1. Đọc thành tiếng
q Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui .
q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
q Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc hiểu
q Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài như: Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
q Hiểu được nội dung : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn : Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 14 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án :
b) Ông hiền như hạt gạo.
Bà hiền như suối trong.
c) Giọt nước cam xã Đoài vàng như giọt mật.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS đọc : Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- 1 HS trả lời : Anh Kim Đồng.
- Bộ phận Anh Kim Đồng.
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án :
b) Những hạt sương sớm /
Cái gì ?
long lanh như những bóng đền pha lê
Như thế nào ?
c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
Cái gì ?
đông nghịt người.
Như thế nào ?
- Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ? cho ta biết về đặc điểm của bộ phận trả lời câu hỏi ai (cái gì, con gì) ?
- 3 đến 4 HS đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV dặn dò cuối tiết học.
Rút kinh nghiệm Tiết dạy:
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : K
I. MỤC TIÊU
Củng cố cách viết chữ viết hoa K.
Viết đúng, đẹp các chữ hoa Y, K.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng :
Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa Y, K.
Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc và viết các từ khác.
- Thu, chấm một số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi HS lên bảng viết : Ông Ích Khiêm, Ít.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa K, Y có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa Y, K.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Y, K
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ hoa Y, K và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa Y, K vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các twngs dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Giải thích : Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên.
b) Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Yết Kiêu lên bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đoc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Đây là câu tục nhữ của dân tộc Mường khuyên con người phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng lúc khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết vào bảng. GV đi chỉnh sửa lõi cho HS.
2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học
Cách tiến hành:
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu chấm 5 à 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc : Ông Ích Khiêm.
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Có các chữ hoa Y, K.
- 2 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- Chữ Y, K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc :
Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng.
- Chữ K, h, đ, g, d, l cao 2 li rưỡi, chữ r, t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ K, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Kh, Y, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Yết Kiêu, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập làm văn
NGHE – KỂ : TÔI CŨNG NHƯ BÁC
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện 2 lần.
- Hỏi : Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
- Ông nói gì với người đứng bên cạnh ?
- Người đó trả lời ra sao ?
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Hoạt động 2: Kể về hoạt động của tổ em
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì ?
- Em giới thiệu những điều này với ai ?
- Hướng dẫn : Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường,... vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gưọi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.
- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD : Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp, ...)
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
- Nghe GV nhận xét bài.
- Nghe GV kể chuyện.
- Vì nhà văn quên không mang kính.
- Ông nói : "Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với."
- Người đó trả lời : "Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ."
- Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong thangsa vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
- 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ : Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rát vui được đón các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu.../ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em...
- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
File đính kèm:
- 14.DOC