹp các tữ ứng dụng ấy. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng. b) Quan sát và nhận xét. c) Viết bảng. 4/ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS hiểu các câu ứng dụng và viết dúng, đẹp. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng. b) Quan sát và nhận xét. c) Viết bảng. 5/ Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: C/ Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 3 (tập 2) và học thuộc từ và câu ứng dụng. - 1 học sinh đọc : Phú Yên và câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho - 2 lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa A, D, V, T, M, N. - Học sinh cả lớp cùng viết vào bảng con, 3 học sinh lên bảng lớp viết. - 4 học sinh lần lượt nêu quy trình viết 4 chữ cái viết hoa A, M, N, V đã học ở lớp 2, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Học sinh đổi chỗ ngồi, 1 học sinh viết chữ đẹp kèm 1 học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp. - 2 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. - 1 học sinh đọc An Dương Vương. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Chính tả – nghe viết DÒNG SUỐI THỨC I/ MỤC TIÊU Nghe, viết chính xác, đẹp bài thơ Dòng suối thức. Làm đúng BT chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi /dấu ngã. II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bài tập 3a hoặc 3b photo ra giấy và bút dạ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp tên các nước trong khu vực Đông Nam Á đã học ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh . B/ Dạy học bài mới: 1/Giới thiệu bài. 2/Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học. Cách tiến hành: a) Tìm hiểu nội dung bài viết. - Hỏi: Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào? - Trong đêm chỉ có dòng suối thức để làm gì? - Kết luận: Dòng suối rất chăm chỉ, không những để nâng nhịp chày mà còn nâng giấc ngủ cho muôn vật. b) Hướng dẫn cách trình bày. c) Hướng dẫn viết từ khó. d) Viết chính tả. e) Soát lỗi. g) Chấm bài. 3/ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học. Cách tiến hành: Bài 2: Lưu ý: Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ theo lỗi của học sinh địa phương. a) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh tự làm. - Gọi học sinh làm bài của mình. b) Tiến hành tương tự phần a). Bài 3: a).- Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Phát giấy và bút dạ và yêu cầu học sinh tự làm bài trong nhóm. - Gọi học sinh lên bảng dán bài và đọc bài. - Gọi học sinh chữa bài. - Kết luận về lời giải đúng. b) Tiến hành tương tự phần a). 3/ Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi chính ta trở lên phải viết lại bài cho đúng. - 1 học sinh đọc và viết. Ma-lai-xi-a; Mi-an-ma; {hi-lip-pin; Thái Lan; Xin-ga-po. - Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà tron g tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắp ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên. - Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - Học sinh tự làm bài. - 2 học sinh đọc : vũ trụ, chân trời. - Lời giải: vũ trụ, tên lửa. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - Học sinh tự làm bài trong nhóm. - 4 học sinh dán bài, đọc bài. - 1 học sinh chữa bài. - Làm bài vào vở: trời – trong – trong – chớ – chân – trăng – trăng. - Lời giải: cũng – cũng – cả – điểm – cả – điểm – thể – điểm. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Tập làm văn I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc – kể: Nghe giáo viên đọc, nói lại được nội dung chính từng mục trong bài Vương tới các vì sao. Rèn kĩ năng viết: ghi được những ý chính trong bài Vương tới các vì sao vào sổ tay. II/ Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ bài Vương tới các vì sao ( phóng to, nếu có điều kiện). Mỗi học sinh chuẩn bị 1 quyển sổ tay nhỏ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc phần ghi các ý chính trong bài báo Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây! của tiết tập làm văn tuần 33. - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. B/ Dạy – học bài mới: a) Giới thiệu bài. b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. Mục tiêu: Như mục tiêu chính của bài. Cách tiến hành: Bài 1: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi: Bài Vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung? - Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe bài, ghi ra nháp những nội dung chính, sau đó đọc nội dung bài Vươn tới các vì sao (đọc 2 lần). Chú ý đọc với giọng chậm rãi, thể hiện lòng ngưỡng mộ, tự hào với các thành tích của loài ngưới trong hành trình chinh phục vũ trụ. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tái hiện từng nội dung của bài. + Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì? Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này? họ đã phóng nó vào ngày tháng năm nào? + Ai là người đã bay trên con tàu này? + Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất? + Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai? Ông là người nước nào? + Am-xtơ-rông đặt chân lên mặt trăng ngày nào? + Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng? + Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? + Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ? - Giáo viên đọc lại bài viết lần thứ 3, nhắc học sinh theo dõi và bổ sung các thông tin chưa ghi ra nháp. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài. - Gọi 1 số học sinh nói lại từng mục trước lớp. - Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm học sinh kể tốt. Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên nhắc học sinh chỉ ghi thông tin chính, dễ nhớ, ấn tượng như tên nhà du hành vũ trụ, tên tàu vũ trụ, năm bay vào vũ trụ, … - Gọi 1 số học sinh đọc bài trước lớp. Nhận xét và điểm những học sinh có bài ngắn gọn, đủ ý. 3/Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò. - Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin vào sổ tay. - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nghe giáo viên nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao - Bài gồm 3 nội dung: a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. - Nghe giáo viên đọc và ghi lại các ý chính của từng mục. - Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên: + Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô. Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12-04-1961. + Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin. + Con tàu này đã bay 1 vòng quanh trái đất. + Nhà du hành vũ trụ người Mĩ, Am-xtơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. + Ngày 21-07-1969. + Tàu A-pô-lô. + Đó là anh hùng Phạm Tuân. + Đó là chuyến bay trên tàu liên hợp của Liên Xô vào năm 1980. - Theo dõi bài đọc của giáo viên để bổ sung thông tin còn thiếu. - Học sinh làm việc theo cặp. - Một số học sinh nói trước lớp, mỗi học sinh chỉ nói về 1 mục, cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung. - Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. - Học sinh thực hành ghi sổ tay. - Theo dõi bài làm của bạn, nghe giáo viên chữa bài để rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm tiết dạy :

File đính kèm:

  • doc34.DOC