Kế hoạch giảng dạy tuần 27

TOÁN

LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU:

- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.

- Tìm số liền sau của một số.

- Biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

Ghi chú: - Bài tập cần làm: BT 1, 2(a,b), 3(cột a,b), 4.

 - BT 2(c, d),3(cột c) dành cho HS khá, giỏi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV : Bảng phụ viết bài tập 1,2.

- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.

III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/ Bài cũ:

- 1 H/s K lên bảng chữa BT 2 trong SGK tiết 100.

- GV nhận xét cho điểm.

2/ Bài mới:

*Giới thiệu bài (trực tiếp)

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy –học: - GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. - HS: Đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: GTB:(trực tiếp) *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện. - GV kể chuyện 1-2 lần giọng diễn cảm : + Kể lần 1 để học sinh nhớ lại ND câc chuyện. + Kể lần 2-3 kết hợp với từng tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu. - Chú ý về kỷ thuật kể – Biết chuyển giọng kểlinh hoạt từ lời người kếang lời hổ, lời Trâu, lời bác nông dân Lời Hổ tò mò háo hức. Lờì Trâu an phận, thật thà. Lời bác nông dân : điềm tĩnh, khôn ngoan. *HĐ2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: ? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Bác nông dân đang cày...) ? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Hổ nhìn thấy gì). - Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương). - HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. - HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1). *HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện. - 1-2 HS kể lại toàn bộ câu truyện. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, Mỗi nhóm có 4 HS đóng các vai:Bác nông dân,Hổ,Trâu, người dẫn chuyện, thi kể lại toàn câu chuyện. - GV gọi các nhóm lên thực hành đóng vai các nhân vật được nhóm phân công. - Các nhóm và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện. ? Câu truyện này giúp em hiểu điều gì.(H/s: Con Hổ to xác nhưng rất ngốc...) 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV hỏi cả lớp: ? Em thích nhân vật nào? Vì sao. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện . chuẩn bị tiết cho tuàn sau : Sư tử và Chuột Nhắt tự nhiên xã hội bài 27: con mèo I/ Mục tiêu: - Nêu ích lợi của việc nuôi mèo. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật. - HS khá, giỏi: Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như : mắt tinh; tai, mũi thính; răng sắc; móng, vuốt nhọn; chân có đệm thịt đi rất êm. II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: Các hình ảnh bài 27 trong SGK. - HS : đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: Nêu ích lợi của việc nuôi gà. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài. (bằng tranh). *HĐ1: Quan sát con mèo. Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh con mèo trong SGK. - Biết các bộ phận bên ngoài của con mèo. CTH. Bước 1: GV h/d H/s quan sát tranh ảnh con mèo trong SGK, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK . - GV giúp đỡ và kiểm tra HĐ của H/s. Bước 2: Một số H/s trình bày kết quảlàm việc, các H/s khác bổ sung. - GV kết luận: Toàn thân con mèo được phủ một lớp lông mềm và mượt. Mèo cs đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối...Răng mèo sắc để xé thức ăn. *HĐ 2:Thảo luận cả lớp. Mụ tiêu: HS biết ích lợi của việc nuôi mèo. - Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo. CTH: - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. ? Người ta nuôi mèo để làm gì. ? Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi. ? Tại sao em không nên trêu trọc mèo tức giận. ? Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào. - HS trả lời : Gv nhận xét và kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. - Móng chân mèo có vuốt sắc...Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại. Kết thúc bài Gv cho H/s chơi “ Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo.” - GV chia 3 tổ và gọi các thành viên các tổ chơi . GV nhận xét tổ thắng cuộc. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học . ? hãy nêu ích lợi của việc nuôi mèo. - Dặn h/s về làm bài trong vở BT.Xem trước bài 28. Thứ 6 ngày 14 tháng 03 năm 2014 Tập đọc mưu chú sẻ I/ Mụctiêu: - Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: chộp được , hoảng lắm, nén sợ, lễ phép.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. - Hiểu được nội dung bài: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn. Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK) - Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện: Trước nguy nan, ngay cả khi cái chết gần kề, nếu bình tĩnh, tự tin để suy nghĩ thì có thể tìm được cách tốt nhất để cứu mình thoát nạn.. * HS khá giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông; biết xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài. II/ Đồ dùng dạy học : - GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - HS: Đọc trước bài Mưu chú Sẻ. III/ Các hoạt động dạy học. Tiết 1 1/ Bài cũ: - Hai h/s lên đọc thuộc lòng bài “Ai dậy sớm” và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài: (bằng tranh). *HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kẻ hồi hộp căng thẳng ở 2 câu đầu; thoải mái ở câu cuối. - GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó đọc: Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. - H/s phân tích từ khó: hoảng lắm, sạch sẽ...