Kế hoạch giảng dạy môn : Địa lí 11 - Nâng cao

Tiết 1 A. Khái quát nền kinh tế - xã hội.

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. -Đàm thoại gợi mở

-Giải thích minh hoạ

-Thảo luận nhóm - Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.

- Bản đồ Các nước trên thế giới.

 

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn : Địa lí 11 - Nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm -Bản đồ Kinh tế chung Nhật Bản. - Biết được tình hình kinh tế Nhật Bản qua một số thời kì. - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản. - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày được sự phân bố một số ngành công nghiệp. - Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản. Tiết 31 Bài 11: Nhật Bản (tiếp theo). Kinh tế (tiếp theo). -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Kinh tế chung Nhật Bản. - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của các ngành nông nghiệp, thương mại… - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-Xiu. - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày sự phân bố ngành nông nghiệp, giao thông biển… -Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển nông nghiệp, thương mại …. của Nhật Bản. Tiết 32 Bài 11: Nhật Bản (tiếp theo). THỰC HÀNH. Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. -Thảo luận - Phóng to biểu đồ vẽ theo số liệu bảng 11.5. - Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. Tiết 33 ÔN TẬP Tiết 34 KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết 35 Bài 12: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Tự nhiên, dân cư và xã hội. -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. -Tập bản đồ Thế giới và các châu lục. -Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên, con người và đô thị Trung Quốc. - Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên và dân cư Trung Quốc. - Biết được những thuận lợi, khó khăn của của tự nhiên và dân cư đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. - Sử dụng bản đồ (lược đồ), tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc. Tiết 36 Bài 12: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiếp theo). Kinh tế -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. -Bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc. -Một số hình ảnh về sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. - Biết được giai đoạn từ 1949-1978, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm, từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá đất nước và đạt được những thành tựu đáng kể. - Biết mục đích của công nghiệp hoá, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp và một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc. - Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết về sự phát triển và phân bố công nghiệp trong quá trình tiến hành hiện đại hoá đất nước. Tiết 37 Bài 12: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiếp theo). Kinh tế (tiếp theo). -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. -Bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc. -Một số hình ảnh hoạt động kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc. - Biết kết quả của hiện đại hoá nông nghiệp. - Biết được sự phân bố nông nghiệp của Trung Quốc và giải thích được sự phân bố đó. - Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết về sự phát triển và phân bố nông nghiệp trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp. Tiết 38 Bài 12: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiếp theo). THỰC HÀNH. Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc. -Thảo luận -Phóng to hình 12.10 trong SGK. -Bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc. -Một số hình ảnh về thành tựu kinh tế của Trung Quốc. - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, của thương mại và việc phát triưển vùng duyên hải. - Vẽ biểu đồ; phân tích tư liệu, số liệu, lược đồ (bản đồ) để có thêm hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế của Trung Quốc. Tiết 39 Bài 13: Cộng hoà An Độ. Tự nhiên, dân cư và xã hội. -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. -Phóng to tháp dân số của An Độ. -Một số hình ảnh về con người và văn hoá An Độ. - Trình bày được một số tiềm năng quan trọng (về tự nhiên, dân cư và xã hội) có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế-xã hội An Độ. - Phân tích được một số thách thức (tăng trưởng dân số quá nhanh, sự phức tạp của các vấn đề tôn giáo, đảng phái, dân tộc…) mà An Độ phải vượt qua. - Phân tích được lược đồ Tự nhiên An Độ và tháp dân số có trong bài học. Tiết 40 Bài 13: Cộng hoà An Độ (tiếp theo). Kinh tế. -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm -Bản đồ Kinh tế chung An Độ. - Phóng to lược đồ: “Vùng được tưới tiêu nước và trọng điểm Cách mạng xanh” ở An Độ. - Phân biệt được những khác biệt về chính sách phát triển kinh tế-xã hội của An Độ trong