Kiến thức:
-Nêu được thế nào là chí công vô tư.
-Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.
-Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
Kĩ năng:
Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
Thái độ:
Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy GDCD Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả.
Kĩ năng:
Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.
Thái độ:
Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân.
-Ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
-Nêu được các yếu tố cần thiết đối với người lao động: Phải có tay nghề cao, có sức khỏe tốt, lao động tự giác, năng động, sáng tạo, có kỉ luật,
4.Dân chủ và kỉ luật.
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
-Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
Kĩ năng:
Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
Thái độ:
Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
-Ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân, tập thể và xã hội.
III-QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI.
1.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
-Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
Thái độ:
Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
-Kể được quan hệ hữu nghị giữa nước ta với một số nước. Ví dụ: quan hệ Việt-Lào, quan hệ Việt Nam-CuBa,
-Tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
2.Hợp tác cùng phát triển.
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
-Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
-Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Kĩ năng:
Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
Thái độ:
Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
-Nêu được một vài ví dụ về hợp tác cùng phát triển
3.Bảo vệ hòa bình
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
-Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
-Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
-Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
Kĩ năng:
Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Thái độ:
Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
-Nêu được hai lí do:
+Giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh.
+Nguy cơ chiến tranh.
4.Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu được thế nào kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Kĩ năng:
Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thái độ:
Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu một cách giản đơn.
-Ví dụ: yêu nước, cần cù lao động, nhân nghĩa, đoàn kết chống ngoại xâm, hiếu học,
-Ví dụ: chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích văn hóa, di tích lịch sử, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín,...
5.Lí tưởng sống của thanh niên.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là lí tưởng sống.
-Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng.
-Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Kĩ năng:
Xác định được lí tưởng sống cho bản thân.
Thái độ:
Có ý thức sống theo lí tưởng.
-Phân biệt lí tưởng với những mục đích sống tầm thường.
6.Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kiến thức:
-Biết được thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa.
-Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kĩ năng:
Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai.
Thái độ:
Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa.
-Một cách đơn giản
-Thanh niên là lực lượng lao động, chủ chốt, có sức khỏe, có tri thức; tuổi thanh niên giàu mơ ước, nhiệt huyết,
B-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN; QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
I-QUYỀN TRẺ EM; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
1.Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
Kiến thức:
-Hiểu được hôn nhân là gì.
-Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
-Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
-Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
Kĩ năng:
Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Thái độ:
-Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
-Không tán thành việc kết hôn sớm.
-Tác hại đối với việc học tập, phấn đấu của bản thân, với sức khỏe của bản thân, với việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình.
II-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ KINH TẾ.
1.Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.
-Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.
-Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
-Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
Kĩ năng:
Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ dóng thuế.
Thái độ:
Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.
-Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế và quy mô kinh doanh.
-Kể được một số loại thuế hiện nay ở nước ta.
-Nghĩa vụ:kê khai, đăng kí với cơ quan thuế; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán,
2.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Kiến thức:
-Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-Biết được những quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
Kĩ năng:
Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Thái độ:
Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.
-Đối với người lao động, người sử dụng lao động và đối với sự phát triển xã hội.
-Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
III-NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
1.Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
-Kể được các loại vi phạm pháp luật.
-Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
-Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
Kĩ năng:
Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
Thái độ:
-Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.
-Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
-Nêu được ví dụ về từng loại: vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm kỉ luật.
- Nêu được ví dụ về từng loại: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luật.
2.Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
-Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Kĩ năng:
Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Thái độ:
Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
-Hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
-Nhà nước: đảm bảo.
-Công dân: thực hiện
-Ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền làm chủ của công dân.
3.Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
-Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2005 về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Kĩ năng:
-Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh trường học và nơi cư trú.
-Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thái độ:
-Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
-Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
-Tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
-Điều 13-44-48 trong Hiến pháp năm 1992. Điều 12 trong Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm 2005.
Bài tổng kết: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
-Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
-Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
-Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Kĩ năng:
Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Thái độ:
Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.
-Là điều kiện để phát triển mỗi cá nhân và xã hội.
File đính kèm:
- GDCD 9.doc