Kế hoạch hoạt động ngoài trời Chủ đề: thế giới thực vật Chủ đề nhánh: sự phát triển của cây

- Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật của cây hoa sứ.

- Phát triển khả năng quan sát, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và phát triển thể lực qua các trò chơi.

- Giáo dục trẻ chơi trật tự, không chen lấn xô đẩy bạn khi chơi, chú ý trong giờ học, không được hái hoa bẻ cành.

 

docx2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 41101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động ngoài trời Chủ đề: thế giới thực vật Chủ đề nhánh: sự phát triển của cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT CHỦ ĐỀ NHÁNH: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐỀ TÀI: QUAN SÁT HOA SỨ NGÀY THỰC HIỆN: 20/03/2014 LỚP: MẦM MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật của cây hoa sứ. - Phát triển khả năng quan sát, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và phát triển thể lực qua các trò chơi. - Giáo dục trẻ chơi trật tự, không chen lấn xô đẩy bạn khi chơi, chú ý trong giờ học, không được hái hoa bẻ cành. CHUẨN BỊ: - Cây hoa sứ. - Cát, nước. - Máy bay giấy. - Chong chóng. - Dây thun. - Lá cây. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Ổn định. - Tập hợp trẻ thành 3 hàng dọc. - Hôm nay, cô sẽ cho các con đi dạo sân trường để cùng hít thở không khí trong lành. Khi đi các con nhớ không được xô đẩy bạn. - Đàm thoại với trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào ? + Các con thấy sân trường chúng ta có gì nè ? à Giáo dục trẻ đi ra ngoài nắng nhớ đội mũ, không được hái hoa bẻ cành. - Khi đi cho trẻ đọc các bài đồng dao “Dung Dăng Dung Dẻ”, “Hoa Kết Trái”. Hoạt động 2: Quan sát. - Tập trung cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. - Bây giờ lớp chúng ta sẽ cùng quan sát một loại hoa. Các bạn xem cô có hoa gì nha ! - “Trời tối, trời sáng” cho trẻ xem cây hoa sứ. - Cho trẻ quan sát và sau đó đàm thoại với trẻ. + Đây là cây gì ? ( cây hoa sứ) + Cây hoa có những phần nào ?( trẻ kể tên) + Hoa có màu gì ? + Hoa sứ có mấy cánh ? + Lá cây màu gì ? + Nhà các bạn có trồng hoa sứ không ? Chăm sóc như thế nào ? - Cô tóm lại: Cây hoa sứ có gốc cây, thân cây, lá cây, hoa. Ở dưới gốc cây có rể cây giúp nuôi sống cây. ( cho trẻ lập lại) - Giáo dục trẻ không được hái hoa, bẻ cành, biết tưới nước chăm sóc cây. Hoạt động 3: TCVĐ “Trồng Nụ Trồng Hoa” Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác. Luật chơi: Ai để chân chạm cây, nụ, hoa thì phải thay vị trí một trong hai người đã ngồi làm nụ. Cách chơi: Chọn hai bạn ra làm nụ, hoa. Hai bạn này ngồi ở giữa khoảng cách giới hạn, hai chân đưa ra trước co gối để bốn bàn chân áp sát vào nhau (gọi là cây), sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết thì một trong hai em đặt nắm tay lên đỉnh (mũi) của bàn chân (gọi là nụ). Sau khi các bạn lần lượt nhảy qua, thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xoè bàn tay ra cho các ngón tay hướng lên cao (gọi là hoa). Hoạt động 4: Chơi tự do. - Cô giới thiệu các trò chơi tạo sự thu hút cho trò chơi, lồng ghép giáo dục khi chơi không được xô đẩy bạn không được giành đồ chơi và khi chơi xong các bạn phải biết thu dọn đồ chơi, khi có hiệu lệnh bằng trống lắc của cô thì các bạn phải tập trung lại. - Chơi với cát, nước. Chong chóng, nhảy dây, lá cây. Máy bay giấy. - Tập trung bằng hiệu lệnh trống lắc nhận xét chơi, hỏi trẻ chúng ta đã chơi những trò chơi gì ? - Kết thúc tiết học.

File đính kèm:

  • docxHDNT Quan sat cay hoa su.docx