Bài 1: Xem tờ lịch năm 2004 rồi trả lời câu hỏi SGK
- Cho HS quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS tự quan sát, thực hiện theo nhóm đôi (Một HS hỏi một HS trả lời)
- Một số nhóm nêu kết quả thảo luận - Lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng
- VD:
+ Ngày 3/2 là thứ ba
* GV nêu cho học sinh biết ngày 3/ 2 là ngày thành lập đảng
+ Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày
- GV hỏi thêm năm 2004 là năm thường hay năm nhuận? Năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV cho HS quan sát thêm tờ lịch năm 2010 yêu cầu HS nêu các tháng và số ngày trong tháng.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 22 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thì trời mưa, nhìn thấy bên nhà hàng xóm có 2 bộ quần áo phơi ở ngoài thì em sẽ làm gì? (Em sẽ cất hộ quần áo vào nhà)
Câu hỏi 5: Hãy nêu câu tục ngữ nói về tình làng nghĩa xóm? (Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau)
Câu hỏi 6: ở phố em có gia đình thương binh, liệt sĩ, ở nhà chỉ có 2 ông bà. Vậy em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với gia đình thương binh, liệt sĩ? (Em sẽ thường xuyên thăm hỏi và giúp đỡ ông, bà những việc nhỏ)
Câu hỏi 7: Nhà trường tổ chức đến thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ, em sẽ làm gì? (Em sẽ tích cực tham gia cùng với nhà trường)
Đại diện các nhóm trả lời. Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 23 tháng 1 năm 2014
Tập viết
ÔN CHỮ HOA P
I- Mục đích, yêu cầu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng “Phá Tam Giang... vào Nam (1 lần bằng chữ cỡ nhỏ)
*BVMT: giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc /Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
II- Đồ dùng dạy
-Mẫu chữ viết hoa P. Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
III- Các hoạt động dạy- học
1.Giới thiệu bài trực tiếp
2.Hướng dẫn HS viết trên bảng con .
a. GV viết mẫu chữ P (ph) và nhắc lại cách viết.
- GV yêu cầu 1 số em nhắc lại.
- HS viết bảng con chữ P (ph) và các chữ T,V.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- GV giới thiệu: Phan Bội Châu (1867-1940) một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng ông còn viết nhiều tác phẩm văn, thơ yêu nước.
- HS viết bảng con : Phan Bội Châu.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
- GV giới thiệu: các địa danh trong câu ca dao.
* Thông qua hoạt động này giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước
- HS tập viết trên bảng con:: Phá, Bắc.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết phần bài học ở lớp trong vở tập viết.
4.Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài và nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS luyện viết phần bài ở nhà.
Toán
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I- Mục tiêu
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( Có nhớ một lần).
- Giải được bài toán gắn với phép nhân.
* Bỏ câu b của bài tập 2 (Đặt tính rồi tính), câu b của bài tập 4 (Tính nhẩm)
II- Các hoạt động dạy- học
1. Bài cũ:
GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau. Lớp làm vào vở nháp.
257 x 4 ; 346 x 2; 574 x 5
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
H§1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
H§2. Hướng dân HS trường hợp nhân không nhớ, có nhớ:
- GV giới thiêu phép nhân 1034 x 2 = ?
- GV yêu cầu 1 HS (G) nêu cách thực hiện phép nhân và viết trên bảng lớp
- Cả lớp làm vào vở nháp
1034
x
2
2068
- Một số HS nhắc lại cách thực hiện
- GV giới thệu phép nhân: 2125 x 3 =?
- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như phép nhân trên.
- HS so sánh hai phép nhân và nêu được phép nhân không nhớ và phép nhân có nhớ
GV Lưu ý HS : Phép nhân 2125 x3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
H§3. Luyện tập .
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu bài tập sau đó làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện.
- Lớp, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2 :Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài.
GV yêu cầu 1 số em nêu lại cách thực hiện. Lớp nhận xét.
Bài 3: Bài toán.
- HS đọc đề bài toán, tự tóm tắt đề toán và làm bài vào vở.
- GV yêu cầu 1 số em trình bày cách làm. Một em chữa bài trên bảng lớp. Lớp và GV nhận xét.
Bài giải
Bốn bức tường xây hết số gạch là:
1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
Đáp số: 4060 viên gạch.
Bài 4:Tính nhẩm
a- GVyêu cầu HS (G) phân tích mẫu nêu cách làm.
x 3 = ?
Nhẩm: 2 nghìn x3 nghìn = 6 nghìn
Vậy: 2000 x 3 = 6000
- Cả lớp làm bài theo mẫu vào vở.
- GV lưu ý HS khi viết các phép tính nhẩm thì chỉ viết như sau:
VD: 4000 x 2 =8000
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả phép tính. Lớp và GV nhận xét.
3 . Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Nhớ – viết; MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I- Mục đích , yêu cầu
-Nghe- viết đúng trình bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi..
- Làm đúng các bài tập a/b.
II- Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp
2: Hướng dẫn HS nghe viết:
a. Chuẩn bị :
- GV – HS đọc đoạn viết – một HS đọc chú giải trong bài.