các thời kì khác nhau. -Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp An Độ. - Phân tích được các biểu đồ, lược đồ (bản đồ) và các bảng thống kê có trong bài học. Tiết 41 Bài 13: Cộng hoà An Độ (tiếp theo). THỰC HÀNH. Tìm hiểu về kinh tế của An Độ -Thảo luận -Bản đồ Kinh tế chung An Độ. - Hiểu và giải thích được sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của An Độ. -Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp của An Độ trước đây và hiện nay. - Vẽ, phân tích biểu đồ về cơ cấu kinh tế. - Đọc và phân tích lược đồ các trung tâm công nghiệp của An Độ. Tiết 42 Bài 14: Khu vực Đông Nam Á. Tự nhiên, dân cư và xã hội. -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. - Mô tả được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á. - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư, xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. - Đọc được bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á. - Đọc và phân tích được bảng số liệu thống kê, đưa ra được các nhận định về xu hướng phát triển dân số của khu vực Đông Nam Á. -Biết thiết lập các sơ đồ lôgíc kiến thức. Tiết 43 Bài 14: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo). Kinh tế -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Kinh tế chung Đông Nam Á. - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được đặc điểm cơ bản và bức tranh toàn cảnh về sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra các nhận xét. - Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày trong nhóm. Tiết 44 Bài 14: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo). Kinh tế (tiếp theo). -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Kinh tế chung Đông Nam Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. - Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á là gồm các ngành đặc trưng: sản xuất lúa nước, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. - Đọc, phân tích bản đồ (lược đồ), biểu đồ hình cột và đưa ra các nhận định. - Phân tích bảng số liệu thống kê. - So sánh các biểu đồ. Tiết 45 Bài 14: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo). Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Máy chiếu, giấy trong. - Các tài liệu tham khảo về ASEAN. - Hiểu và trình bày được ácc mục tiêu của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn Việt Nam trong quá trình hội nhập. - Lập đề cương và trình bày một báo cáo. - Cách tổ chức một hội thảo khoa học. Tiết 46 Bài 14: Khu vực Đông Nam Á (tiếp theo). THỰC HÀNH. Tìn hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á -Thảo luận - Máy chiếu, bản trong chuẩn bị đáp án sẵn của GV. - Bản đồ Các nước trên thế giới. - Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất nhập khẩu) của một số quốc gia, của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực châu Á. - Vẽ biểu đồ kinh tế. - Phân tích biểu đồ để rút ra nhận định địa lí. Tiết 47 Bài 15: Ô-xtrây-li-a. Khái quát về Ô-xtrây-li-a. -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Đại dương. - Bản đồ Kinh tế chung Ô-xtrây-li-a. - Một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế Ô-xtrây-li-a (nếu có). - Xác định và trình bày được những lợi thế và khói khăn do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội tạo nên cho Ô-xtrây-li-a. - Phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a. - Phân tích được lược đồ Kinh tế, sơ đồ trang trại chăn nuôi có trong bài học. Tiết 48 Bài 15: Ô-xtrây-li-a (tiếp theo). THỰC HÀNH. Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây-li-a -Thảo luận - Phóng to các lược đồ trong SGK. -Biết thêm về đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a - Phân tích lược đồ, bảng số liệu, xử lí các thông tin cho sẵn. - Lập dàn ý đại cương và chi tiết cho một báo cáo. - Trình bày một vấn đề trước lớp trong khoảng thời gian ngắn (5-7 phút). Tiết 49 Bài 15: Ai Cập Khái quát về Ai Cập -Đàm thoại gợi mở -Giải thích minh hoạ -Thảo luận nhóm - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi. - Bản đồ Kinh tế chung Ai Cập. - Một số hình ảnh về các kì quan thế giới nổi tiếng của Ai Cập. - Biết được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư của Ai Cập. - Trình bày đặc điểm nền kinh tế gắn bó với sông Nin. - Phân tích bản đồ (lược đồ) và bảng số liệu để nhận xét về tự nhiên và sự phân bố kinh tế của Ai Cập. Tiết 50 Bài 15: Ai Cập (tiếp theo). THỰC HÀNH. Phân tích ảnh hưởng của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Ai Cập -Thảo luận - Bản đồ Kinh tế chung Ai Cập. - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi. - Hiểu được ảnh hưởng của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Ai Cập. - Nhận xét các số liệu, tư liệu để biết ảnh hưởng của tự nhiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế. Tiết 51 ÔN TẬP HỌC KÌ II Tiết 52 KIỂM TRA HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docke hoach bo mon 11 NC.doc