1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
q Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, một lượt.
q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
q Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
q Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
q Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi tinh thần yêu nước,không ngại khó khăn giân khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 20 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät, đỏ lên, xám đi, đen lại, cháy thành than.
- Giáo viên đưa tranh minh họa bài đọc (phóng to).
2/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu & đọc từ khó.
-Luyện đọc từ ngữ khó : thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp...
b/ Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ.
- Giải nghĩa từ.
- Cho học sinh đọc chú giải từ ngữ : đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hóa học. Giáo viên giải nghĩa thêm từ : lúp xúp (là nhiều cái ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau)
c/ Đọc từng đọan trong nhóm.
d/ Đọc đồng thanh cả bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS hểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
Cách tiến hành:
*Đoạn 1: Giáo viên “Bộ đội hành quân thật vất vả. Con đường họ phải vượt qua thật nguy hiểm.”
*Đoạn 2: Giáo viên: “Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh” : Đoàn quân đột ngột di chuyển nhanh hơn vì đã xuông đến động bằng, hành quân không phải trèo dốc cao nữa.
H: Những hình ảnh nào tronh đọan 2 tố cáo tội ác của giặc Mĩ ?
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Như mục tiêu chính của bài.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu: Đoạn 1.
Chú ý: nghỉ 1 nhịp ở dấu phẩy. Nghỉ 2 nhịp ở dấu chấm. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ : trơn, lầy, tiếp sau, thẳng đứng, nhích từng bước, lù lù, cong cong, cắm, đỏ bừng.
- Cho Học sinh thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
+ Bài đọc này giúp em hiểu điều gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà đọc lại bài.
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh bộ đội đang hành quân trên con đường đầu dốc đá đầy nguy hiểm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh luyện đọc từ.
- Học sinh đọc nối tiếp (đoạn 1: 2 HS đọc)
- Học sinh đọc chú giải trong SGK.
- Học sinh đọc theo nhóm 3 (đoạn 1: 2 học sinh đọc), nhóm nhận xét.
- Học sinh đọc đồng thanh cả bài.
- 2 Học sinh đọc lại đoạn 1
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 1 Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 1.
- Một vài học sinh thi đọc đoạn.
-3 Học sinh thi đọc cả bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nêu ý kiến
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 20
Môn: Chính tả (Nghe-viết)
Bài dạy : trên đường mòn hồ chí minh
I. Mục đích – yêu cầu:
Rèn kĩ năng chính tả.
1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
2. Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trông các âm đầu hoặc vần dễ lầm lẫn (s / x , uôt / uôc). Đặt câu đúng với các từ ngữ ghi tiến có amm đầu hoặc vần dễ lầm lẫn.
II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ để viết BT2.
4 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ ngữ sau: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
- Giáo viên nhận xét.
Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: H.dẫn học sinh nghe – viết.
Mục tiêu: HS hiểu đoạn viết và viết đúng các từ khó trong bài.
Cách tiến hành:
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Giáo viên đọc đoạn chính tả (từ đầu đến “những khuôn mặt đỏ bừng”).
- Giáo viên nêu câu hỏi để hiểu nội dung đoạn viết và cách viết.
- Luyện viết từ ngữ khó: trơn, lầy, thung lũng, lúp xúp, đỏ bừng.
b/ GV đọc cho HS viết.
- Giáo viên nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
c/ Chấm chữa bài.
Giáo viên chấm từ 5 à 7 bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả.
Cách tiến hành:
a/ ài tập T2: Giáo viên chọn câu a hoặc b.
* Câu a:
+ Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập: bài tập cho một số từ nhưng để trống một số phụ âm đầu. Các em chọn S hoặc X điền vào chỗ trông sao cho đúng.
+ Cho Học sinh thi làm bài nhanh trên bảng phụ đã chuẩn bị trước bài tập 2.
- Cho Học sinh đọc kết quả bài làm của mình.
+ G.viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng: (sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao).
* Câu b: Cách làm như câu a.
