Kế hoạch dạy học tuần 24 Lớp 3

Bài 1: (Đặt tính rồi tính)

GV lưu ý: Các phép tính có dạng chia hết và chia có dư, thương có chữ số 0 ở hàng chục, do đó từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia kém hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.

- HS tự làm bài và chữa bài trước lớp.( HS lên bảng chữa bài)

Bài 2: (Tìm x)

+ HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong một tích

- HS tự hoàn thành bài ( HS đại trà làm câu a,b. HSK,G hoàn thành cả bài)

a) x = 301 b ) x = 205 c) x = 307

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 24 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu lại. HĐ 3:: Trò chơi “Nên và không nên” 1. GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to bút dạ và phổ biến luật chơi. - GV: Trong khoảng 5 phút các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: Nên và không nên nhóm nào nghi được nhiều sẽ thắng. 2. HS tiến hành chơi. 3. Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm. 4. GV khen những nhóm thắng cuộc. - GV kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. Củng cố, dặn dò - HS nêu lại kiến thức toàn bài. -GV nhận xét chung, dặn chuẩn bị bài“Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”. Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2014 Tập viết ÔN CHỮ HOA R I- Mục đích, yêu cầu - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H (1 dòng). - Viết đúng tên riêng Phan Rang (1dòng) và câu ứng dụng : Rủ nhau đi cấy… có ngày phong lưu (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II- Đồ dùng dạy- học - GV: Mẫu chữ viết hoa R; tên riêng và câu thơ viết trên dòng kẻ ô li. III- Các hoạt động dạy- học HĐ1. HD viết trên bảng con a) Chữ viết hoa - GV viết mẫu chữ P (Ph), R - HS nêu lại cách viết.. - HS viết bảng con chữ P, R b) Từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc từ ứng dụng Phan Rang - GV giới thiệu: đó tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - HS viết bảng con : Phan Rang c) Câu ứng dụng - 1 HS đọc câu ứng dụng. - Giúp Hs hiểu nội dung câu ca dao: Khuyên người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng. - HS viết bảng con các từ : Rủ, Bây HĐ2 . HD viết vào vở TV - GV nêu YC, HS viết phần bài học ở lớp trong vở Tập viết. HĐ3. Chấm, chữa bài - GV chấm chữa một số bài và nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. HĐ4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, giao bài về nhà: Luyện viết nốt phần còn lại. Toán LUYỆN TẬP I- Mục đích, yêu cầu - HS biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. II- Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp ghi BT1; Bảng phụ ghi BT3 III- Các hoạt động dạy- học * HD làm bài trên vở trên vở ô li Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ + HS quan sát tranh minh hoạ SGK trang 122 . Trình bày vào vở. Chẳng hạn: Đồng hồ a: 4 giờ; Đồng hồ b: 8 giờ 15 phút; Đồng hồ c: 8 giờ 55p hay 9 giờ 5 Bài 2: Đọc số GV gợi ý HS các trình bày I: Một III: ba IV: bốn VII: bảy , IX: chín Bài 3: Đ/ S + HS tự hoàn thành bài và giải thích. Chẳng hạn: IIII (bốn) là sai vì chữ số la Mã không viết lặp lại liền nhau quá ba lần + HS làm xong nêu kết quả và giải thích Bài 4: Thực hành xếp các số La Mã trên các que diêm HS đại trà làm câu a, b. HSK,G hoàn thành cả bài. - GV nhận xét tiết học, Chính tả Nghe- viết : TIẾNG ĐÀN I- Mục đích, yêu cầu - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT ( 2) a./b II- Đồ dùng dạy- học - 3 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT2b. III- Các hoạt động dạy- học HĐ1. HD HS nghe- viết a. Chuẩn bị : - 1HS đọc đoạn viết. - 1 HS nêu nội dung đoạn viết (Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn) - HS nhận xét đoạn viết: Những chữ cần viết hoa, cách trình bày… - HS tự viết những từ dễ mắc lỗi ra nháp. - HS đọc các từ mình tìm HS phân tích- GV chỉnh sửa lỗi cho HS. b. GV đọc cho HS viết. c. Chấm, chữa 8 - 10 bài nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. HĐ2. HD HS làm bài tập. Bài 2: lựa chọn GV chọn câu tìm từ có thanh hỏi, ngã để HS luyện tập. - HS đọc YC và làm việc theo nhóm đôi - GV mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bổ sung công bố nhóm thắng cuộc, GV phân tích chính tả. - Nhiều HS đọc lại bài hoàn chỉnh VD: đủng đỉnh, lủng củng, thủng thẳng, tủm tỉm,hể hả, chủng chẳng Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ, Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà. Thủ công ĐAN NONG ĐÔI ( T2) I-Mục tiêu - Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. HSKG: Đan được nan đôi. các nan đan khít nhau. nẹp được tấm đan chắc chắn . Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. II-Đồ dùng, - Giấy màu, kéo, hồ dán III-Các họat động dạy- học HĐ 1: Thực hành + HS nêu lại quy trình đan nong đôi Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. Bước 2: Đan nong đôibằng giấy, bìa (Theo cách đan nhấc 2 nan đè 2 nan và lệch nhau một nan dọc cùng chiều giữa hai hàng nan ngang liền kề) Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV tổ chức HS thực hành (GV quan sát giúp đỡ HS yếu). HĐ2: HD trang trí và trình bày sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trang trí theo ý thích của mỗi HS. - GV tổ chức trưng bày sản phẩm, cả lớp nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp nhất. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014 Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I- Mục đích, yêu cầu - HS nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm) - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút. II- Đồ dùng dạy- học - Đồng hồ thật (loại 1 kim ngắn và 1 kim dài); Mặt đồng hồ bằng nhựa III- Các hoạt động dạy- học HĐ1. HD cách xem đồng hồ - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ. GT các vạch chia phút - Cho HS q/s đồng hồ bằng nhựa và đọc các giờ do GV định: 6 giờ 10 phút; - HS nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 h 10’. - HS quan sát đồng hồ chỉ 6 giờ 13phút ? Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính xem đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV : Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56phút? Còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7giờ ? (HS nêu cách tính,) - GV giới thiệu cách đọc giờ (cách khác): 6 giờ 56phút hay 7 giờ kém 4 phút. HĐ2. Luyện tập thực hành (Thực hiện trong vở BT) Bài 1: Xem giờ - HS nêu YC bài tập. - HS quan sát hình minh hoạ trang 123 SGK để nêu miệng. VD đồng hồ A chỉ 2 giờ 10, Đồng hồ B chỉ 4 giờ 15 Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng - HS thực hiện trên mô hình đồng hồ Bài 3: Nối theo mẫu - HS nêu cách làm bài mẫu,. VD: 3 giờ 27 phút nối với đồng hồ B. 9 giờ 19 phút nối với đồng hồ thứ D,.. - HS làm bài vào vở đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau - GV Nhận xét tiết học; . Tập làm văn Nghe - kể : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I- Mục đích, yêu cầu - Nghe - kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn; nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng lớp (bảng phụ) viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện . III- Các hoạt động dạy -học 1.Giới thiệu bài (GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập a) HS chuẩn bị - Cho HS đọc YC của bài và các câu hỏi gợi ý. - HS quan sát tranh trong SGK (Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt) b) GV kể chuyện Người bán quạt may mắn. Gợi ý để HS tìm hiểu chuyện: + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? (gặp Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế) + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? (Ông tin rằng bằng cách ấy ông sẽ giúp được bà lào và chữ ông đẹp nổi tiếng…) + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? (Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ củaVương Hi Chi) - GV kể lần 2, cả lớp nghe. c) HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện. - Cho HS chia nhóm 4 tập kể. - Lớp chia làm 7 nhóm, HS trong nhóm lần lượt kể cho nhau nghe - Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc, bạn kể chuyện hay nhất. - GV nhận xét và hỏi : - Qua câu chuyện, em biết gì về Vương Hi Chi ? - GV KL: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ. Có tên gọi là Nhà thư pháp. Nước Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý ... 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, HS về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe. Tự nhiên xã hội QUẢ I- Mục đích, yêu cầu - HS nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả. Tổng hợp phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợicủa quả với đời sống của thực vật và đời sống con người. II- Đồ dùng dạy- học - Các hình trang 92,93 SGK - GV- HS sưu tầm các quả thật. III- Các hoạt động dạy- học HĐ1: Quan sát và thảo luận * Kể được tên các bộ phận thường có của một quả. - B1: Quan sát các hình trong SGK. - HS thực hiện nhóm đôi dựa vào hình trang 92,93 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cuả nhau theo gợi ý trong SGK - B2: Quan sát các quả được mang đến lớp. - GV cho 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý: Nêu hình dạng , độ lớn, màu sắc của quả. +Vỏ quả có gì đặc biệt? Bên trong quả gồm những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả? Nếm thử để nói mùi vị của quả. - B3: Làm việc cả lớp + Đại diện các nhóm trình bày một loại quả của mình. Các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận (sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả). HĐ2: Thảo luận B1: Làm việc theo nhóm. - Quả thường được dùng để làm gì? cho ví dụ: - GV cho HS dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 92,93 SGK để nói về những quả nào được dùng để ăn tươi, những quả nào dùng để chế biến làm thức ăn? - Hạt có chức năng gì? B2: HĐ cả lớp. - GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc: - Ăn tươi - Làm mứt hoặc si- rô hay đóng hộp - Làm rau dùng trong bữa ăn. - Ép dầu. - GVkết luận (nhắc lại chức năng của hạt và ích lợi của quả). - Cho HS làm BT vào phiếu. Như trong vở BT. Sinh hoạt .1. GV nhận xét các hoạt động trong tuần qua của các tổ; tuyên dương những HS có nhiều thành tích trong học tập, lao động ; động viên các em phấn đấu thi đua học tập, giành nhiều cờ đỏ trong tháng. 2. GV HS, cùng ôn lại những lễ hội có ở địa phương, cách thức chơi, thơi gian tổ chức lễ hội,... 3. Tổ chức chăm sóc cây mới trồng.

File đính kèm:

  • docTUAN 24 LOP3.doc
Giáo án liên quan