I/ Mục tiêu. Giúp HS:
- Nhận biết được các loại nét thẳng.
- Biết cách vẽ nét thẳng.
- Biết vẽ các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- Một số hình ảnh vẽ các nét thẳng, một số hình minh hoạ.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Mỹ thuật Tuần 2 Trường Tiểu học Hà Tiến I – Hà Trung Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vẽ ( VTV2)
- Su tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Xem tranh:” Đôi bạn” của Phương Liên. (15’)
- Gv giới thiệu tranh.
- Tranh vẽ những hình ảnh gì?
- Hai bạn trong tranh đang làm gì?
- Em hãy nêu những màu bạn vẽ trong tranh?
- Tranh bạn vẽ bằng chất liệu màu gì?
* Gv giới thiệu cho HS biết tranh có bố cục đẹp. (hình ảnh chính vẽ to, hình ảnh phụ vẽ nhỏ)
- Em có thích bức tranh này không? Vì sao em thích?
+ HS.: quan sát kỹ tranh.
+ HS : tranh vẽ 2 bạn đang ngồi đọc sách xung quanh là cảnh vật.
+ HS.: đọc sách.
+HS : màu xanh lá cây, xanh lam, đỏ,vàng, da cam…
+ HS : màu dạ.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
*Hoạt động 2: Xem tranh:” Hai bạn Han-sen và Gơ-re-ten”. (15’)
- H/dẫn HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung, bố cục, màu sắc (Như hoạt động 1).
- Gv y/c HS về nhà sưu tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi.
+ HS. quan sát tìm hiểu nội dung, bối cục, màu sắc trong tranh.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (5’)
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Gv tuyên dương, khen ngợi HS có ý kiến phát biểu xây dựng bài.
* Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài 3: Vẽ lá cây.
Mĩ thuật 3
Bài 2: Vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đờng diềm.
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đờng diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của các đồ vật đợc trang trí đờng diềm.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- Một vài có đồ vật có trang trí đờng diềm ( đơn giản, đẹp )
- Bài mẫu đờng diềm cha hoàn chỉnh, đã hoàn thành.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trớc.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, thớc kẻ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. (5’)
- Gv giới thiệu đường diềm.
- Gv cho HS xem 2 bài trang trí đờng diềm ( Bài hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh), giáo viên chuẩn bị trước.
- Em có nhận xét gì về 2 bài trang trí đường diềm? Bài vẽ nào đẹp hơn?
- Trong bài trang trí thường có những hoạ tiết nào?
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
- Bài vẽ chưa hoàn chỉnh còn thiếu những hoạ tiết gì?
- Những màu nào được vẽ trong đường diềm?
- Em hãy nêu tác dụng của việc trang trí đường diềm?
+ HS quan sát kỹ 2 bài trang trí đường diềm.
+ HS nhận xét; đường diềm được trang trí hoàn chỉnh đẹp hơn bài chưa hoàn chỉnh.
+ HS.: Hoạ tiết hoa, lá, con vật.
+ HS.: Hoạ tiết sắp xếp theo kiểu nhắc lại và xen kẽ.
+ HS.: Bài vẽ thiếu hoạ tiết hoa.
+ HS quan sát và trả lời.
+ HS. trả lời : làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật.
*Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết. (5’)
- Gv hướng dẫn HS qua hình gợi ý cách vẽ.
- Gv vẽ mẫu trên bảng.
- Gv gọi HS nhận xét.
- Gv cho HS xem tranh vẽ của HS năm trước.
+ HS quan sát. vẽ mẫu và nêu cách vẽ.
- Kẻ các đường trục để vẽ hoạ tiết cân đối, đều và đối xứng.
- Vẽ các hoạ tiết đều và bằng nhau.
- Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu.
+ HS nhận xét bạn trả lời.
+ HS tham khảo các tranh vẽ.
*Hoạt động 3: HS thực hành vẽ trang trí đường diềm. (20’)
- Gv cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gv quan sát gợi ý cho HS vẽ đúng hoạ tiết và vẽ màu đẹp.
- Gv động viên khuyến khích HS vẽ bài và sử dụng màu trong sáng.
+ HS trả lời.
+ HS thực hành vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5’)
- Gv thu bài vẽ của HS và gợi ý cho HS nhận xét.
- Gv chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ đẹp.
* Dặn dò:
+ HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp về:
- Hoạ tiết, màu sắc.
+ HS về nhà chuẩn bị bài 3.
Mĩ thuật 4
Bài 2: Vẽ theo mẫu Vẽ hoa, lá.
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá.
- Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu.
- Yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- SGK, SGV, tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu.
- Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá.
- Bài vẽ của HS năm trớc.
*Học sinh:
- SGK,vở tập vẽ, một vài bông hoa, lá thật làm mẫu.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. (5’)
- Gv cho HS quan sát bông hoa, lá cây ly và một số loại hoa khác.
- Tên của bông hoa chiếc lá là gì?
- Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của mỗi loại hoa nh thế nào?
- Em hãy kể một số loài hoa, lá mà em biết?
- Gv cho HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gv nhận xét: Mỗi loại hoa, lá có một đặc điểm khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Các em phải có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài cây.
+ HS quan sát kỹ mẫu.
+ HS. hoa, lá ly, hồng, cúc…
+ HS quan sát và trả lời.
+ 3- 5 HS trả lời.
+ HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến.
*Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá.(5’)
- Gv cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
- Gv hớng dẫn vẽ mẫu trên bảng và y/c HS quan sát, tự tìm ra cách vẽ.