- Lời giải đúng là: (gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà).
b/ Bài tập 3:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: Ở bài tập 2 các em đã điền đúng âm đầu để có các từ đúng.
Nhiệm vụ của các em là đặt câu với mỗi từ : sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao (nếu Giáo viên cho bài tập 2)
- Đặt câu với mỗi từ : gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà (nếu Giáo viên chọn bài tập 2b).
- Cho học sinh thi làm bài trên 4 tờ giấy khổ to giáo viên đã chuẩn bị trước.
- Giáo viên nhận xét và khẳng định những câu đặt đúng.
+ Hoạt động 3: Củng có – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cho học sinh về nhà tập đặt thêm các câu với những từ đã học.
- Cho học sinh về nhà đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” (tuần 19, trang 10), nắm tình hình học tập, lao động của tổ mình trong tháng vừa qua để chuẩn bị cho tiết TLV.
- 2 Học sinh viết trên bảng lớp.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc lại, lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 2 Học sinh lên bảng thi làm bài nhanh & đọc kết quả.
- 4 à 5 học sinh đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
+ Học sinh chép lời giải đúng vào vở bài tập.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- 4 nhóm học sinh lên thi tiếp sức (mỗi nhóm 4 em, mỗi em đặt 1 câu).
- Lớp nhận xét.
- Học sinh chép lời giải đúng vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 20
Môn: Tập làm văn
Bài dạy : báo cáo hoạt động
I. Mục đích – yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói: biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độä đàng hoàng, tự tin.
Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy – học
Mẫu báo cáo đủ phát cho học sinh. (nếu khômg có vở bài tập).
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra 3 học sinh.
+ Học sinh 1: Kể lại phần đầu câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Học sinh : Kể phần còn lại câu chuyện.
+ Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
+ Học sinh 3: Đọc lại bài Báo cáo kết quả kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
+ Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
a/ Bài tập 1:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”,hãy báo cáo kết quả học tâp, lao động của tổ em trong tháng qua.
- Giáo viên hướng dẫn.
+ Khi báo cáo trước các bạn, các em phải nói lời xưng hô cho phù hợp “Thưa các bạn...”
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ cần theo 2 mục:
1/ Học tập
2/ Lao động.
+ Báo cáo phải chân thực, đúng với thực tế hoạt động của tổ.
+ Bạn đóng vai tổ trưởng cần nói rõ ràng, rành mạch.
- Tổ chức học sinh làm việc.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo trước lớp:
+ Giáo viên nêu yêu cầu.
+ Giáo viên nhận xét & bình chọn học sinh có báo cáo tốt nhất.
b/ Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập (phát cho học sinh bảng photo mẫu báo cáo như trong SGK).
- Giáo viên hướng dẫn để HS viết vào vở.
+ Dòng quốc hiệu (CỘNG HÒA...) viết lùi vào 3 ô và viết bằng chữ in hoa như trong SGK.
+ Dòng tiêu ngữ (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) viết lùi vào 4 ô, sau đó để trống một dòng.
+ Dòng tên báo cáo (Báo cáo hoạt động...) viết lùi vào 2 ô. Chữ đầu dòng tiếp theo cũng lùi vào 2 ô. Sau đó để trống1 dòng.
- Cho học sinh viết.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét & chấm điểm một số báo
+ Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh viết chưa xong về nhà viết tiếp.
- Cả lớp ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
- 1 Học sinh kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- 1 Học sinh kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- 1 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm việc theo tổ, cả tổ trao đổi và thống nhất về kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng.
- Lần lượt từng học sinh đóng vai tổ trưởng, tổ nhận xét.
- Mỗi tổ 1 học sinh lên thi báo cáo trước lớp về hoạt động của tổ mình.
- Lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập và đọc mẫu báo cáo.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Từng học sinh viết báo cáo của tổ mình về các mặt học tập và lao động.
- Học sinh trình bày bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
File đính kèm:
- 20.DOC