Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 24 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

A/ Tập đọc.

 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ : hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói.

 2/ Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

q Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

B/ Kể chuyện

q Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện.

q Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, kể tiếp được lời bạn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 24 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ cày cấy, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ. - Cho Học sinh viết trên bảng con. + Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh viết vào vở tập viết. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: * Giáo viên nêu yêu cầu. - Viết chữ R: 1 dòng chữ cỡ nhỏ. - Viết chữ Ph, H: 1 dòng. - Viết tên riêng Phan Rang: 2 dòng. - Viết câu ca dao: 2 lần. * Học sinh viết vào vở Tập viết. + Chấm, chữa bài. - Giáo viên chấm 5 à7 bài. - Nhận xét từng bài. +Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Biểu dương những Học sinh viết đung, đẹp. - Khuyến khích Học sinh học thuộc lòng câu ca dao. - 1 Hsinh nhắc lại từ ứng dụng Quang Trung. - Câu ứng dụng: Quê em đồng lúa, nương dâu. Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. - 2 Học sinh viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con. - Học sinh lắng nghe. - Chữ P, R. - Chữ R, B. - Học sinh viết chữ R, P trên bảng con. - Học sinh đọc Phan Rang. - Học sinh viết Phan Rang. - Học sinh đọc câu ca dao. - Học sinh viết Rủ ,Bây. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 24 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP ĐỌC TIẾNG ĐÀN I/ Mục đích – yêu cầu. 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, lướt nhanh... 2/ Rèn kĩ năng đọc – hiểu. Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em... II/ Đồ dùng dạy – học. Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. Vài búp hoa ngọc lan, khóm hoa mười giờ (nếu có). III/ Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra 2 Học sinh. H: Pu-skin đã chuyển sự vô lí câu thơ của bạn mình thành hợp lí bằng cách nào? - Giáo viên nhận xét. + Giới thiệu bài mới. + Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài và đọc đúng các từ khó. Cách tiến hành: 1/ Giáo viên đọc toàn bài. - Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. 2/ Hướng dẫn Học sinh luyện đọc. a/ Đọc từng câu & luyện đọc từ khó. - Cho Học sinh đọc từng câu - Luyện đọc những từ khó : vi-ô-lông, ắc-sê, trắng trẻo, phép lạ, khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, lướt nhanh... b/ Đọc từng đoạn + giải nghĩa từ. - Cho Học sinh đọc từng đoạn. - Giải nghĩa từ ngữ : lên dây, ắc-sê. dân chài. c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho Học sinh đọc nối tiếp. d/ Đọc đồng thanh. - Chú ý Học sinh đọc giọng vừa phải. + Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài. Cách tiến hành: * Đoạn 1: * Đoạn 2: + Hoạt động 3: Luyện đọc lại. Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được bài. Cách tiến hành: - Giáo viên đọc lại bài văn. - Hướng dẫn Học sinh đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn. (Từ ắc-sê đến rung động). Chú ý HS nhấn giọng ở các từ : khẽ chạm, phép lạ, trong trẻo vút bay, vầng trán, tái đi, ửng hồng, sẫm màu, rậm cong, khẽ rung động. - Cho Học sinh thi đọc. + Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. H: Bài văn nói về điều gì? - Dặn Học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Học sinh đọc bài Mặt trời mọc ở đằng ...tây. và trả lới câu hỏi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh luyện đọc từ khó. - Học sinh đọc từng đoạn. - Học sinh đọc đoạn nối tiếp. - Lớp đọc đồng thanh. - Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi. - 3 Học sinh thi đọc đoan. - 2 Học sinh thi đọc cả bài. - Bài văn tả tiếng đàn trong trẻo hồn nhiên, hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình xung quanh. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 24 Thứ , ngày tháng năm 200 . CHÍNH TẢ (nghe – viết ) TIẾNG ĐÀN I/ Mục đích – yêu cầu. Rèn kĩ năng viết chính tả. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn. Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s / x hoặc mang thanh hỏi / thanh ngã. II/ Đồ dùng dạy – học. 3 tờ giấy khổ to. III/ Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên đọc cho HS viết các từ ngữ sau: + Đủng đỉnh, lõm bõm, vĩnh viễn, thiûnh thoảng, hể hả. - Giáo viên nhận xét. + Giới thiệu bài mới. + Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh nghe – viết. Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó và trình bày được bài đẹp. Cách tiến hành: a/ Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc một lần đoạn văn. H: Đoạn chính tả có nội dung gì? - Hướng dẫn Học sinh viết từ ngữ hay sai: rụng mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới. H : Trong đoạn văn chữ nào được viết hoa? b/ Giáo viên đọc cho Học sinh viết. - Giáo viên nhắc Học sinh tư thế ngồi viết. - Giáo viên đọc cho Học sinh viết từng câu (hoặc cụm từ). c/ Chấm, chữa bài. -Giáo viên chấm nhanh 5 à7 bài. -Nhận xét từng bài cụ thể. + Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập chính tả. Mục tiêu: HS làn được các bài tập chính tả của bài. Cách tiến hành: Bài tập 2: * Câu a: - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng mà tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s hoặc x. - Cho Học sinh làm bài. - Cho Học sinh thi (làm trên giấy khổ to đã được Học sinh chuẩn bị trước). - Giáo viên nhận xét & chốt lại lòi giải đúng. +Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, so sánh, sòng sọc, song song, sóng sánh... + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng x: xào xạc, xôn xao, xốn xang, xao xuyếng, xộc xệch, xinh xắn, xúng xính, xông xênh... * Câu b: Cách làm như câu a. Lời giải đúng. + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng mang thanh hỏi: đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, bẩn thỉu, hể hả... + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng mang thanh ngã: lõm bõm, mũm mỉm, rối rãi, vĩnh viển, dễ dãi, lễ mễ, bỗ bã... + Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Nhắc những Học sinh còn viết sai về nhà nhớ luyện viết. - 2 Học sinh viết trên bảng lớp - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh lắng nghe. - 1 Học sinh đọc lại, lớp theo dõi SGK. - Tả cảnh bình minh ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. - Học sinh viết vào bảng con. - Chữ đầu câu và tên riêng Hồ Tây. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh tự chũa lỗi bằng bút chì. - 1 Học sinh đọc yêu cầu câu a. - Học sinh làm cá nhân, viết ra giấy những từ tìm được. - 3 Học sinh lên thi tìm nhanh từ. - Lớp nhận xét. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 24 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP LÀM VĂN (Nghe kể): NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I/ Mục đích – yêu cầu. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. II/ Đồ dùng dạy – học. Tranh minh họa truyện trong SGK. Bảng phụ (hoặc bảng lớp) viết 3 câu hỏi gợi ý. III/ Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra 3 Học sinh. - Giáo viên nhận xét & cho điểm. + Giới thiệu bài mới. + Hoạt động 1:Hướng dẫn Học sinh nghe -kể chuyện. a/ Học sinh chuẩn bị. - Cho Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: Cô sẽ kể cho cá em nghe câu chuyện Người bán quạt may mắn. Sau đó, các em sẽ tập kể lại câu chuyện - Giáo viên đưa tranh trong SGK phóng to. b/ GV kể lần 1: Người bán quạt may mắn. H: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? H: Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những cái quạt để làm gì? H: Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? * Giáo viên kể lần 2: c/ Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện. - Cho Học sinh chia nhóm tập kể. - Cho Học sinh thi kể. - Giáo viên nhận xét &hỏi. H: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? H: Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? - Giáo viên chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sản quý. + Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 3 Học sinh lần lượt đọc bài đã làm trước lớp Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - Học sinh lắng nghe. - 1học sinh đọc. - Học sinh quan sát. - Học sinh lắng nghe - Gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm. - Ông viết chữ, làm thơ vào quạt, ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua. - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt . Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm quý giá. - Học sinh chia nhóm, lần lượt kể trong nhóm - Đại diện các nhóm lên thi. - Lớp nhận xét. - Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. - Học sinh phát biểu. Rút kinh nghiệm tiết dạy :

File đính kèm:

  • doc24.DOC
Giáo án liên quan