- Gv nhắc lại cách vẽ hoa, lá cho HS khắc sâu kiến thức.
+ HS nhận xét bài đẹp và chưa đẹp HS nhận thấy sự phong phú, đa dạng của nhiều loài hoa.
+ HS nêu cách vẽ hoa, lá.
- Vẽ khung hình chung của hoa, lá.
- Ước lợng tỉ lệ và vẽ phác các nét của hoa, lá.
- Chỉnh sửa hình cho gần giống mẫu.
- Vẽ chi tiết các nét để rõ đặc điểm của hoa lá.
- Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
- Gv nhắc nhở HS quan sát thật kỹ mẫu trớc khi vẽ.
- Chú ý sắp xếp bố cục cân đối.
- Gv đi từng bàn gợi ý, động viên HS
+ HS quan sát mẫu và vẽ hoa lá sao cho giống mẫu và tô màu thật đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5’)
- Gv trng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 3: Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc.
Mĩ thuật 5
Bài 2:Vẽ trang trí
Màu sắc trong trang trí.
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí.
II/ Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- SGV, SGK, một số đồ vật đợc trang trí.
- Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, h. tròn, h.chữ nhật…).
- Một số hoạ tiết vẽ nét, phóng to.
- Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ khổ to.
*Học sinh:
- SGK, vở tập vẽ, bút chì, thớc kẻ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. (5’)
- Gv cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí.
- Có những màu nào trong bài trang trí?
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào?
- Màu nền và màu hoạ tiết giống nhau hay khác nhau?
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không?
- Trong bài trang trí thường vẽ nhiều hay ít màu?
- Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp?
+Hs kể tên các màu.
+ Hs: hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu.
+ Hs trả lời.
Hs: khoảng 4- 5 màu.
+ Hs:. vẽ màu đều, có đậm, có nhạt, hài hoà, rõ trọng tâm.
*Hoạt động 2: Cách vẽ màu. (5’)
- Gv hướng dẫn cách pha màu trực tiếp trên bảng cho cả HS lớp quan sát.
- Gv y/c HS đọc mục 2 trang7 SGK.
- Muốn vẽ được màu đẹp trong một bài trang trí em cầm làm như thế nào?
- Gv gọi HS nhận xét.
- Gv nhấn mạnh: muốn vẽ đợc màu đẹp ở bài trang trí cần lu ý.
+ Chọn màu phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách sử dụng màu( pha trộn và phối hợp màu).
+ Không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài vẽ.
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và hoạ tiết sao cho hài hoà.
+ Hoạ tiết giống nhau tô cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+ Vẽ màu đều, độ đậm nhạt của màu nền và màu hoạ tiết cần khác nhau.
+ Hs quan sát kỹ.
+ Hs nắm được cách sử dụng các loại màu.
+ Hs trả lời.
+ Hs nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến.
*Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
- Gv cho Hs nêu y/c của bài tập.
- Gv gọi HS nhắc lại cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu?
*Chú ý:
- Không dùng quá nhiều màu.
- Vẽ màu gọn trong hình vẽ.
- Gv đi quan sát từng bàn gợi ý giúp HS vẽ được bài và hoàn thành bài tại lớp.
- Gv quan tâm nhiều đến HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành được bài vẽ.
+ Hs trang trí một đường diềm.
+ Hs nhắc lại cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu.
+ Hs thực hành vẽ trang trí đường diềm (khổ 10 x 20cm) với hoạ tiết đẹp, màu sắc trong sáng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5’)
- Gv trng bày một số bài vẽ của HS.
- Gv gợi ý cho HS nhận xét bài vẽ.
- Gv nhận xét cụ thể và chấm điểm.
- Gv tuyên dương những HS vẽ bài đẹp và động viên những HS còn chậm cần cố gắng trong giờ học sau.
+ HS. quan sát.
+ HS tự nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
*Dặn dò: + HS về nhà chuẩn bị bài 3: Vẽ tranh: Đề tài trường em.
Kỹ thuật 4
Tiết 2: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng các vật liệu, dụng cụ cắt, may, khâu, thêu đơn giản.
-Thực hành được xâu chỉ vào kim vê nút chỉ .
-Giáo dục H/s ý thức yêu lao động.
II- Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng cắt may khâu thêu lớp 4.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
-Có những cỡ kim nào ?
-Có những loại kim nào?
Nêu đặc điểm
Để xâu được chỉ cần làm gì ?
Vì sao phải nút chỉ ?
GV làm mẫu xâu chỉ , vê nút chỉ.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Thực hành xâu kim, vê nút chỉ
GV chia nhóm theo bàn
GV chỉ dẫn ,giúp đỡ H/s chậm
GV đánh giá kết quả thực hành
GV nhận xét
*Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố: GV nhận xét tiết học
2 - Dặn dò: Dặn h/s chuẩn bị đồ dùng học tiết 3: Bộ đồ dụng cắt may lớp 4.
-Trả lời các cỡ kim: cỡ to,cỡ vừa,cỡ nhỏ.
-Trả lời các loại kim: kim khâu, kim thêu.
Mũi kim nhọn sắc, thân kim nhỏ, đuôi kim hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
Quan sát hình 5a, b,c.Nêu cách xâu chỉ vào kim(SGK)
Nêu cách xâu chỉ ,vê nút chỉ: 2 em nêu
Khâu không bị tuột.
H/s quan sát.
Vài em tập làm trước lớp
Các bàn kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng.
H/s thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ.
Vài em thực hành trước lớp
Lớp nhận xét
File đính kèm:
- KHBH Mi thuat Tieu hoc Tuan 2.doc