- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhận vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học - Tuần 18 Trường Tiểu học Trần Quang Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy, đế kê.
HS: SGK; tập bài học.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
Khoa học tiết trước học bài gì ?
Gọi HS lên trả bài.
Nhận xét.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy
* Thí nghiệm 1
- Dùng 2 cây nến như nhau và hai chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra.
-Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm .
-Yêu cầu HS quan sát và hỏi:
+ Hiện tượng gì xảy ra ?
+ Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ ?
+ Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ?
- GV kết luận chuyển hoạt động
* Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy
Các em đã biết ô-xi cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát cô làm thí nghiệm.
Dùng một lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín.
+Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra ?
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát. Sau đó hỏi :
+ Kết quả của thí nghiệm này như thế nào?
+Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?
Để kiểm chứng lời bạn nói. Chúng ta cùng quan sát một thí nghiệm khác
GV thay đế gắn nến bằng một đế khong kín. Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ sảy ra ?
GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện nến có thể cháy tượng xảy ra và hỏi:
- Quan sát trao đổi và phát biểu
-Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
-Cả 2 cây nến cùng tắt.
-Cả hai cây nến vẫn cháy bình thường.
1HS làm thí nghiệm : đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh vào.
- Cả 2 cây nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
- Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí có chứa khí ô-xi duy trì sự cháy.
- Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
- Lắng nghe và quan sát.
-Cây nến vẫn cháy
-Cây nến sẽ tắt
Quan sát thí nghiệm và trả lời
Cây nến tắt sau mấy phút
Cây nến cháy trong 1 thời gian ngắn là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.
Quan sát
Một số HS nêu dự đoán của mình
+ Vì sao cây nến có thể cháy bình thường ?
GV giảng thêm
+Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? tại sao phải làm như vậy?
GV kết luận:
*Hoạt động 3: Ứng dụng liên quan đến sự cháy
- Chia nhóm và yêu cầu: quan sát hình 5-SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Bạn làm như vậy để làm gì?
- Gọi HS nhóm khác bổ sung
- Hỏi :+ Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ?
+ Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ?
* GD ƯPBĐKH:
- Trong bầu khí quyển của trái đất ni tơ chiếm khoảng 78%, oxy chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99%nhưng vai trò điều hóa khí hậu của Trái đấtlại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kín. Các khí nhà kính kính bao gồm: Hơi nước, dioxit cacbon (CO2), mê tan (CH4), ni tơ oxit (N2O), ôzôn và các hợp chất halocacbon. Các khí nà kính có thể phát sinh từ tự nhiên
D. Củng cố - Dặn dò
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiết học sau.
- Nhận xét tiết học
- Vì được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi
- ... Cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy.
- Quan sát, thảo luận trong nhóm và cử đại diện phát biểu.
- Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
- ... để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt.
- Bổ sung cho nhóm bạn
- HS trả lời theo ý hiểu
Khoa học
Bài 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
(GD BVMT; GD ƯPBĐKH - LH)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Sưu tầm hình ảnh người bệnh đang thở bình ô-xi và bể cá đang được bơm không khí.
HS: Chuẩn bị cây, con vật nuôi
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
- Khoa học tiết trước học bài gì ?
- Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ?
- Khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
- Tại sao muốn sự cháy được tiếp diễn cần phải liên tục cung cấp không khí ?
- Nhận xét ghi điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người
- Yêu cầu HS cả lớp thực hiện và trả lời :
+ Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì ?
Giảng: khi thở ra, hít vào phổi của chùng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-nic
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi
+Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
* GDBVMT:
- Không khí rất cần cho sự sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu ô-xi quá 3 - 4 phút
- Biết bảo vệ bầu không khí bằng nhiều cách.
*Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật.
- Không khí cần cho sự cháy
- 3 em lên bảng trả lời
- Làm theo yêu cầu của GV và trả lời.
- Để tay trước mũi, thở ra và hít vào em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
HS thực hành nhóm đôi
3 em đại diện trả lời theo ý hiểu
- Yêu cầu các nhóm HS trưng bày con vật, cây trồng theo yêu cầu.
- GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau, tại sao con sâu bọ này lại chết ?
+ Còn hạt đậu này, vì sau lại không sống được bình thường ?
+ Qua 2 thí nghiệm trên em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật ?
-GV kết luận
* Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống
Nêu : Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống.
- Các em hãy quan sát hình 5, 6 trong SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan
- Gọi HS phát biểu
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét kết luận lại
- Chia nhóm, yêu cầu HS trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi :
1. Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ?
2. Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ?
3. Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ?
- Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày một câu. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và kết luận: người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở
* GD ƯPBĐKH:
- Trong bầu khí quyển của trái đất ni tơ chiếm khoảng 78%, oxy chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99%nhưng vai trò điều hóa khí hậu của Trái đấtlại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kín. Các khí nhà kính kính bao gồm: Hơi nước, dioxit cacbon (CO2), mê tan (CH4), ni tơ oxit (N2O), ôzôn và các hợp chất halocacbon. Các khí nà kính có thể phát sinh từ tự nhiên và từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- 4 nhóm HS trưng bày con vật, cây trồng đã chuẩn bị.
-Đại diện 4 HS nêu kết quả
...do nó không có không khí để thở
... do thiếu không khí
- Không khí cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật thực vật sẽ chết.
HS quan sát
HS phát biểu
HS nhận xét
HS trao đổi, thảo luận trong nhóm. Sau đó cử đại diện trình bày.
- HS trình bày bổ sung
D. Củng cố - Dặn dò
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
- HS chọn sản phẩm hợp với khả năng của mình.
- Tiết 2, 3: HS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh quy trình của các bài đã học. Mẫu khâu, thêu đã học.
- HS: SGK; dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
- Cắt khâu thêu các sản phẩm tự chọn (T3)
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm ở bài trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
2. Phát triển bài:
Hướng dẫn:
*Hoạt động 1: Chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu: Các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
Sau đây, mỗi em chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu 1 sản phẩm mình tự chọn.
- Nêu yêu cầu tiến hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. Tùy khả năng và ý thích của HS.
- GV đưa 1 số sản phẩm cho HS xem và lựa chọn.
Cắt, khâu, thêu khăn tay: cắt vải hình vuông có cách là 20cm. Kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Vẽ thêm 1 hình đơn giản và thêu ở góc khăn.
Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút có kích thước 20 x 10cm (đã học) chú ý thêm trang trí trước khi khâu phần thân túi.
Cắt, khâu, thêu váy liền áo búp bê, gối ôm.
* Váy liền áo:
- Cắt vài hcn: 25 x 30cm gấp đôi theo chiều dài, gấp đôi tiếp lần nữa. Sau đó, vạch hình cổ, tay, và thân váy áo lên vải.
- Cắt theo đường vạch dấu.
- Khâu đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo.
- Thêu trang trí móc xích ở cổ áo, gấu tay áo, gấu áo và khâu vai áo, thân áo.
* Gối ôm:
- Vải hcn: 25 x 30cm. Khâu 2 đường ở phần luồn dây.
- Thêu trang trí ở sát đường luồn dây.
Gấp đôi vải theo cạnh 30cm và khâu thân gối.
-> Yêu cầu HS thực hành sản phẩm tự chọn ở tiết 2 và 3.
* Hoạt động 2: Đánh giá
- Đánh giá theo 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm.
Những sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt.
D. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ích lợi của việc trồng rau hoa.
- HS quan sát và chọn lựa sản phẩm cho mình.
- HS thực hành
- HS tự đánh giá sản phẩm và trưng bày
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Tập làm văn
Kiểm tra
File đính kèm:
- T18 cuong.doc.docx