Kế hoạch giảng dạy tuần 26

TOÁN

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50.

- Biết đếm và nhận biết được thứ tự các số từ 20 đén 50.

Ghi chú: - Các BT cần làm: BT 1, 2, 3.

 - BT 4 dành cho HS K, G

II/ CHUẨN BỊ: - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1.

 - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.

III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/ Bài cũ:

2/ Bài mới:

*Giới thiệu bài (trực tiếp)

HĐ1: Giới thiệu các số từ 20 - 30.

- GV yêu cầu HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó một chục que tính), đồng thời GV gài hai bó que tính lên bảng gài, gắn số 20 lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- Yêu cầu HS lấy thêm một que tính, Gv gài thêm một que tính.

? Chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính (HS: 21).

- GV nói: Để chỉ số que tính vừa lấy ta có số 21. GV gắn 21 lên bảng. Yêu cầu HS đọc (chủ yếu h/s TB, Y đọc).

- Tương tự: Giới thiệu số 22, 23, 24.đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần một que tính. Cho HS đọc và phân tích các số.

- Đến số 29 dừng lại và hỏi:

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới: Giới thiệu bài: ( bằng câu hỏi ). *HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ : bao giờ, sao em biết, bức tranh, vẽ ngựa. - H/s phân tích từ khó: bao giờ, sao em biết, bức tranh, ...(H/s K, G phân tích TB,Y nhắc lại). - GV kết hợp giải nghĩa từ : chẳng ra... - Luyện đọc câu: H/s đọc trơn từng câu theo cách:Mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó H/s đọc nối tiếp nhau từng câu. GV q/s giúp đỡ H/s cách đọc. - Luyện đọc cả bài: Từng nhóm H/s đọc theo hình thức nối tiếp.(H/s đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh). GV nhận xét. - H/s thi đọc (mỗi nhóm một h/s). G/v nhận xét cho điểm. - Một h/s giỏi đọc toàn bài. Tiết 2 *HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện nói. - 1 HS K,G đọc to đoanh đầu câu chuyện, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 SGK (HS: Bạn nhỏ muốn vẽ con ngựa). - 2 H/s K, TB đọc đoạn cuối củancau chuyện, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (H/s: Vì bạn nhỏ vẽ không giống hình con ngựa). - GV đọc diễn cảm cả bài. Cả lớp theo dõi. 2,3 H/s K, G đọc diễn cảm cả bài. - GV giảng để h/s hiểu được nội dung của bài (như phần 3 của mục tiêu). *HĐ 5: Luyện nói. - GV treo bức tranh phần luyện nói và hỏi: Bức tranh vẽ gì?. - HS trả lời theo nội dung bức tranh. (1 HS G đọc câu mẫu). - HS hỏi đáp theo cặp. GV gọi một số cặp lên hỏi và trả lời. - GV nhận xét, cho điểm những cặp HS hỏi đáp tốt. 3/ Củng cố dặn dò : - 2-3 HS đọc thuộc lòng toàn bài. GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và ôn lại các bài đã học. Chính tả - nghe viết cái bống I/ Mục đích ,yêu cầu: - Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bài Đồng dao Cái Bống trong khoảng 10-15 phút. - Điền đúng vần anh, ach chữ ng, ngh vào chỗ trống; dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng . - HS khá giỏi tốc độ viết có thể nhanh hơn (8-10 phút) - HS yếu được đọc nhiều lần, tốc độ viết có thể viết chậm hơn (12-16 phút) II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ chép bài Cái Bống và ND bài tập 2, 3. - HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1/Bài cũ: + Gọi hai H/s lên bảng viết ở dưới viết vào bảng con các từ ngữ: Nhà ga, cái nghế. + GV nhận xét cho điểm. 2/Bài mới: *GTB:(trực tiếp) *HĐ 1: Hướng dẫn nghe- viết - GV đọc bài chính tả chép trên bảng phụ (1lần). 