- Một HS đọc lại đoạn văn.
- ? Em biết gì về Trương Vĩnh Ký.( ông là người hiểu bết rất rộng. Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách).
- HS nhận xét đoạn viết: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
-GV hướng dẫn HS viết các từ khó: rộng, sử dụng, giá trị.
b. GV đọc cho HS viết.
GV đọc thong thả từng câu cho HS chép bài.
c. Chấm, chữa một số bài.
GV thu, chấm 5, 7 bài, nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu r/ d hoặc gi
b - ươt hoặc ươc
- HS đọc yêu cầu và làm việc theo nhóm đôi, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS trả lời.
- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung, phân tích chính tả.
- GV chốt lại lời giải đúng: Ra - đi - ô, dược sĩ, giây
Câu b: Hướng dẫn tương tự. (thước kẻ, thi trượt, dược sĩ)
Bài 3b: Tìm nhanh tiếng chứa vần ươt/ ươc
- 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó nối tiếp nhau nêu từ mình tìm được .Lớp và GV nhận xét.
- GV yêu càu 1 số HS đọc lại bài.
Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thủ công
ĐAN NONG MỐT
I- Mục tiêu
- HS biết cách đan nong mốt
* HS kẻ, cắt được các nan đều nhau. Đan được tấm đan nong mốt, các nan đan khít nhau. nẹp được tấm đan chắc chắn . Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang, trên tấm đan hài hoà. Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II- Chuẩn bị
- GV : Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa.
Tranh quy trình đan bằng nong mốt ; các nan màu vàng, màu xanh, màu đỏ.
- HS : Bìa màu hoặc giấy thủ công ; bút chì ; thước kẻ, kéo, hồ dán, …
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: HS thực hành đan nong mốt
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình đan nong mốt
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt
Bước 1: Kẻ cắt các nan đan
Bước 2: Đan nan mốt bằng giấy bìa
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- GV tổ chức cho HS thực hành
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng , giúp đỡ các em hoàn thành SP.
- Tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm
- GV chọn vài tấm đan đẹp để lưu giữ lại và tuyên dương một số HS có sản phẩm đẹp đúng kỹ thuật
- GV đánh giá sản phẩm của HS
GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 1 năm 2014
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lân).
* Bỏ cột 4 - bài 2 (Điền số), cột 3,4 - bài 4 (Viết số thích hợp vào ô trống)
II, Đồ dùng; - GV : Tờ lịch năm 2013.
III - Các họat động dạy- học
1. Bài cũ :
2 HS lên bảng làm bài: 15 41 x 4; 2328 x 3. Lớp làm vào vở nháp.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới.
H§1 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
H§2 - Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV : Hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả. HS tự làm bài sau đó chữa bài trên bảng lớp.
4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
- Một số HS nêu lại cách thực hiện của mình
VD: 2007 + 2007 + 2007 + 2007 =2007 x 4 = 8028
Bài 2 :Số (Tìm thương, số bị chia)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu 1 số HS nêu lại cách tìm số bị chia.
Bài 3: Bài toán.
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt, thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải.
- Đại diện 1 số nhóm nêu cách làm. Lớp và GV nhận xét.
Bước1: Tìm số lít dầu trong cả 2 thùng.
Bước2: Tìm số lít dầu còn lại.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
- HS đọc bảng số, 1 HS (G) nêu cách làm.
- HS tự làm bài vào vở, sau đó nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.
- Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả đúng, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS nêu được dạng toán vừa thực hiện và cách làm : Nhiều hơn một số đơn vị (Thực hiện phép cộng) Gấp lên một số lần( Thực hiện phép nhân)
Củng cố dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Tự nhiên xã hội
R Ễ CÂY (tiếp theo)
I- Mục tiêu
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vât và ích lợi của rễ đối với đời sống con người
- Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. Hoạt động dạy- học
HĐ1::Làm việc theo nhóm
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiễn các bạn thảo luận theo gợi ý:
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trâng 82.
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ cây không sống được.
+ Theo bạn rễ có chức năng gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận: ( như trong SGK
HĐ2 Làm việc theo cặp
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho 2 HS thảo luận chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2,3, 4,5 trang 85/ SGK.Những rễ đó được sử dụng để làm gì.
- Nêu ích lợi của rễ đối với đời sông con người
Bước2: Hoạt động cả lớp.
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số rễ cây để làm gì (Rễ cây sắn dùng để làm gì- làm thức ăn cho người và gia súc)
- GVkết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường…
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt
1. GV nhận xét các hoạt động trong tuần qua của các tổ; tuyên dương những HS có nhiều thành tích trong học tập, lao động ; động viên các em phấn đấu thi đua học tập, giành nhiều cờ đỏ trong tháng.
2. GV gợi ý nội dung ôn tập trong dịp nghỉ tết
3. GV HS, cùng ôn lại những lễ hội có ở địa phương, cách thức chơi, thời gian tổ chức lễ hội,...
4. Tổ chức dọn vệ sinh cuối tuần.
File đính kèm:
- TUAN 22 LOP3.doc