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại). - Luyện đọc câu: H/s chỉ từng chữ ở câu thứ nhất - đọc nhẩm. tiếp tục với các câu sau. Sau đó đọc nối nhau đọc trơn (thành tiếng) từng câu. GV theo giỏi chỉnh sữa những học sinh đọc sai. - Luyện đọc đoạn, bài: GV chia thành 3 đoạn để hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đoạn 1 hai câu đầu, đoạn 2 câu nói của Sẽ, phần 3 phần còn lại. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 H/s) – Mỗi em đọc một đoạn tiếp nối nhau. GV quan sát giúp đỡ các nhóm. - THi đọc cả bài giữa các nhóm. GV cùng học sinh nhận xét. *HĐ2: Ôn các vần uôn, uông. - Tìm tiếng trong bài có vần uôn (H/s: K, G đọc yêu cầu trong SGK. H/s: muộn). - Gọi H/s đọc và phân tích tiếng vừa tìm được (H/s TB, K phân tích). - H/s thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôn và uông. (H/s: Buồn bả, bánh cuốn, cái chuông, chuồng gà...). - GV nêu yêu cầu 3 trong SGK. 1 H/s giỏi nhìn tranh đọc câu mẫu trong SGK. - HS thảo luận theo cặp để đặt câu, sau đó lần lượt các cặp nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét. - GV cho học sinh đọc lại các câu vừa tìm được. Tiết 2 *HĐ1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. - 2 H/s K, G đọc đoạn 1 và 2 của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK (H/s:chọn ý b; ). - 3 HS đọc đạn cuối của bài văn, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SKG (H/s: Sẻ vụt bay đi). Gv nhận xét. - Dành cho HS khá, giỏi: 1 H/s đọc các thẻ từ- đọc cả mẫu. 2-3 HS lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ. Cả lớp làm bài vào VBT (bằnh cách nối các ô chữ bằng bút chì mờ) . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (H/s: Sẻ+ thônh minh). - GV đọc diễn cảm bài văn. 1,2 HS đọc lại cả bài. GV H/d các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng hỏi, lễ phép(thể hiện mưu trí của Sẻ). 3/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt. -Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Ngôi nhà”. toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Đọc, viết, so sánh số có hai chữ số. - Biết giải toán có một phép cộng. Ghi chú: - Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3( b,c), 4, 5. - BT 3a dành cho HS khá, giỏi. II/ Đồ dùng dạy - học: - GV : Bảng phụ viết bài tập 2. - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn. III /Các hoạt động dạy học. 1/ Bài cũ: - 2 H/s K lên bảng chữa BT 3,4 trong SGK tiết 103. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (câu hỏi) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT. Bài 1: 1 H/s G nêu Y/c ; viết các số. - H/s tự làm bài vòa vở (H/s TB,Y làm 2câu a,b còn câu c về nhà hoàn thành) - GV gọi 3 H/s K,G,TB lên bảng viết các số mỗi bạn làm mỗi câu. GV nhận xét. - GV gọi H/s đọc lần lượt các số vừa làm ở bài tập 1. ? Bài này giúp em củng cố về kiến thức gì. (H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số) Bài 2: 1-2 H/s nêu Y/c bài tập và bài mẫu ; Viết (theo mẫu); 35: ba mươi lăm. - GV H/d H/s làm bài. - Gọi H/s nối tiếp nhau lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng. ? Bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì.(H/s: đọc, viết các số có 2 chữ số) Bài 3( b, c): H/s G nêu y/c bài.GV h/d H/s làm , 3 H/s TB,1 Y lên bảng làm. - ở dưới GV giúp đỡ H/s TB,Y. Cả lớp và GV nhận xét chốt bài giải đúng. ? qua bài tập này giúp ta củng cố về kiến thức gì. (H/s: so sánh các số có 2 chữ số) + Hs khá ,giỏi làm thêm BT 3a Bài 4: Gọi H/s K,G đọc Y/c bài tập ? Bài toán cho ta biết gì. (H/s: ...có 1 chục cái bát và 5 cái bát) ? Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm ntn (H/s: Ta làm phép tính cộng). - GV y/c H/s làm bài vào VBT. GV thu bài chấm và nhận xét. Bài giải 1 chục cái bát = 10 cái bát Có tất cả số bát là : 10 + 5 = 15 ( cái bát ) Đáp số : 15 cái bát 3/ Củng cố, dặn dò. ? Qua tiết luyện tập chung hôm nay giúp ta củng cố về những kiến thức gì. - Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2,3 trong VBT. Xem trước 104 thủ công bài 20: cắt, dán hình vuông (tiết2) I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông. - Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. *Với học sinh khéo tay: - Kẻ, cắt, dán được hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. - Có thể kẻ, cắt, dán được thêm hình vuông có kích thước khác. II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: hình vuông mẫu , giấy thủ công. - HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - K/tr đồ dùng học tập của h/s. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Học sinh thực hành. - Gọi học sinh nhắ lại cách kẻ hình vuông theo hai cách. - GV nhắc H/s lật mặt trái tờ giấy màu để thực hành. - HS thực hành kẻ, cắt, dán hình vuông theo trình tự: Kẻ hình vuông, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. - GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng. - Cả lớp đều làm, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. *HĐ2: Đánh giá sản phẩm của học sịnh. - Giáo viên thu bài và đámh giá sản phẩm của từng học sinh sau đó nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt. 3/ Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ... để tiết sau học bài “Cắt, dán hình tam giác”.

File đính kèm:

  • docTUAN 27 LOP 1.doc
Giáo án liên quan