2-3 HS K,G đọc lại. b/Hướng dẫn viết từ khó dẽ viết sai. -Yêu cầu HS K,TB nêu các từ khó viết : (khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng, ...) -Yêu cầu HS đọc,GV hướng dẫn- HS viết các từ khó vào bảng con.GV nhận xét. c/ GV đọc (mỗi dòng 3 lần)- HS nghe viết bài vào vở. GV giúp đỡ H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau. d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm 10 bài , nhận xét. còn lại đem về nhà chấm. *HĐ2: HD làm bài tập chính tả. +Bài tập 2:-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi. 1H/s lên bảng làm mẫu, cả lớp nhận xét. - HS làm cá nhân VBT, 1 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y) - Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( hộp bánh, túi sách tay,....) + Bài tập 3: 1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi. (điền chữ ng hay ngh?) - GV tổ chức HS chơi trò chơi thi tiếp sức...HS cuối cùng đọc kết quả . - GV,HS nhận xét,kết luận lời giải đúng( HS TB vàY đọc lại từ đúng: ngà voi, chú nghé....) 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li. tự nhiên xã hội bài 25: con gà I/ Mục tiêu: - Nêu ích lợi của việc nuôi gà. - Chỉ được các bộ phận của con gà trên hình vẽ hay vật thật. - HS khá, giỏi: Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Các hình ảnh bài 26 trong SGK. - HS : đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - Nêu ích lợi của việc ăn cá. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài. (câu hỏi). *HĐ1: Làm việc với SGK. Mục tiêu:Giúp HS: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. - Các bộ phận bên ngoài của con gà. - Phân biệt gà trống, gà mái, gà con. - Ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khẻo. CTH. Bước 1: HS làm việc theo cặp quan sát tranh , đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK . - GV giúp đỡ và kiểm tra HĐ của H/s. Bước 2: HS làm việc cả lớp thảo luận các câu hỏi sau: ? Mô tả con gà trong hình thứ nhất ở trang 54 SGK. Đó là gà trống hay gà mái. ? Mô tả con gà trong hình thứ hai ở trang 54 SGK. Đó là gà trống hay gà mái. ? Hãy mô tả gà con ở trang 55 SGK. ? Gà trống và gà mái giống và khác nhau ở những điểm nào.(H/s: ...khác nhau về kích thước, màu lông và tiếng kêu) ? Mô tả móng gà dùng để làm gì.(H/s: ... đào đất). ? Nuôi gà để làm gì. ? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì (H/s: ...cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khẻo) Bước 3: Gọi H/s trả lời các câu hỏi. GV nhận xét. -GV kết luận: Con gà có đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh...Thịt gà và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khẻo. 3 Củng cố, dặn dò: - Cho H/s chơi trò chơi: - Đóng vai con gà trống đánh trức mọi người vào buổi sáng. - Đóng vai con gà mái cục tác và đẻ trứng. Đóng vai con gà con kêu chíp chíp. - Cả lớp hát bài “Đàn gà con”. - Dặn h/s về làm bài trong vở BT.Xem trước bài 27. Thứ 6 ngày 07 tháng 3 năm 2014 kiểm tra định kỳ môn tiếng việt toán so sánh các số có hai chữ số I/ Mục tiêu: - Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số. Ghi chú: - Các BT cần làm: BT 1, 2(a,b), 3(a,b). - BT 2(c,d), 3(c,d) , 5 dành cho HS K, G II/ Đồ dùng dạy – học: GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. Bảng gài. HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn. III /Các hoạt động dạy học. 1/ Bài cũ: - 1 HS G lên bảng chữa bài tập 5 trong vở BT tiết 99 SGK. - GV nhận xét, cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (trực tiếp) *HĐ1: Giới thiệu 62< 65 - GV treo bảng gài sẵn que tính và hỏi:Hàng trên có bao nhiêu que tính? ( H/s: Sáu mươi hai que tính). GV ghi số 62 lên bảng, Y/c H/s đọc và phân tích số 62 ( H/s TB, K phân tích; Y nhắc lại). ? Hàng dưới có bao nhiêu que tính.( H/s: sáu mươi lăm que tính). GV ghi số 65 lên bảng, Y/c H/s đọc và phân tích số 65 ( H/s TB, K phân tích; Y nhắc lại) ? Hãy so sánh hàng chục của hai số này.(H/s : ...Đều bằng 6 chục). ? Nhận xét về hàng đơn vị của 2 số.( H/s: ...khác nhau là số 62 hàng đơn vị là 2,...) ? Hãy so sánh hàng đơn vị của hai số.(2 bé hơn 5). ? Vậy trong 2 số này số nào bé hơn.(H/s : 62 bé hơn 65). GV hỏi ngược lại. - Y/c H/s đọc cả hai dòng:62 62. - GV kết luận: Khi so sánh các số có 2 chữ số , số hàng chục giống nhau thì ta phải so sánh đến 2 chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. - HS nhắc lại cách so sánh. GV đưa ra VD H/s tự so sánh: so sánh 34 và 38. - H/s so sánh và trình bày kết quả. GV nhận xét. *HĐ 2: Giới thiệu 63 > 58. GV gài thêm 1 que tính vào hàng trên và hỏi:Hàng trên có bao nhiêu que tính? ( H/s: Sáu mươi ba que tính). GV ghi số 63 lên bảng, Y/c H/s đọc và phân tích số 63 ( H/s TB, K phân tích; Y nhắc lại). ? Hàng dưới có bao nhiêu que tính.( H/s: năm tám que tính). GV ghi số 58 lên bảng, Y/c H/s đọc và phân tích số 58 ( H/s TB, K phân tích; Y nhắc lại) ? Hãy so sánh hàng chục của hai số này.(H/s : số63 có số hàng chục lớn hơn hàng chục số 58). ? Vậy số này số nào lớn hơn.(H/s : 63 lớn hơn 58). GV hỏi ngược lại. - Y/c H/s đọc cả hai dòng:63 > 58; 58 < 63 - GV kết luận: Khi so sánh các số có 2 chữ số, số nào có số hàng chụa lớn hơn thì số đó lớn hơn. - HS nhắc lại cách so sánh. GV đưa ra VD H/s tự so sánh: so sánh 38 và 41. - H/s so sánh và trình bày kết quả. GV nhận xét. *HĐ 3: HD H/s làm bài tập trong VBT. Bài1: - 1H/s G đọc Y/c bài.Điền dấu , = thích hợp vào chỗ trống. - HS làm bài, 3 H/s G,K,TB lên bảng làm, mỗi H/s 1 cột( H/s Y àm 2 cột còn lại về nhà làm tiếp). H/s và GV nhận xét bài tren bảng. Bài tập 2(a,b): - 2 H/s K, G nêu yêu cầu của bài: (khoanh vào số lớn nhất). - GV hướng dẫn HS cách làm. ? Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau.( H/s: 3 số). Gọi 2 H/s TB lên bảng thi làm. ở dưới HS làm vào vở BT. - Chữa bài: HS đổi vở để kiểm tra kết quả. HS và GV nhận xét bài trên bảng. - HS K, G làm bài 2(c, d) Bài tập 3(a,b). - 1 H/s K nêu yêu cầu bài,,.( khoanh vào số bé nhất). - Cách làm tương tự bài 2: nhưng khoanh vào số bé nhất. - HS K, G làm bài 3(c, d) Bài tập 4: - 2 H/s K, G nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS cách làm. ? Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau.( H/s: 3 số). Gọi 2 H/s TB lên bảng thi làm. ở dưới HS làm vào vở BT. - Chữa bài: HS đổi vở để kiểm tra kết quả. HS và GV nhận xét bài trên bảng. - HS K, G làm bài 5 3/ Củng cố, dặn dò. ? Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau ta phải làm như thế nào. GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà làm BT 4 trong vở BT. Xem trước bài 101. Thủ công bài 19: cắt, dán hình vuông (tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ đoạn thẳng. - Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: hình vuông mẫu , giấy thủ công. - HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - K/tr đồ dùng học tập của h/s. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Giáo viên hướng dẫn H/s q/s và nhận xét. - GV treo hình vẽ mẫu lên bảng(h1) cho h/s quan sát và trả lời: ? hùnh vuông có mấy cạnh.(4 cạnh) ? Các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô. (H/s: các cạnh bằng nhau, và bằng 7 ô) *HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Giáo viên hướng dẫn H/s cách kẻ hình vuông. - GV thao tác mẫu từng bước thong thả, Y/c H/s qs kĩ: - GV hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán: G/v thao tác mẫu từng bước cắt và dán để H/s quan sát. - GV HD H/s cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản hơn: GV cũng làm từng bước mẫu H/s quan sát: - H/s lấy giấy thực hành theo hướng dẫn mẫu.GV qs giúp đỡ H/s còn lúng túng. ? H/s K,G lên bảng làm mẫu, cả lớp qs nhận xét. 3/ Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để học “Cắt dán hình vuông tiết 2”.

File đính kèm:

  • docTUAN 26 LOP 1.doc
Giáo án liên quan